0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Văn hóa ứng xử trong KINH DOANH

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 65 -73 )

Thời nhà Minh, bên cạnh việc mở của, thiết lập các Thị Bách ti để buôn bán với nước ngoài, họ cũng đề ra những công việc mà các nhà chức trách những Thị Bách ti phải thực hiện. Ngoài việc quản lý buôn bán với nước ngoài, đảm bảo việc thu mua và vận chuyển hàng hóa về

kinh đô, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa và chống buôn lậu, họ còn có nhiệm vụ tiếp đãi và bảo vệ các sứ thần và thuyền buôn của thương nhân nước ngoài. Đó chính là đặc tính văn hóa trong kinh doanh của người Trung Hoa, mặc dù biết rằng những chính sách ấy sẽ bị lợi dụng. Bởi vì,

- Các thương gia nước ngoài luôn cảm thấy an tâm khi mang hàng hóa đến giao dịch với bản xứ vì luôn có được cảm giác an toàn không sợ thất thoát hàng hóa hay nguy hiểm tính mạng.

- Đảm bảo được sự an toàn về người và của, các thương gia nước ngoài sẽ thích lui tới giao dịch hơn và đó chính là một trong những phương pháp khuyến khích phát triển ngoại thương của Trung Hoa. - Thể hiện tính nhân văn của một đất nước vì họ không chỉ nhắm đến lợi nhuận từ trao đổi buôn bán mà còn nhắm đến sự an toàn về mọi mặt cho những đối tác ngoài nước.

Chính sách bảo vệ thuyền buôn người nước ngoài của triều

đình Phong kiến Trung Hoa còn mang đến sự bình ổn cho nền kinh tế của chính họ. Bởi vì, nhờ được bảo vệ cẩn thận, hàng hóa không bị cướp giật giữa đường, một khi bảo tồn được nguồn hàng, thì hàng hóa trao đổi không bị khan hiếm làm tăng giá. Bởi lẽ nếu hàng hóa khan hiếm, nền kinh tế Trung Hoa sẽ rơi vào lạm phát mà người thiệt thòi không chỉ là các thương gia mà còn có cả người dân Trung Hoa.

Bên cạnh đó, triều đình Phong kiến còn quan tâm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của các Thị Bách ti. Sự hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý của Thị Bách ti mà Tuyền Châu là điển hình thể hiện vai trò quan lý

hiệu quả của nhà nước và sự coi trọng của triều đình đối với việc giao lưu thương mại với nước ngoài.

Một trong những đặc điểm văn hóa ứng xử của Trung Hoa là tính nhã nhặn lịch sự trong giao tiếp. Người Trung Hoa cúi chào mà không làm cho người đối diện phải bối rối hay lúng túng. Họ chẳng bao giờ nói không với bất kỳ lời đề nghị nào hay lộ vẻ không đồng ý trên nét mặt. Khi hai người Trung hoa làm quen với nhau là họ thiết lập luôn một mối quan hệ, nghĩa là họ tự nhận nhiệm vụ phải quan tâm đến người kia. Cho nên, họ không được phép từ chối thẳng thừng mà chỉ có thể nói “để

sau” hay “có thể”.

Người Trung Hoa thường hay che giấu tình cảm của mình bằng cách mỉm cười hay cười lớn tiếng. Khi người Trung Hoa nói “để

sau” với một lời đề nghị, nhưng lại không làm, rồi sau đó nếu được nhắc lại mà họ trả lời “quên mất” thì đó cách từ chối khéo rằng họ không thể

thực hiện được lời yêu cầu đó. Do đó, trong kinh doanh, người Trung Hoa cũng rất khéo léo che giấu cảm xúc của mình, luôn giữ được vẻ điềm tĩnh cần thiết. Cho nên, đối tác rất khó đoán ý của người mà mình giao thương.

Người Trung Hoa cho rằng : người khiêm tốn là người không được phép nhận lời khen của người khác, nên nếu ai khen họ, họ

thường từ chối khéo bằng một nụ cười bối rối và khen lại người đối diện. Ngược lại, họ rất dễ khen ngợi người khác. Chính vì vậy mà đối tác không biết là lời khen của người Trung Hoa bao hàm những ý nghĩa gì.

Đối với người muốn làm việc trong các thương đoàn hay giao thương với những thương đoàn Trung Hoa thì việc thể hiện sự nhún nhường được các ông chủ người Hoa xem là tốt hơn việc thể hiện năng lực trong những giây phút đầu tiên mới vào làm việc hay mới gặp gỡ. Do

đó, việc thể hiện bản thân quá sớm với những đối tác Trung Hoa sẽ dễ

gây nghi ngờ. Trong khi người Trung Hoa ít bắt tay làm ăn với người mà họ nghi ngờ, chữ tín đối với người Trung Hoa vô cùng quan trọng.

Đối với những thương gia Trung Hoa, quan hệ lâu dài có giá trị hơn là việc làm ăn nhất thời. Do đó, nếu như muốn trở thành đối tác của các thương đoàn Trung Hoa, thì nhất thiết phải xem xét kỹ mọi tình huống, mọi hoạt động của đối tác trước khi đặt mối quan hệ. Nếu như

người Trung Hoa phát hiện mình đặt quan hệ với họ nhưng vẫn chưa dứt khoát mà có ý thăm dò thì không bao giờ những thương lái nước ngoài có thể nhận được cái “bắt tay” hảo ý của thương gia Trung Hoa.

Đối với các thương đoàn Trung Hoa, đạo đức và sự tín nhiệm được đưa lên hàng đầu. Nếu một khi đã bắt tay buôn bán với họ thì chữ tín được đặt lên hàng đầu và khi người Trung Hoa đã công nhận bạn là đối tác thì họ cũng công nhận luôn bạn là “một thành phần” trong gia

đình dòng tộc và họ sẽ hoàn toàn tin tưởng bạn. Do đó, trong kinh doanh truyền thống thời Phong kiến Nha Khoái (Nha : nhà đại lý; Khoái : nhà buôn) khi giao dịch thường dùng tay để ra giá. Giá trị hàng hóa được nêu lên bằng số ngón tay, hai bên không cần lập bất cứ hợp đồng nào mà chỉ

lên trời hứa ngày giao hàng. Đạo đức và sự tín nhiệm trong mua bán chỉ

dựa vào hành động của những ngón tay” (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.199).

Đối với người Trung Hoa, ngồi lại để làm một hợp đồng là một điều sỉ

nhục và như thế thì đối tác không phải là người đáng tin hay có đạo đức. Vì họ nghĩ rằng : một khi đã là anh em thì lời hứa thôi cũng đủ, không thể

có chuyện phỉnh lừa nhau.

Trong văn hóa Trung Hoa, ánh mắt rất quan trọng và cũng

được tận dụng để giao tiếp. Nếu ai đó giao tiếp với người Trung Hoa mà né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị xem là không đáng tin cậy.

Nói về chữ tín và giỏi kinh doanh thì trong số cư dân thuộc tiểu vùng Tây Nam, Do Thái là một dân tộc đặc biệt. Họ thuộc loại hình văn hoá chuyển tiếp trọng tâm linh nhưng cũng như người Hồi giáo, họ

có tính cách khá cực đoan, có khuynh hướng của loại hình trọng động. Lịch sử của do Thái là lịch sử của một dân tộc sống lưu vong. Họ từng bị

kỳ thị chủng tộc do lối sống khá là khác thường vì sự sùng tín tôn giáo và cũng vì sự thông minh vượt trội hơn người mà theo như suy nghĩ của một số người thì sự đặc biệt vượt trội ấy là do họ từng là một dân tộc “được Gia Vê tuyển chọn”. Nhưng vì bất cứ lý do gì thì khó có ai có thể

phủ nhận, Do Thái thực sự là một dân tộc thông minh, giỏi kinh doanh và giàu có. Theo GS. Trần Ngọc Thêm, sự thànnh công trong kinh doanh của người Do Thái đạt được từ ba nguyên nhân.

Thứ nhất, do hoàn cảnh lưu vong, người Do Thái không bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, tạo nên tính động, dễ tiếp nhận cái mới, rất thích hợp với hoạt động kinh doanh. Cũng do lưu vong, người Do Thái rất chú trọng giáo dục gia đình, và hướng về cộng đồng.

Thứ hai, do bị cô lập và kỳ thị, người Do Thái phải cần cù làm việc, có tinh thần kỷ luật và tuân thủ luật pháp cao, một phần nhờ

vậy mà trở nên thông minh, sáng tạo.

Hai nguồn gốc này khu biệt người Do Thái với các dân tộc Tây Nam Á khác.

Thứ ba, giống như các dân tộc Tây Nam Á khác, người Do Thái có niềm tin tôn giáo mãnh liệt. Trên cơ sở đó, họ đã kết hợp được

đạo với đời, hình thành nên tính lạc quan, coi cuộc sống là món quà của Thượng Đế.

Trong kinh doanh, vai trò của tôn giáo rất lớn: Những nguyên lý chủ yếu được lấy ra từ Kinh Thánh và sấm truyền Do Thái (Jewish law). Tôn giáo không mâu thuẫn mà khuyến khích kinh doanh.

Từ sự sùng tín tôn giáo mà kinh doanh của người Do Thái mang những

đặc trưng sau :

- Luôn trung thực và công bằng. Doanh nghiệp luôn tuân thủ luật và sẵn sàng chịu thua thiệt hơn là lợi dụng thời cơ thu lợi từ cái không may của người khác. Bất cứ một hành vi lừa đảo nào, bao

gồm cả việc quảng cáo sai hay đóng gói sai cũng được xem là vi phạm những điều cấm trong kinh Thánh. Các công ty Do Thái ra giá công bằng, hiếm khi có chuyện tăng giá hoặc đầu cơ tích trữđể đạt siêu lợi nhuận, đặc biệt với hàng hóa thiết yếu và thuốc men. Bởi vậy mà doanh nghiệp và doanh nhân Do Thái luôn giữ được

chữ Tín, một tiền đề quan trọng của kinh doanh bền vững.

- Quan hệ giữa chủ và người làm công đầy tính nhân bản. Kinh Thánh qui định rõ: Ông chủ phải trả lương đúng thời hạn cho người làm công. Không được giao cho người làm công công việc không rõ ràng, không có giới hạn. Người làm công được ăn uống khi làm việc. Khi hết hạn làm việc thì người chủ lao động phải có quà chia tay cho người làm công. Bởi vậy mà người làm công hết lòng với công việc - một tiền đề quan trọng khác của kinh doanh bền vững.

- Tinh thần trách nhiệm cao với xã hội. Các tổ chức kinh doanh hướng tới lợi nhuận nhưng phải quan tâm tới người khác. Kinh Torah dạy: Người chủ đất phải có trách nhiệm giúp đỡ người nghèo khổ, bần cùng. Người bán hàng không được bán những sản phẩm có khả năng hư hại cho người khác. Không xâm hại cảnh quan nơi kinh doanh và cư trú (bảo vệ môi trường). Bởi vậy mà doanh nhân và doanh nghiệp được xã hội ủng hộ và kính trọng.

Như vậy, ngọn nguồn sự thành công trong hoạt động kinh doanh của người Do Thái là ở văn hoá. Cụ thể là ở ba yếu tố: lịch sử lưu vong, bị kỳ thị và sự sùng tín tôn giáo.

Người Trung Hoa không có lịch sử lưu vong, bị kỳ thị, cũng không có sự sùng tín tôn giáo, nhưng họ cũng có những nguyên tắc riêng

để đạt được những thành công trong kinh doanh. Điểm đầu tiên là họ rất coi trọng chữ tín. Bên cạnh việc giữ chữ tín trong kinh doanh thì tôn trọng giờ giấc trong những cuộc hẹn cũng là một đặc điểm khác trong văn hóa

Trung Hoa. Người Trung Hoa thích quyết định ngay khi thiết lập mối quan hệ vì họ không muốn lỡ thời cơ thì trong những cuộc họp hay gặp gỡ họ không bao giờ muốn bỏ thời gian để chờđợi. Một đặc điểm khác là người Trung Hoa thích làm việc tập thể, và rất thành công trong cách thức làm việc theo nhóm. Đây là một đặc điểm trong văn hóa Phương Đông. Tính cộng đồng cao và dựa trên chủ nghĩa gia đình.

Các thương nhân Trung Hoa rất dễ chi trả một phần lợi nhuận mang danh nghĩa là quà cáp. Ngay trong thời Phong kiến khi các thương đoàn đi qua những trạm dịch, họ cũng đều phải có quà cáp biếu xém cho các vị chức trách, thậm chí những món quà có giá trị lớn để tìm kiếm sự bảo hộ của quan lại trong triều đình. Quà cáp tặng phẩm ấy được coi như là đóng góp cho hoạt động của triều đình và quà cáp cá nhân là công việc bắt buộc khi làm ăn, những quà cáp lót tay ấy được xem là một bổn phận chứ không mang tính chất “đút lót, hối lộ”. Nhưng có lẽ cũng vì thói quen này mà thói tham nhũng ngày càng phát triển không những ở

Trung Hoa và cả ở nhiều nước Phương Đông.

KT LUN

Từ góc nhìn văn hóa, phương thức kinh doanh truyền thống Trung Hoa có những đặc điểm rất riêng, đó là :

- Sự kết hợp văn hóa kinh doanh của cả Phương Đông lẫn Phương Tây, bằng tư duy vừa tổng hợp vừa phân tích.

- Thể hiện sự nhạy bén và tạo yếu tố bất ngờ trong kinh doanh bằng việc kết hợp giữa tính linh hoạt và tính bảo thủ.

- Đề cao chủ nghĩa cộng đồng chặt chẽ thông qua hình mẫu gia đình. Do đó, kinh doanh Trung Hoa vừa mang tính tôn ty và cũng vừa thể hiện tính dân chủ, vừa nặng chủ nghĩa tập thể nhưng cũng nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân.

- Việc tổ chức kinh doanh rất có hệ thống và khá hoàn chỉnh từ trong chợ cho đến các hoạt động bên ngoài chợ.

- Kinh doanh thời Phong kiến Trung Hoa đã kéo theo những hoạt

động khác phát triển triển như các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Tuy nhiên, kinh doanh thời Phong kiến Trung Hoa chỉ đóng khuôn trong các thương đoàn của triều đình hay của những thương nhân là hoàng thân quốc thích… còn dân thường không được khuyến khích tham gia kinh doanh, thậm chí còn cấm buôn bán với người nước ngoài. Dân thường chỉ có thể mở những tiệm buôn bán nhỏ trong nội địa mà thôi.

Dầu vậy, một điểm son trong văn hóa kinh doanh thời phong kiến là tính nhân văn thể hiện khá rõ nét : kinh doanh không chỉ quan tâm

đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến con người. Những chính sách cấm bán hàng giả, hàng nhái hay việc tiêu chuẩn hóa các dụng cụ đo lường nhằm tránh thiệt thòi cho người dân cho thấy tính văn hóa cao trong kinh doanh của Trung Hoa.

Bên cạnh đó, người Trung Hoa trong kinh doanh còn quan tâm đến chữ tín nhằm xây dựng và phát triển kinh doanh.

Tuy kinh doanh là một ngành đưa đến nhiều lợi nhuận, nhưng thời Phong kiến, xã hội Trung Hoa vẫn không dành chỗ xứng đáng cho các thương gia. Cho nên, dù họ có giàu có đến đâu thì thương gia vẫn là dân thường mà không thể trở thành quý tộc, người Trung Hoa luôn nhìn họ bằng con mắt miệt thị và khinh bỉ, một số triều đại Phong kiến còn xem họ là cội rễ của những kẻ ăn bám xã hội.

Dẫu sao, một trong những yếu tố văn hóa truyền thống đã

đóng góp cho sự thành công trong kinh doanh của Trung Hoa đó là họ đã biết vận dụng rất thuần thục phương châm : THIÊN THỜI – ĐỊA LỢI – NHÂN HÒA.

DANH MC CÁC TÀI LIU THAM KHO

1. Gina L. Barnes 1993, Tìm hiểu các nước trên thế giới TRUNG QUỐC – TRIỀU TIÊN – NHẬT BẢN đỉnh cao văn minh Đông Á, + 2. Trịnh Huy Hóa (biên dịch) 2006, Đối thoại với các nền văn hóa

TRUNG QUỐC, NXB Trẻ,187 trang

3. Lệ Hồng Lôi 2004, Đạo của quản lý, (Nhân loại quản lý chi đạo, - người dịch : Lại Quốc Khánh, Trần Thị Thúy Ngọc), NXB. ĐHQG Hà Nội.

4. Trần Chí Lương 1999, Đối thoại với tiên triết về văn hóa Phương

Đông thế kỷ XXI (người dịch : Trần Trọng Sâm, Nguyễn Thanh Diên), NXB ĐHQG Hà Nội.

5. Marguerito Marie Thiollier 2001, Từ điển Tôn giáo, (Lê Diên dịch), NXB Khoa học Xã hội

6. Nguyễn Minh Mẫn, Hoàng Văn Việt 2007, Con đường tơ lụa – quá khứ và tương lai, NXB Giáo Dục

7. Hoàng Phê (cb) 1994, Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ Điển học, NXB Giáo dục Hà Nội

8. Trần Ngọc Thêm 2005, Trung Hoa từ góc nhìn địa văn hóa, Hội thảo Khoa Học : “Trung Quốc với vùng văn hóa chữ Hán”, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

9. Trần Ngọc Thêm, bài giảng “văn hóa kinh doanh”, lưu hành nội bộ.

10.PGS.TS.Đặng Hữu Toàn, TS. Trần Nguyên Việt, TS. Đỗ Minh Hợp, CN Nguyễn Kim Lai 2005, Các nền văn hóa thế giới, NXB Từ điển Bách khoa, (bộ 2 cuốn)

11.Trompenaars F & Hampden – Turner Ch.2007, Chinh phục các làn sóng văn hóa, NXB Tri thức.

12.Ngô Như Tung, Hoàng Phác Dân 2004, Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, NXB. Mũi Cà Mau.

13.Vương Triệu Tường, Lưu Văn Trí 1999, Thương nhân Trung Hoa : Họ là ai? (Trung Quốc cổ đại đích thương nhân – Biên dịch : Cao Tự Thanh), NXB Trẻ.

14.Viện TTKHXH 1997, Hiện tượng thần kỳ Đông Á – Các quan

điểm khác nhau, TTKHXH – chuyên đề.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA (Trang 65 -73 )

×