3. 1 2 Mục tiêu và phƣơng hƣớng kinh doanh của khách sạn Sao Biển.
3.2. 2 Giải pháp về chính sách sản phẩm.
Do đặc thù của ngành kinh doanh nên sản phẩm của khách sạn phần lớn là những dịch vụ vô hình. Việc đánh giá chất lượng dịch vụ dựa trên yếu tố chủ quan của khách hàng là chủ yếu. Vì vậy muốn thu hút được nhiều khách hàng hơn thì bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thì khách sạn cũng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm của mình hơn nữa. Hiện nay bên cạnh dịch vụ lưu trú và nhà hàng là hai loại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn khách sạn thì khách sạn cũng cần có những chiến lược mở rộng và tạo dựng thêm nhiều dịch vụ bổ sung mới. Khi các dịch vụ này phát triển, đồng nghĩa với việc nó sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho khách sạn. Vì khi các dịch vụ bổ sung đa dạng thì vô hình nó sẽ trở thành nguyên nhân kéo dài thời gian lưu trú của khách tại khách sạn.
Bên cạnh đối tượng khách là những người đi du lịch, thăm thân thì đối tượng khách đi công vụ nghỉ tại khách sạn cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Do tính chất công việc của đối tượng khách này luôn làm việc trong môi trường căng thẳng cùng với một cường độ làm việc cao nhiều áp lực, nên đối tượng khách này luôn có nhu cầu rất lớn về các dịch vụ vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe có trong khách sạn. Để đáp ứng được nhu cầu của các đói tượng khách, thì hiện nay bên cạnh các dịch vụ bổ sung mà khách sạn đang có như; bể bơi, phòng tập, massager, xông hơi, làm đẹp…thì khách sạn cũng nên mở thêm hoạt động lữ hành. Hoạt động này được tiến hành bằng hai phương án - thứ nhất;khách sạn có thể tự xây dựng một số tour du lịch ngắn ngày như tour đi Cát Bà, Hạ Long…Thứ hai;khách sạn sẽ liên kết với một số hãng du lịch hoặc công ty lữ hành trong việc tổ chức tour và gửi khách đi
theo các chương trình du lịch. Với hoạt động này, khách sạn có thể thu hút được một lượng khách đi du lịch đến lưu trú tại khách sạn.
Bên cạnh việc đưa ra các loại hình dịch vụ bổ sung mới thì khách sạn cũng cần tập trung hơn nữa vào việc đầu tư nâng cao chất lượng của các dịch vụ bổ sung mà khách sạn hiện nay đang khai thác.
- Tăng một số lợi ích phòng ở cho khách như: có hoa tươi , hoa quả trong phòng khi khách chuẩn bị đến khách sạn.
- Đối với khách công vụ thì khách sạn cần bổ sung những dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của khách hàng như: nâng cao đường truyền Internet tốc độ cao, giảm giá dịch vụ điện thoại, đặt vé máy bay…
- Đối với các sản phẩm ăn uống nhà hàng cần thường xuyên thay đổi món ăn để tạo cảm giác mới là cho khách. Chú ý đến cách trang trí trình bày làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Nhân viên cũng phải đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng và tỏ rõ long mến khách. Đối với đầu bếp khách sạn cũng nên tuyển chọn những đầu bếp có tay nghề cao, am hiểu nghệ thuật ẩm thực từ đó xây dựng danh tiếng cho nhà hàng.
- Đối với các dịch vụ bổ sung như: bể bơi, phòng tập thể dục, các dịch vụ như massage, spa…phải thường xuyên nâng cấp và đổi mới, nhập các trang thiết bị hiện đại nhằm thu hút khách.
Làm tốt điều này không những khách sạn có thể giữ được những khách hàng quen mà còn thu hút được một lượng không nhỏ những khách hàng tiềm năng đến lưu trú và sử dụng các dịch vụ của khách sạn.
Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thì khách sạn cũng cần phải đầu tư hơn nữa vào việc bảo trì và đổi mới các trang thiết bị có trong khách sạn. Để có được hiệu quả sử dụng cao nhất thì tất cả đều phải được thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, đổi mới.
Có thể nói, chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố hàng đầu quyết định vấn đề kinh doanh có thành công hay không của một khách sạn. Vì vậy đòi hỏi khách sạn phải luôn đưa ra những chính sách kinh doanh phù hợp để không ngừng hoàn thiện các sản phẩm của mình nhằm mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo nhât - mang đặc trưng riêng của khách sạn.