Trung Hoa nhìn nhận chiếc nôi nền văn minh của quốc gia mình khởi phát từ vùng lưu vực sông Hoàng Hà. Đó cũg là nơi thịnh vượng với nền nông nghiệp lúa nước. So với thời sơ khai thì cư dân nông nghiệp có cuộc sống ổn định hơn rất nhiều. Họ có thể tự cung tự cấp, có thể an ổn mà không phải lo cơm ăn từng bữa. Họ có thể tận dụng tất cả
những sản vật tại chỗ, để tự đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Do đó, những cư dân miền sông nước làm nông nghiệp trong giai đoạn đầu luôn giàu có hơn những cư dân du mục miền bắc. Bên cạnh đó, người làm nông nghiệp nhờ cuộc sống định cư mà họ có thể lưu trữ thực phẩm hay cất giữ những đồ vật không dùng đến.
Ngược lại, những cư dân du mục thì vất vả thiếu thốn hơn nhiều, họ không có chỗ lưu trữ lương thực, cuộc sống du cư đòi hỏi phải thật gọn nhẹ, cho nên những đồ vật không dùng đến đều phải bỏ đi, khi cần dùng thì lại không có. Do đó, đối với người Trung Hoa, nông nghiệp
được quan tâm và người làm nông nghiệp cũng được coi trọng. Bởi vì “dĩ
nông vi bản” nghề nông mới là nghề căn bản. Đồng thời, lương thực chính được người Trung Hoa lựa chọn cũng là sản phẩm nông nghiệp, đó là lúa gạo.
Cơm gạo đối với người Trung Hoa rất quan trọng. Trong tiếng Hoa, từ “cơm” cũng đồng nghĩa với bữa ăn. Nhiều thành ngữ trong văn hoá Trung Hoa cũng liên quan đến cơm gạo : “đập bát cơm của người” , nghĩa là : chặn đường sống của ai đó; “chê cơm”, nghĩa là anh ấy
ốm nặng, gần chết; “mời bác đến dùng cơm”, nghĩa là : mời bác đến dự
tiệc…
Người Trung Hoa rất coi trọng hạt gạo, họ không để hạt gạo rơi vãi, nếu có lỡ rơi ra thì họ cũng nhặt lên, rửa sạch và nấu cơm chứ
không bỏ đi. Các bậc ông bà cha mẹ thì dạy con cái khi ăn cơm phải dùngt hết mọi hạt trong chén. Để cho chúng nhớ, họ thường doạ chúng rằng : nếu để cơm sót lại trong chén sẽ bị mụn cơm mọc trên mặt. Họ rất thích ăn cốm gạo. Gạo sống cho vào chiếc trống sắt nung trên bếp lò cho nổ thành hoa, rồi đổ vào lọ cất ăn dần, hoặc đem trộn với mạch nha làm thành cốm mật.
Thói quen ăn uống của người Trung Hoa xoay quanh những sản vật nông nghiệp. Do đó Trung Hoa trọng nông hơn trọng thương hay những ngành nghề khác.
Xem xét về thứ bậc trong xã hội Trung Hoa thì đương nhiên tầng lớp vua quan, quý tộc được xếp ở địa vị thứ nhất. Họ vừa có tiền và vừa có quyền. Tiếp theo là những người có học, đỗđạt ở các kỳ ứng thí.
Người dân Trung Hoa thời Phong kiến rất ngưỡng mộ và kính trọng những người biết chữ. Bởi lẽ, Trung Hoa là một dân tộc rất quan tâm đến văn hóa viết, cái gì cũng có thể viết, họ viết về mọi lĩnh vực. Chữ viết đặc biệt được coi trọng. Người Trung Hoa xem chữ viết không chỉđể viết mà còn để thưởng lãm, để trao tặng cho người tâm giao. Sau những người trí thức là tầng lớp nông dân, tầng lớp cung cấp lương thực chính cho cả nước.
Chế độ Phong kiến không có chỗ xứng đáng cho nhà buôn, họ bị dân thường khinh miệt vì người dân xem họ như một tầng lớp “ăn bám xã hội” không muốn vất vả mưu sinh mà chỉ muốn kiếm tiền nhanh chóng bằng nghề “buôn nước miếng”.
Người đi phục dịch quân đội cũng không được coi trọng, người Trung Hoa quan niệm “thép tốt không làm đinh, người tốt không đi lính”. Ở bậc thang cuối xã hội là tầng lớp tu sĩ, điều này một lần nữa chứng tỏ tính trọng thế tục trong văn hóa Trung Hoa.
Dưới chế độ phong kiến, kinh doanh không phải là ngành phổ biến rộng rãi cho nhiều thành phần tham gia, nhưng phát triển về cả
chiều rộng (không gian) và chiều sâu (chất lượng sản phẩm). Phát triển về
chiều rộng là vì Trung Hoa đứng trên cương vị cao nhất là triều đình để
mở những cuộc giao hảo về chính trị nhằm phát triển buôn bán, cho nên, nhiều quốc gia đã đặt mối giao thương với Trung Hoa, đây cũng là một lợi thế của đất nước này.
Nhất là trong giai đoạn Phong kiến, Trung Hoa luôn xem mình là “mẫu quốc” của nhiều quốc gia chư hầu và xem thế giới là thiên hạ, qua đó, việc buôn bán luôn mở rộng ra rất nhiều vùng trên thế giới. Bên cạnh đó, những sản phẩm được dùng làm hàng hóa trao đổi cũng
được gia cố ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng và chất lượng cao trong sản phẩm tạo sức thu hút đối với các nước giao thương.
Thời nhà Đường, các dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã kéo theo sự phát triển các ngành nghề thủ công khác ở Trung Hoa. Mặt hàng được ưa chuộng nhất là tơ lụa đã được các vùng miền tham gia sản xuất, mỗi vùng miền đã chọn một phong cách riêng trong việc gia công mặt hàng này. Thông qua việc xuất khẩu mà người dân làm ra các sản phẩm thủ công có cơ hội mở rộng các mặt hàng và rèn luyện tay nghề của mình.
Bên cạnh việc phát triển những ngành nghề thủ công, thì những dịch vụ cũng hình thành để đáp ứng nhu cầu của thương gia các nước hay các vùng lân cận đến buôn bán. Điển hình ở thành Trường An, các lữ điếm được hình thành và phát triển khá nhộn nhịp nhằm làm nơi nghỉ trọ cho các thương nhân. Các Lữ điếm có giá cả khác nhau và cách thức tổ chức các lữ điếm cũng rất đa dạng, các thương nhân nước ngoài có thể tìm được chỗ trọ tùy vào tình hình tài chính của mình hay phù hợp với phong tục tập quán của quê hương mình.
Thời nhà Đường, triều đình tiến hành thu thuế thương nhân của các nước trên con đường tơ lụa. Số tiền thu được từ Tây An Tứ trấn
đến Bắc Đình hàng năm lên đến mấy chục vạn lượng bạc. Đây là một nguồn thu không nhỏ đối với ngân khố của triều đình Trung Hoa.
Nói đến vị trí và vai trò của kinh doanh thì cần phải tách biệt thành hai thành phần : hoạt động kinh doanh và người làm kinh doanh.
Trong xã hội Phong kiến, hoạt động kinh doanh dược triều
đình coi trọng vì :
- Bảo đảm thu nhập cao cho ngân khố ttriều đình.
- Là hoạt động độc quyền của triều đình và hoàng thân quốc thích. - Bảo đảm cho sự giao hảo bền vững giữa Trung Hoa và các vùng
lân cận.
Trong thời Phong kiến, người kinh doanh không có vị trí thứ
bậc trong xã hội, triều đình cũng không khuyến khích kinh doanh, vị trí và vai trò của thường dân tham gia buôn bán không đáng kể :
- Họ chỉ được phép tham gia sản xuất hàng hóa chứ không được phép buôn bán với nước ngoài.
- Kinh doanh của họ chỉ nằm trong phạm vi nội địa, hoặc bán sản phẩm cho những thương đoàn của triều đình.
- Họ chỉ có thể thực hiện những hoạt động buôn bán nhỏ, hiệu quả
không cao, nếu không mạo hiểm lén lút buôn bán với nước ngoài. - Nông dân nhìn họ bằng con mắt khinh miệt vì họ chỉ là một loại
“tiểu nhân” chuyên mua gian bán lận, tham lợi.