Trải qua nhiều triều đại Phong kiến, triều đình đã nhìn thấy
được lợi nhuận từ việc kinh doanh buôn bán với nước ngoài nên đã chủ
trương giữ độc quyền trong kinh doanh. Triều đình Phong kiến không khuyến khích thường dân tham gia buôn bán. Cho nên, triều đình đã chú trọng đến việc khuyến nông cho người dân, hướng người dân đến việc sản xuất nông nghiệp và đề ra những chính sách khuyến nông như phân chia ruộng đất cho dân chúng, xây dựng và gia cố đê điều. Do đó, đối với dân chúng, triều đình chẳng những không khuyến khích họ tham gia buôn bán, mà còn đề ra những chính sách cấm đoán.
Phương pháp nhằm kiểm soát buôn bán và có chức năng điều tiết hàng hóa, thắt chặt mạng lưới giao thương là trạm dịch. Những trạm dịch được xây dựng trên những con đường giao thương với người nước ngoài. Các trạm dịch có nhiệm vụ kiểm soát các thương đoàn đi qua đó. Nếu là những thương đoàn của triều đình hay có giấy phép của triều đình thì được đi qua, sau khi đã thực thi nghĩa vụ nộp thuế. Còn nếu là những thương đoàn tự phát của thường dân thì hàng hóa sẽ bị tịch thu còn thương nhân sẽ bị xử phạt theo đúng luật lệ của triều đình. Bên cạnh luật lệ, triều đình còn ra những chỉ dụ cấm thường dân dù có điều kiện đến
đâu cũng không được buôn bán với nước ngoài. Nếu vi phạm sẽ phạt nặng.
Tuy nhiên, không chỉ triều đình Trung Hoa thấy được lợi nhuận rất lớn thu được từ thương mại mà dần dần, một số người dân Trung Hoa cũng thấy được khả năng làm giàu từ buôn bán, nhất là buôn bán với các nước. Do đó, cho dù bị cấm đoán, một số thương đoàn do thường dân đứng đầu vẫn hình thành và phát triển mà sự kiện Lương Đạo Minh là một ví dụ điển hình. Lương Đạo Minh là một tên tuổi khá lớn. Ông là người thuộc huyện Nam Hải (Quảng Châu) đến cư trú ở Tam Phật Tề (Palempang, xumatra, Inđonêxia), những người Trung Hoa từ Phúc
Kiến và Quảng Châu đến đây lập gia đình khá đông, họ liên kết với nhau và tôn Đạo Minh làm thủ lĩnh, tạo thành một thương đoàn, hùng cứ một phương.
Triều đình biết được đã áp dụng chính sách “thương lữ trở
át” (ngăn cấm buôn bán) thiết lập mậu dịch triều cống nhằm tiêu diệt các thương đoàn tư nhân “hùng cứ một phương” kiểu như của Đạo Minh.
Những lý do khiến triều đình ngăn cản dân chúng phát triển kinh doanh vì :
- Lợi nhuận thu được từ kinh doanh sẽ phân tán cho người dân và ngân khố triều đình sẽ không phát triển được.
- Người dân thấy lợi nhuận từ kinh doanh sẽ bỏ bê ruộng đất mà không canh tác.
- Quá nhiều người tham gia kinh doanh, triều đình không thể quản lý hết được tất cả mọi người dân. Bởi vì với một cư dân dông đúc như
Trung Hoa việc tổ chức xã hội ổn định cho những người định cưđã là rất phức tạp, huống chi có một phần lớn cư dân do tính chất của hoạt động kinh doanh phải di chuyển liên tục.
- Quan niệm về kinh doanh của người Trung Hoa sẽ thay đổi và đạo lý “sĩ, nông, công, thương” của Khổng Tử không còn đúng nữa, mà người Trung Hoa vốn dĩ rất bảo thủ.
Khi nắm giữ trong tay độc quyền kinh doanh, các triều đại Trung Hoa coi trọng việc đề ra những chính sách về thương mại với các nước lân cận. Ví dụ như vào thời nhà Tống, triều đình đề ra chính sách thương mại hết sức linh động và ưu việt hơn cả nhà Đường trước đó. Do vậy đã thu hút rất nhiều thương nhân Ả Rập đến đây. Và theo đánh giá của người Trung Hoa thì không ai giàu như người Ả Rập.
Triều đình không chỉ đề ra những chính sách thông thoáng cho ngành thương mại, nhà Tống còn phong tước cho một số thương
nhân Ả Rập giàu có. Nổi bật nhất là Tân Giáp Đà La được Tống Thần Tông phong tặng chức Hoài Hóa tướng quân có quyền thay vua Tống đi sứ đến các nước Ả Rập để thiết lập quan hệ ngoại giao…(x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.218)
Sau triều đại nhà Tống, nhà Minh cũng đề ra những phương thức thu hút các nước đến giao thương với Trung Hoa. Chính sách miễn thuế và tái lập các Thị Bách ti là hai phương thức nhà Minh dùng để
khuyến khích phát triển mậu dịch, buôn bán. Tuy nhiên, chính sách miễn thuế cho các hàng hóa đi theo với cống phẩm đã tạo điều kiện cho các thương nhân nước ngoài lợi dụng. Do được miễn thuế, cho nên các sử giả
mang cống phẩm thường mang theo rất nhiều hàng hóa khác, vì họ được lợi về nhiều mặt như :
- Hàng hóa đi theo cống phẩm dù nhiều đến đâu cũng không phải
đóng thuế.
- Hàng hóa được chính triều đình Trung Hoa bảo hộ, nên bọn cướp
đường ít dám đụng chạm đến các phái đoàn này.
- Lãi nhiều do buôn tận gốc, bán tận ngọn. Bởi vì, họ mang theo hàng hóa từ bản quốc đến tận Trung Hoa bán lại hay mua hàng từ
Trung Hoa đem về bán lại tại bản quốc mà không phải sang tay ở
các trạm dịch như những thương đoàn buôn bán hàng hóa thuần túy.
Ngược lại, các thương nhân Trung Hoa thời Phong Kiến cũng tận dụng những chính sách khuyến thương ở các nước lân cận và tìm sự an toàn cho hàng hóa của mình có thể “đi đến nơi vềđến chốn” và cũng nhân cơ hội này để tìm kiếm thị trường ở nước ngoài nên thường đi theo các phái đoàn sứ thần của triều đình. Đồng thời, do lợi nhuận thu
được từ tơ lụa khá hấp dẫn, cho nên một số thương gia cũng ấp ủ giấc mộng “Tây hành” nhằm thu hết lợi nhuận do “mua tận gốc và bán tận
ngọn” mà không cần sang tay các trung gian như trước. Muốn được như
thế thì không có chuyến hàng nào suông sẻ bằng những chuyến hàng song hành cùng các sứ thần triều đình.
Khi phát triển con đường tơ lụa trên biển, Trung Hoa nhắm
đến phát triển các thương cảng ở những vị trí thuận lợi như các các nằm ở
hội lưu của Tam Giang trước khi đổ ra biển, có bờ sông rộng, thuận tiện cho việc phát triển nghề đóng thuyền bè.
Đây cũng là một mặt khác của việc tận dụng kinh doanh của Trung Hoa. Nghĩa là khi thiết lập các cảng biển, triều đình còn nhắm đến việc phát triển các ngành công nghiệp khác mà cụ thể là công nghệ đóng tàu. Đồng thời cũng phát triển luôn những ngành nghề cung cấp hàng hóa nhằm phát triển kinh doanh như ngành dệt, hoặc các dịch vụ đi kèm như
xây dựng các thương điếm cho khách nghỉ qua đêm.
Để phát triển kinh doanh, người TrungHoa từ xưa đã biết “quảng cáo” các sản phẩm bản địa ra nước ngoài. Phương thức quảng cáo khá đơn giản mà hiệu quả chính là biến những đặc sản địa phương thành quà tặng.
Khi Trung Hoa tiến hành mở rộng các mối tương quan với các nước lân cận, thì triều đình đã dùng hàng tơ lụa làm quà tặng. Lẽ đương nhiên những mặt hàng tơ lụa ấy được các vua chúa, phi tần, quan lại sử dụng làm trang phục, và từ đó tơ lụa trở thành một loại chất liệu trang phục được ưa chuộng trong giới vua chúa rồi lan dần đến các quý tộc, nhất là các quý bà.
Bên cạnh hàng tơ lụa, các sản phẩm khác như trà hay hương liệu cũng được quảng bá theo cùng một cách như thế trước khi chúng trở
thành một loại hàng hóa để buôn bán trao đổi.
Người Trung Hoa khá nhanh nhạy trong tính toán và thực hiện các dự án đề ra với tốc độ đáng nể, khiến cho người Phương Tây
hiểu lầm rằng người Trung Hoa không quan tâm đến dự báo tương lai. Tuy nhiên, nếu nhận định như thế thì dường như chưa hiểu được người Trung Hoa. Thực ra, người Trung Hoa trong kinh doanh thường quyết
định rất nhanh không phải vì họ không quan tâm đến những dự báo tương lai hay tính toán đến những rủi ro có thể xảy ra mà phải nói rằng người Trung Hoa có khả năng dám đương đầu với những rủi ro, họ nhìn rủi ro một cách rất thoáng mà điển hình là quan niệm ưa chuộng con số 8 trong văn hóa Trung Hoa. Xét trong hệ thống số từ 1 – 9, người Trung Hoa thích những con số lẻ hơn, vì số lẻ mang đặc tính dương, luôn luôn “động” đồng nghĩa với sự phát triển. Tuy nhiên, con số 8 trong văn hoá Trung Hoa lại mang một ý nghĩa rất đặc biệt, nó là con số “cực âm” (trong các con số âm là 2, 4, 6, 8 thì 8 là con số cuối cùng trong dãy số
âm, có nghĩa là không thể “âm” hơn được nữa).
Theo quy luật “quan hệ” của triết lý âm dương, các sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, âm và dương cũng không ngoại lệ. Âm và dương gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau : âm cực sinh dương và dương cực sinh âm. Một sự vật, hiện tượng phát triển đến
đỉnh cao thì sẽ tự nhiên đi xuống; một sự vật đã đi xuống đến tận cùng thì cũng sẽ tự nhiên đi lên.
Từ quan niệm đó, người Trung Hoa hình thành một “nguyên tắc” hoá giải là “cùng tắc biến, biến tắc thông”, cái gì đi đến cùng cực thì nhất định sẽ biến hoá mà có biến hoá nhất định sẽ có tiến triển, thông suốt. Với kiểu tư duy như thế, người Trung Hoa tin rằng khi đã xuống
đến tận cùng thì chỉ còn một con đường duy nhất là đi lên. Cho nên, đi
đến tận cùng của vận “hạn” thì chắc một điều sẽ gặp vận “hên”. Do đó, số
8 cũng là con sốđược yêu thích nơi người Trung Hoa.
Bên cạnh đó, một đặc tính khác của người Trung Hoa là khả
năng xử lý những tình huống đột xuất một cách nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, người Trung Hoa khi gặp cơ hội, họ không muốn bỏ qua bất kỳ
cái mà họ gọi là thời vận hay bỏ phí thời gian chờ đợi, với họ rủi ro là những cơ hội giúp kinh doanh phát triển.
Do giao thương buôn bán với nhiều vùng miền, nhiều vương quốc ở Phương Đông lẫn Phương Tây, người Trung Hoa đã tích hợp được nhiều kinh nghiệm và biết tận dụng những lợi thế của cả hai nền văn hóa
Đông và Tây trong kinh doanh : Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể. Người Trung Hoa thể hiện chủ nghĩa tập thể theo hình mẫu là gia đình, do
đó, những mối tương quan được thắt chặt và người Trung Hoa thường quyết định sự việc theo số đông và họ rất giỏi làm việc theo nhóm.
Tuy nhiên, lợi thế cá nhân cũng không được bỏ qua, mỗi cá nhân tự ý thức công việc mình đang làm chính là trách nhiệm đối với cả
gia đình gia tộc, nên họ phải tận tâm tận lực, phát huy hết mọi khả năng
để hoàn thành. Chủ nghĩa cá nhân ở Trung Hoa vẫn có đất dụng võ không chỉ là do tiếp thu văn hóa Phương Tây mà còn là do ngay tại bản xứ vốn dĩ đã tồn tại loại hình văn hóa du mục, một loại hình văn hóa mà trong đó chủ nghĩa cá nhân được coi trọng.
Chính vì vừa tồn tại chủ nghĩa tập thể vừa tồn tại chủ nghĩa cá nhân mà trong tổ chức kinh doanh của người Trung Hoa vừa mang tính tôn ty và vừa mang tính dân chủ.
Gia đình cũng là yếu tố tạo nên mối liên hệ biện chứng giữa tôn ty và dân chủ trong ứng xử, trong quản trị và trong các mối quan hệ
giữa người với người mà theo ngôn ngữ Trung Hoa là “luân”.
Người Trung Hoa trọng chữ lễ, trọng phép tắc, coi tôn ty như
một phương thức giúp ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên tính tôn ty có vẻ
cực đoan ấy không triệt tiêu tính dân chủ mà trái lại đã phát huy tính dân chủ ấy ra tất cả mọi mối quan hệ, nhờ có sự chi phối của tính cách gia
đình. Cho nên dù ở đâu, người Trung Hoa cũng tìm được sự giúp đỡ của “đồng hương” mà họ xem là anh em ruột thịt.
Trong kinh doanh, người Trung Hoa tận dụng triệt để tính linh hoạt. Tính linh hoạt giúp cho những hoạt động kinh doanh luôn năng
động và hiệu quả. Tính linh hoạt trong mọi môi trường và mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, về phía triều đình thì những mối quan hệ trong kinh doanh và chính sách của họ đều xây dựng cho mục tiêu dài hạn. Đó cũng chính là tính cách rất riêng của Trung Hoa.
Các kinh nghiệm thành công trong kinh doanh của người Trung Hoa đã được tác giả Đào Chu Công tóm lược bằng 10 chữ vàng:
Nhanh nhạy, bất ngờ, mới lạ, chất lượng, quyền biến, lợi nhuận, khéo léo, tài tình, uy tín, thiện chí.
Thời Xuân - Thu, thương gia Giám Chí Tử chuyên buôn bán ngọc. Trong lúc mọi người đang đấu giá cao ngất ngưởng, để mua được giá rẻ, ông giả vờ đánh rơi viên ngọc xuống đất khiến viên ngọc bị sứt mẻ. Vì thế, mọi người không ai muốn mua chúng nữa, nhân đó, ông đã mua được món ngọc đó với giá rất hời chỉ 100 lạng vàng. Ông đem về
mài lại rồi đem bán với giá 1.000 lạng vàng. Câu chuyện chứng tỏ sự
khéo léo, nhanh nhạy và tài tình nhưng cũng rất mưu mô của thương nhân Trung Hoa.
Thời nhà Thanh, có một thương gia tên là Hứa Kiến An đã dùng tên của danh nhân Đồng Quân đểđặt cho hiệu thuốc của mình nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Chứng tỏ, người Trung Hoa rất biết tận dụng nhiều cách để tạo uy tín cho thương hiệu. Khi bản thân việc kinh doanh của họ chưa tạo được uy tín riêng thì họ mượn tạm tên tuổi các danh nhân như muốn nhắn gửi đến các khách hàng một thông điệp về
hoạt động kinh doanh của họ, rằng cửa hiệu của họ sẽ mang những phẩm chất của vị danh nhân mà họ lấy tên.
Tuy kinh doanh là một ngành hái ra tiền, nhưng lợi nhuận to lớn từ thương mại ấy không phải ngày một ngày hai người ta phát hiện ra. Bên cạnh đó, người Trung Hoa Phương Nam lại sớm biết về trồng trọt, nhất là trồng lúa. Mặc dù nghề làm nông không đem lại sự giàu có nhanh chóng nhưng đem lại sự ổn định và nguồn lương thực cũng dồi dào. Do
đó, các triều đình Phong Kiến Trung Hoa chú trọng đến nông nghiệp nhiều hơn, các vị vua khi lên ngôi đều chú trọng đến việc trị thủy, đắp đê,
đào kênh rạch dẫn nước, theo dõi các công trình thuỷ lợi, hay các chính sách về canh điền, duy trì trật tự, điều chỉnh lương thực giữa các vùng
được mùa và mất mùa.
Khi khám phá được những lợi nhuận to lớn từ thương mại, triều đình quyết định giữ độc quyền thương mại và cấm thường dân buôn bán. Họ chỉ có thể tham gia sản xuất làm ra sản phẩm và chỉ nhận được số
tiền tương xứng với công sức lao động.
Do đó, dưới chế độ phong kiến, kinh doanh không phải là ngành phổ biến rộng rãi cho nhiều thành phần tham gia, nhưng đã phát triển về cả chiều rộng (không gian) và chiều sâu (chất lượng sản phẩm). Phát triển về chiều rộng là vì Trung Hoa đứng trên cương vị cao nhất là triều đình để mở những cuộc giao hảo về chính trị để phát triển buôn bán,
đồng thời thông qua buôn bán họ tiếp thu những thành tựu kết tinh trong hàng hóa để có thể rút được những kinh nghiệm đắt giá, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tính tổng hợp vừa phân tích, vừa linh hoạt vừa bảo thủ, vừa cộng đồng vừa cá nhân, vừa tôn ty vừa dân chủ, tất cả đã tạo nên sự thành công trong kinh doanh của người Trung Hoa.