Bài tập thực tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 80 - 83)

- Bƣớc 3: Giáo viên cùng sinh viên đánh giá, tổng kết.

3.2.2.Bài tập thực tế

Kết hợp với nội dung giảng dạy, đối với môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam, mặc dù là một môn học lý thuyết nhƣng để nâng cao tính chủ động sáng tạo và tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giáo viên có thể xây dựng những bài tập riêng phù hợp với đặc thù môn học và chuyên ngành đào tạo. Có thể chia thành hai dạng bài tập: bài tập nghiên cứu và bài tập thực hành.

- Bài tập nghiên cứu: Kết thúc mỗi nội dung học tập, giáo viên có thể ra dạng bài tập này với sinh viên nhƣ một cách hệ thống hóa và nhắc lại kiến thức đã học trên lớp, đồng thời buộc sinh viên phải tƣ duy để nâng cao vốn hiểu biết của mình, đáp ứng yêu cầu đề ra của bài tập. Một số ví dụ cụ thể:

1. Trong Chương 1 - Văn hóa học và văn hóa Việt Nam, Phần Hoàn cảnh địa lý và Không gian văn hóa Việt Nam, có thể ra một bài tập nghiên cứu nhƣ: “Yếu tố nƣớc đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong các thành tố văn hóa Việt Nam?”. Để giải đáp vấn đề này, sinh viên phải nắm đƣợc điều kiện tự nhiên của Việt Nam là môi trƣờng sông nƣớc và yếu tố nƣớc có mặt sâu đậm trong văn hóa dân tộc từ lối sống, tổ chức xã hội đến phƣơng thức tƣ duy… từ đó đƣa ra các ví dụ minh họa để chứng minh.

2. Cũng trong Chƣơng 1, Phần Mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và khu vực, có thể đƣa ra bài tập “Tại sao nói Việt Nam nhƣ một Đông Nam Á thu nhỏ?”. Với đề tài này, sinh viên phải chứng minh văn hóa Việt Nam trong lịch sử có quan hệ gần gũi với văn hóa Đông Nam Á nhƣ thế nào, bao gồm cả phƣơng diện gần gũi về nguồn gốc chủng tộc, về ngôn ngữ, về lối tƣ duy, về phƣơng thức canh tác, tổ chức cộng đồng… Hoặc một bài tập khác nhƣ “Hãy lấy một số bằng chứng để làm sang tỏ nhận xét về văn hóa Việt Nam - Vỏ Tàu mà Lõi Việt”. Sinh viên cần phải làm rõ mối quan hệ đặc biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa, vừa giao lƣu vừa cƣỡng bức, phải hiểu đƣợc văn hóa Việt Nam đã chịu những ảnh hƣởng gì từ văn hóa Trung Quốc

nhƣng ông cha ta đã tiếp biến thành công để biến những giá trị văn hóa đó thành gia tài văn hóa của ngƣời Việt nhƣ thế nào…

3. Trong Chương 3 - Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Phần Tổ chức nông thôn, có thể ra bài tập: “Bằng các thành tố văn hóa Việt Nam, hãy chứng minh văn hóa Việt Nam là văn hóa Làng xã?”. Với bài tập này, sinh viên phải nắm đƣợc cội nguồn sâu xa của văn hóa Việt Nam là văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Yếu tố nông nghiệp đã ăn sâu vào mọi phƣơng diện văn hóa truyền thống của dân tộc, tổ chức Làng xã là tổ chức xã hội quan trọng nhất của mỗi ngƣời dân Việt Nam, góp phần hình thành nên Văn hóa Làng xã trong đời sống và tâm thức của mỗi ngƣời, tạo nên các hằng số văn hóa Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Cũng nằm trong phần Tổ chức nông thôn, có thể đƣa them một số bài tập nghiên cứu nhƣ: “Cơ sở văn hóa nào giải thích câu nói dân gian - Phép vua thua lệ làng?” hay “Hãy giải mã biểu tƣợng cây đa - bến nƣớc - sân đình trong văn hóa Việt Nam?”

4. Trong Chương 6 - Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội, chủ yếu tìm hiểu về các tôn giáo có ở Việt Nam nhƣ Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo…, có thể đƣa ra một số bài tập nghiên cứu cho sinh viên nhƣ:

- Tìm hiểu sự khác biệt trong việc tiếp nhận Nho giáo giữa Việt Nam và Nhật Bản?

- Những khác biệt cơ bản của nền giáo dục xƣa và nay?

- Giải mã biểu tƣợng bông sen trong Phật giáo Việt Nam?

- Khái quát những điểm tƣơng đồng và khác biệt về bản chất của các tôn giáo?

Và còn rất nhiều bài tập nghiên cứu nhƣ vậy có thể giao cho sinh viên nhƣ một phần tổng két và nâng cao kiến thức của từng ội dung học tập trong chƣơng trình.

- Bài tập thực hành: Dạng bài tập này đối với môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam không thể áp dụng nhƣ những môn học đòi hỏi sự liên hệ thực tế nhiều mà phải áp dụng một cách linh hoạt và tùy theo điều kiện khách quan của sinh viên cũng nhƣ thời gian học tập cụ thể của môn học. Chẳng hạn nhƣ nếu môn học đƣợc giảng dạy từ 10 tuần đến 15 tuần, quĩ thời gian sẽ rộng rãi hơn rất nhiều so với chỉ có 5 tuần học và sinh viên sẽ hào hứng tham gia thực hiện những bài tập do giáo viên đề ra. Dẫu sao, ở đây chúng tôi cũng xin đơn cử một số bài tập có thể ứng dụng đƣợc để nâng cao tính chủ động sáng tạo của ngƣời học, phù hợp với yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ:

1. Khảo tả một đến hai phong tục, tập quán của Việt Nam.

2. Viết một tiểu luận ngắn (3-5 trang) về một vấn đề văn hóa tự chọn.

3. Đi thực tế Làng nghề, Phố nghề.

4. Tham quan các công trình kiến trúc tôn giáo (Đình - nơi thờ thần Thành hoàng, Phủ - nơi thờ Mẫu, Đền - nơi thờ thần của Đạo giáo, Chùa - nơi thờ Phật, Văn Miếu - nơi thờ các bậc tiên hiền của Nho giáo, Nhà thờ - nơi thờ Chúa…).

5. Đóng tiểu phẩm, múa hát, chơi nhạc cụ dân tộc (tùy thuộc vào khả năng của sinh viên).

Trên đây chỉ là một số gợi ý để giúp cho việc biến một môn học nặng về lý thuyết nhƣ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trở thành một môn học gắn với thực tiễn nhiều hơn, hấp dẫn, sinh động hơn đồng thời đáp ứng những đòi hỏi của việc “Lấy ngƣời học làm trung tâm”. Việc ứng dụng nhƣ thế nào cần căn cứ vào tình hình giảng dạy cụ thể, khả năng của giáo viên và đặc thù của sinh viên…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học cơ sở văn hóa việt nam đáp ứng yêu cầu dạy (Trang 80 - 83)