Khi bàn về những quốc gia buôn bán với Trung Hoa thời Phong Kiến, đầu tiên phải kể đến các quốc gia ở Tây vực. Sử sách viết lại vào thời nhà Đường, Trung Hoa đặt quan hệ thân hữu với hơn 100 quốc gia lớn nhỏ ở Tây vực (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.78). Tuy nhiên, cũng có những cuộc chiến diễn ra giữa Trung Hoa với các tiểu quốc ở Tây vực nhằm bảo vệ sự lưu thông của con đường huyết mạch tơ lụa, như cuộc
đụng độ với tộc Đột Quyết, giải phóng vùng phía tây và chính sự quan tâm này đã hình thành nên nhiều đô thị trên con đường tơ lụa như Đình Châu, Cao Xương và Quý Tư…
Nhà Đường còn đặt quan hệ với các quốc gia như La Mã, Ba Tư và Ấn Độ.
Đế quốc Đông La Mã, có kinh đô là Constantinop (Thổ Nhĩ
Kỳ ngày nay) được xem là đầu mối phía tây của con đường tơ lụa. Đây chính là cầu nối cho quá trình giao lưu văn hóa Á – Âu.
Theo “Cựu Đường thư, phần Phật Lâm Quốc” (tên người Trung Hoa đặt cho Đông La Mã), nước này là một quốc gia giàu có. Người Ai Cập đã phát minh ra pha lê nhưng về sau nghề này lại trở thành một nghề thủ công thịnh hành ở Đông La Mã. Nghề này được truyền vào Trung Hoa thời Nam Bắc Triều.
Từ thời nhà Hán, Trung Hoa đặt quan hệ mật thiết với Ba Tư, nhưng mối quan hệ ấy phát triển nhất vào thời nhà Đường. Cũng trong “ Cựu Đường thư, phần Ba Tư truyện” miêu tả Ba Tư là một quốc gia rộng lớn, theo tín ngưỡng thờ thần lửa, thổ sản của đất nước này là ngựa trắng, tuấn khuyển, ngà voi, san hô, pha lê, hảo châu, táo khô … (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.84). Thương nhân Ba Tư đến Trường An đông nhất so với các nước khác. Do đó, trong các phường như : Bố Chính, Thể
Tuyền, Phổ Ninh, Tịnh Cung và Sùng Hóa ở Trường An đều có đền thờ
của tín ngưỡng người Ba Tư.
Ấn Độ vào thời nhà Đường có tên gọi là Thiên Trúc, thời nhà Hán gọi là Thân Độc. Bằng con đường tơ lụa, kỹ thuật làm giấy từ
Trung Hoa đi vào Ấn Độ, những mặt hàng tơ lụa và gốm sứ Trung Hoa
đều là mặt hàng được quốc gia này ưa thích. Đổi lại những đặc sản Ấn
Độ như hỏa châu, kim hương, hồ tiêu, cây bồ đề, cây ba la… từ Ấn Độ được đưa vào Trung Hoa. Đặc biệt, Đường Thái Tông đã cử sứ đoàn sang Ấn Độ học tập kỹ thuật làm đường từ cây mía.
Bên cạnh tơ lụa thì hạt kê và cao lương là những nông sản của vùng phía bắc Trung Hoa, đây là những nông sản của cư dân sống vùng cao thuộc loại hình kinh tế bán du mục như đã trình bày ở trên. Hạt kê và cao lương được xuất khẩu sang Ba Tư và La Mã thông qua con
đường tơ lụa. Những nông sản này nhanh chóng trở thành lương thực hết sức quen thuộc đối với người Ba Tư và La Mã, những cư dân cũng xuất phát từ loại hình kinh tế du mục. Họ chẳng những nhập nông sản làm lương thực mà còn nhập hạt giống của các loại này để về trồng cấy tại bản quốc. Bởi vì, hạt kê và cao lương là những loại dễ trồng, và chịu
được hạn thích hợp với khí hậu khô hanh của khu vực Trung Á, Tiểu Á, Bắc Phi và Địa Trung Hải, chúng không cần phải bón phân, chiếm ít diện tích, cho năng suất cao và có thể lưu trữ lâu dài. Do đó, các nước phương Tây rất thích vì quốc gia có thể lưu trữ các loại nông sản để bảo đảm lương thực lâu dài.
Với mục đích và chủ trương phát triển buôn bán với nước ngoài, thời nhà Minh từ năm Vĩnh Lạc nguyên niên (1403) trởđi, các Thị
Bách ti được thiết lập hầu hết ở các tỉnh duyên hải phía đông nam Trung Hoa. Đồng thời triều đình còn cử các sứ thần đến các nước Đông Nam Á như : An Nam, Chiêm Thành, xiêm La, Chân Lạp, Trảo Oa (Giava) Tô
Môn Đáp Thích (Xumatra) … đều được mời gọi đến buôn bán với Trung Hoa.
Với vị trí địa lý của Trung Hoa trên bản đồ, xem xét những tỉnh và các khu tự trị của Trung Hoa ngày nay có đường biên giới tiếp giáp với 15 nước: Việt Nam, Mianma, Bhutan, Nepan, Ấn độ, Pakistan, Apganistan, Zikistan, Lào, Tazkistan, Kirugistan, Kazafusatan, Mông cổ, Bắc Triều Tiên, Liên bang Nga. Tất cả
những nước này trước đây thời Phong kiến cũng đều là những tiểu quốc có bang giao cách này hay cách khác với Trung Hoa, có thể là nước chư hầu, có thể là nước bằng hữu và cũng có thể là những nước đối đầu với nhau nhằm mở rộng lãnh thổ.
Ngày nay, trong các khu biên giới tiếp giáp với các nước trên
đều có hoạt động biên mậu: Trung Quốc - Việt Nam, Trung Quốc - Bắc Triều Tiên, Trung Quốc - Nga, Trung Quốc - Mông cổ, Trung Quốc - các nước trong Liên Xô cũ, Trung Quốc - Pakistan, Trung Quốc - Ấn Độ, Trung Quốc - NêPan, Trung Quốc - Bhutan, Trung Quốc - Mianma, Trung Quốc - Lào. Những năm qua, tốc độ phát triển biên mậu đáng kể ở
các khu vực là Trung Quốc - Việt Nam, Trung Quốc - Nga, Trung Quốc - Mianma và đạt hiệu quả rất tốt.
Trong lịch sử, Đại Việt nhiều lần bị Phong kiến Trung Hoa thôn tính và nhân dân Đại Việt đã phải đứng lên chống lại. Nhưng dù
trong chiến tranh liên miên ấy, việc giao thương giữa hai nước vẫn tiếp diễn.
Các thương cảng của Đại Việt vẫn được xem là bến đỗ đầu tiên cho các thuyền bè của thương nhân Trung Hoa khi xuất dương đến các quốc gia phương nam. Nguyễn Trãi đã ghi chép trong “Dư địa chí” :
ở An Quảng, triều đình nhà Lê đặt ra hai châu Vân Đồn và Vạn Ninh, sai tướng trấn thủ. Khách thường đến buôn bán hết lớp này lại lớp khác. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.183)
Sản phẩm của Đại Việt chủ yếu là hương liệu và mặt hàng thủ công nghiệp. Những mặt hàng này rất quen thuộc với người Trung Hoa. Mặt hàng lụa “Lăng la” là một trong những sản phẩm của Trung Hoa cũng rất quen thuộc với Đại Việt và các nước Đông Nam Á. Vân
Đồn chính là thương cảng nằm trên trục hàng hải từ Trung Hoa xuống
Đông Nam Á. Tuy bị triều đình cấm đoán, nhưng người dân Trung Hoa vùng duyên hải vẫn lén lút mang hàng hóa xuống vịnh bắc bộ của Đại Việt để buôn bán. Một trong những mặt hàng thu hút giới doanh nhân Trung Hoa là ngọc trai của quần đảo Cô Tô.
Trung Hoa còn giao thương với vương quốc Chămpa. Các thương cảng của Chămpa là những cảng cuối cùng trước khi những thương thuyền Trung Hoa vượt qua vịnh bắc bộ tiến vào biển Đông. Tuy nhiên, tài nguyên và sản vật ở đây không phong phú, các thương thuyền
đến đây chủ yếu lấy nước và nghỉ ngơi. Sản phẩm nổi tiếng của vùng là các loại hương – dược liệu, gỗ thơm… cho nên, các thương nhân Trung Hoa đặt tên cho thương cảng này là xứ sở của trầm hương. Vải Bông cũng là một sản phẩm quý của vương quốc chămpa và thường được các quí tộc Trung Hoa đặt mua.
Thông qua vai trò Tam Bảo Thái giám Trịnh Hòa, Trung Hoa đặt quan hệ giao lưu giữa Nhà Minh và Malacca. Tuy nhiên, do sự
Trung Á đã tạo điều kiện cho Malacca có một vai trò quan trọng trong nền thương mại của nhà Minh. Những sản phẩm mà Malacca dùng buôn bán với Trung Hoa là Đả Ma Nhi Hương, Đô Lô Tư, Hoa Tích (thiếc). Trong đó Hoa Tích còn được dùng làm tiền tệ. Cách thức buôn bán giữa Malacca với Trung Hoa được Thận Mậu Đường diễn tả trong “Hải quốc quảng ký” như sau : “Trong mua bán, dùng thiếc làm vật ngang giá, ở
trung tâm thành phố ba cân thiếc bằng một cân bạc, Nha Khoái (Nha : nhà đại lý; Khoái : nhà buôn) trong giao dịch thường chỉ tay để ra giá. Giá trị hàng hóa được nêu lên bằng số ngón tay, hai bên không cần lập bất cứ hợp đồng nào mà chỉ lên trời hứa ngày giao hàng. Đạo đức và sự
tín nhiệm trong mua bán chỉ dựa vào hành động của những ngón tay” (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.199).
CHƯƠNG III : NHỮNG BÌNH DIỆN VĂN HÓA CỦA
PHƯƠNG THỨC KINH DOANH
TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA