Do điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của Trung Hoa, đất nước này là một quốc gia phát triển sớm mang dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp. Do đó, trong giai đoạn Phong kiến, mối quan tâm đầu tiên của triều đình là phát triển nông nghiệp, làm sao để người dân có đất làm, có nước tưới tiêu… Do đó, vai trò lớn nhất của triều đình duy trì trật tự xã hội, theo dõi các công trình thuỷ lợi, điều chỉnh lương thực giữa các vùng
được mùa và mất mùa…
Phân tích văn hóa nhận thức về kinh doanh truyền thống Trung Hoa, người viết sẽ khởi đi từ quan niệm của họ về thứ bậc trong xã hội, nghĩa là trình bày địa vị xã hội của từng thành phần trong cộng đồng.
Tổ chức xã hội Trung Hoa truyền thống theo chủ nghĩa gia
đình, mô hình mẫu của mọi hình thức cộng đồng Trung Hoa, trong đó, tính cộng đồng được đề cao và củng cố, liên quan đến đặc tính này là mối quan hệ với ruộng đất.
Phương thức sử dụng tính cộng đồng theo chủ nghĩa gia đình
ứng dụng trong nông nghiệp là hệ thống “tỉnh điền”. Người ta chia một
đơn vị ruộng theo hình vuông gồm 9 miếng, 8 miếng chung quanh là của 8 hộ, miếng thứ 9 nằm ở giữa là ruộng công, các gia đình làm tám miếng chung quanh có nhiệm vụ chung sức canh tác ruộng chung này, sản phẩm thu được sẽđem nộp vào ngân khố triều đình.
Từ TK III TCN trở về trước, dòng dõi quý tộc và sự quyền quý của một gia tộc có ý nghĩa quan trọng đối với việc tiến thân của một con người. Sau TK III TCN, giá trị con người và danh vọng tuỳ thuộc nhiều hơn vào phẩm chất cá nhân, được bộc lộ qua các kỳ thi cử.
Trên lý thuyết, chế độ thi cử bỏ qua sự bất bình đẳng xã hội và sự đặc quyền về đẳng cấp. Bất kỳ người đàn ông Trung Hoa nào (trừ
các nghệ sĩ, thợ cắt tóc và con cái của họ – không tính đời cháu chắt), đều có quyền ứng thí. Học vị, danh hiệu của người đỗ đạt tuỳ thuộc vào hình thức thi. Khi đỗđạt sẽ được nhận một chức vụ tương ứng. Tuy nhiên, trên thực tế, giới quan lại và quý tộc đều cố gắng nắm giữ quyền lực, nên họ
dồn tiền bạc và thời gian vào việc dạy dỗ các cậu ấm để chúng có đủ khả
năng ứng thí. Hạn chế của người nông dân hay thợ thủ công là họ không có đủ thời gian và điều kiện để dạy con cái họ thấu hiểu sự phức tạp của ngôn ngữ cổ điển Trung Hoa, kinh điển Nho giáo. Tuy nhiên, cho dù các quan lại có điều kiện đến đâu cũng không giữ được địa vị của mình trong hàng ngũ trí thức đến quá ba hay bốn đời. Do đó, có rất nhiều dòng dõi quan lại trở về vô danh và sống như một thường dân.
Những người đỗ đạt ở kỳ thi hương coi như là được đổi đời, anh ta thoát khỏi chế độ thuế má, không phải đi quân dịch hay làm phu,
được mặc áo quan và đội mũ nhà Nho. Cha mẹ cũng được hưởng những bổng lộc nhất định.
Xã hội Trung Hoa không coi trọng thương gia, cho dù những người này giàu có nhưng vẫn bị xếp vào hạng dân thường chứ không phải là quý tộc. Các quan chức nhìn thương gia với ánh mắt nghi kỵ, dân thường thì nhìn họ bằng đôi mắt lạnh nhạt. Đối với nông dân, buôn bán là nghề không căn bản (nghề làm ruộng mới là ngành nghề căn bản = dĩ
nông vi bản). Đồng thời, người ta cũng cho dân buôn là tiểu nhân vì có gian xảo, buôn gian bán lận nhằm thu lợi nhuận mà không màng đến nhân cách, không màng đến nhân nghĩa trong đời : Quân tử quan tâm đến nghĩa, tiểu nhân chỉ nghĩđến lợi, quan tâm đến lợi thì thường bỏ qua chữ
nhân, dùng mọi mánh lới để mưu lợi bản thân.
Một số triều đại không trọng dụng thương nhân và cấm thương nhân làm quan, họ có thể bỏ tiền mua “áo quan” và có thể mặc quan phục khi diện kiến vua hay các vị đại quan triều đình như trong thời nhà Thanh.
Tuy nhiên, ở Trung Hoa nếu những người có nhiều lợi (tiền) có thể mua danh trong một mức độ cho phép thì những người có danh (quan chức triều đình), đó là những người đỗ đạt thì lại có nhiều cơ hội thu lợi trở nên giàu có hoặc ít nhất cũng đủ điều kiện vật chất để sống, danh càng lớn, lợi càng nhiều. Do đó, người Trung Hoa rất khác với người Việt. Người Việt thường thích cầu danh “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” mà ít màng đến lợi vì “đói cho sạch, rách cho thơm” nên những việc không chính đáng thì người ta không làm nhằm bảo đảm chữ
danh và họ cũng rất sợ những sơ suất làm mất danh vì danh khó tìm nhưng dễ mất “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”, danh mỏng manh hơn lợi, trong khi người Trung Hoa cầu danh để tìm lợi.
Ngay từ rất xa xưa, người Trung Hoa đã biết đến giá trị của giáo dục và văn hoá viết. Giá trị trước tiên của biết chữ là chìa khoá mở
cánh cửa giàu sang và danh vọng. Thứ hai, người biết chữ luôn nhận
được sự kính trọng và ngưỡng mộ của dân chúng.
Nền giáo dục Trung Hoa mang tính nhân văn rất rõ nét. Kinh
điển Nho giáo, ngôn ngữ, triết học, lịch sử được xem là những môn học khả kính. Trong khi các môn thuộc khoa học tự nhiên được xem là kỹ
thuật thực dụng. Cho nên, với tâm thức đó đã không khuyến khích hay thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học tự nhiên, càng không khuyến khích cho kinh doanh phát triển.
Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là đến thế kỷ XIII, trình độ cũng như nhịp độ phát triển của khoa học của Trung Hoa có những thành tựu rất đáng nể. Đó là việc phát minh ra giấy, la bàn, in ấn và thuốc súng.
Sự phục vụ trong quân đội ở Trung Hoa cũng không bằng những người làm việc trong quan nha. Người làm tướng lĩnh quân đội không cần thi cử phức tạp mà chỉ cần thể lực và biết sử dụng vũ khí cho tốt. Vì thế, ở Trung Hoa hình thành một tâm lý coi thường người phục vụ
quân ngũ và họ thường nói với nhau : “thép tốt không dùng làm đinh, người tốt không đi lính”.
Có lẽ, trong xã hội Trung Hoa, địa vị thấp nhất là giới tu sĩ. Nho giáo không có tư tế, mà các nghi lễ được thực hiện bởi các quan chức. Còn tu sĩ Phật giáo và Đạo giáo tuy có được một vài đời vua sùng tín, nhưng địa vị xã hội của họ cũng vẫn ở bậc thang thấp nhất.
Trung Hoa vốn dĩ vẫn ở dưới ảnh hưởng của Nho giáo, và các nhà Nho thường không coi trọng kinh doanh và đặt nó ở vị trí thấp nhất “sĩ, nông, công, thương”. Do đó khi thu lợi từ thương mại, người ta thường mua đất đai để nhận được sự kính trọng. Vì thế cả thương mại tư
Tuy nhiên, bàn đến kinh doanh truyền thống Trung Hoa cũng cần phân biệt giữa những hoạt động kinh doanh và người làm kinh doanh. Trong văn hóa nhận thức Trung Hoa, hoạt động kinh doanh rất được coi trọng và quan tâm phát triển vì kinh doanh đóng vai trò làm tăng ngân khố triều đình. Quan niệm về kinh doanh của Trung Hoa có sự tương
đồng và khác biệt so với quan niệm của Việt Nam, tương đồng ở chỗ kinh doanh là một ngành nghề dễ kiếm lợi nhuận nhất, mau giàu nhất, nhưng khác biệt trong quan niệm về mức độ lợi nhuận, người Trung Hoa thì quan niệm “Nhất bản vạn lợi” trong khi người Việt lại nghĩ : “Một vốn bốn lời”.
Phương Đông mà đặc biệt là Trung Hoa có truyền thống khinh rẻ người làm kinh doanh vì người đi buôn chỉ cần mất một chút nước bọt mà thu về một khoản lợi nhuận khổng lồ. Lịch sử Trung Hoa
đánh dấu tên tuổi một vị quan lại thời nhà Tần là Lã Bất Vi, ông là người Dương Địch vốn là một thương gia thời Chiến Quốc, nhờ buôn bán thành công nên ông trở nên giàu có. Khi ở Hàm Đan, ông trông thấy Tử Sở con trai An Quốc Quân là vua Tần đang làm con tin ở nước Triệu đã nảy sinh ý định kinh doanh ngôi báu bằng buôn vua, bán vợ. Ông đã thành công khi Doanh Chính, con ruột của ông đã lên được ngai vàng là vua nước Tần và cũng là vị vua nổi tiếng Tần Thủy Hoàng – Hoàng đếđầu tiên của Trung Hoa. Quan điểm nổi bật của Lã Bất Vi được viết lại trong Đông Chu Liệt Quốc : “Cày ruộng lợi gấp mấy? – lợi gấp mười. Buôn châu ngọc lợi gấp mấy ? – Lợi gấp trăm. Nếu giúp một người lên làm vua, thống trị sơn hà thì lợi gấp mấy ???”
Mạnh Thường Quân trước khi được tiếng là nghĩa hiệp thì ông cũng là một người cho vay nặng lãi.
Tuy quan niệm của Khổng Tử “Sĩ, nông, công, thương” ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Trung Hoa, nhưng không phải Khổng Tử coi thường kinh doanh mà ông ít nhấn mạnh đến loại hình kinh tế này, mà
“ít” nói đến không có nghĩa là không nói đến. Khổng Tử đã quan niệm : “Giàu và sang người ta ai cũng muốn” (Luận ngữ, Lý Nhân 5) … “Phú quý mà có thể cầu được, thì dù làm kẻ cầm roi đánh xe hầu người, ta cũng làm” (Luận Ngữ, Thuật Nhi 11). Mà giàu sang phú quý nhanh nhất chỉ có thể đạt được bằng con đường kinh doanh. Do đó, làm giàu theo Khổng Tử
không có nghĩa là xấu.
Từ xa xưa, người thương nhân Trung Hoa đã biết kinh doanh lớn bằng việc kiến tạo những thương đoàn. Đứng đầu những thương đoàn bao giờ cũng là một gia đình hay gia tộc chứ không có kiểu hợp tác như
hiện nay. Điều này còn ảnh hưởng cho đến ngày nay, nó trở thành một trong những định đề có thể xa lạ với giới doanh thương mà Ming-Jer Chen diễn tả : người Hoa kinh doanh không vì muốn kiếm tiền! mà mục tiêu hướng dẫn và động cơ thúc đẩy các hoạt động người Hoa kinh doanh là vì gia đình. Với người Hoa không hề có sự phân biệt rạch ròi giữa công việc và gia đình, không hề có doanh nghiệp gia đình mà chỉ có gia đình làm doanh nghiệp. Đây cũng chính là một trong những điều bí ẩn trong nghệ thuật kinh doanh của người Hoa.
Theo logic thông thường, doanh nghiệp gia đình chỉ có thể là doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, doanh nghiệp của người Hoa cũng có tính chất gia đình chi phối nhưng lại liên tục phát triển thành những doanh nghiệp qui mô toàn cầu, có khả năng chi phối nhiều nền kinh tế.
Trong thế giới đạo Khổng, gia đình có thể mở rộng bằng các quan hệ con, cháu, dâu, rể, họ hàng gần, xa và cả bạn bè thân, rồi bạn của bạn… như vậy, gia đình làm doanh nghiệp có một nguồn lực gần như vô tận trong các mối quan hệ làm ăn, cũng như trong việc mở rộng các nguồn lực cần thiết trong kinh doanh. Quan hệ là một bí ẩn tiếp theo của giới doanh nghiệp Trung Hoa.