Quá trình hình thành ngành kinh doanh của người Hoa

Một phần của tài liệu Đề tài PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA dưới góc NHÌN văn hóa (Trang 31 - 38)

Sự xuất hiện kinh doanh ở Trung Hoa bắt đầu từ thời nhà Thương. Theo sử sách Trung Hoa thì nghề ươm tằm dệt lụa là nghề thủ

công đã có từ thời đại này, nhưng nghề ấy chỉ đạt đến đỉnh cao dưới thời nhà Đường.

Trong triều đại nhà Thương, nền văn minh đã xuất hiện. Dọc con sông Hoàng Hà, người Trung Hoa đã biết đào những con rạch dẫn nước tưới mùa màng. Các khu cộng đồng dân cư cư trú đều đã biết đào rãnh thoát nước ra ngoài thành phố. Họ biết sản xuất bia từ nguyên liệu hạt kê. Họ mở rộng thương mại và sử dụng tiền dưới dạng vỏ ốc. Các thương gia đời Thương đã nhắm đến các mặt hàng thiết yếu nhưng không có ở Trung Hoa như muối, sắt, đồng, thiếc, chì và antimon, họ nhập khẩu chúng từ các nước xa xôi và mang về bán lại cho dân chúng. Tới đầu năm 1300 TCN thì nền công nghệ đúc đồng ở Trung Hoa đã rất phát triển. Tuy công nghệ đúc đồng xuất hiện ở Trung Hoa muộn hơn so với châu Âu và Tây Á nhưng công nghệ này ở Trung Hoa lại nhanh chóng phát triển và trở thành một ngành công nghệ phát triển nhất thế giới.

Ở Trung Hoa vào thời nhà Thương, người ta đã sản xuất ra

được 18 loại tơ lụa khác nhau, chứng tỏ đây là một ngành thủ công nghiệp thế mạnh của bản xứ. Tơ lụa chẳng những được làm ra nhằm đáp

ứng nhu cầu may mặc của người dân mà còn trở thành những cống phẩm hay quà tặng để triều đình thiết lập mối bang giao với các nước trên thế

giới. Bên cạnh đó, tơ lụa còn trở thành đặc sản của Trung Hoa, một loại hàng hóa thế mạnh nhằm trao đổi buôn bán với nước ngoài.

Các triều đình Phong kiến xem tơ lụa là một trong những nghề thủ công chính chỉ đứng sau sản xuất nông nghiệp. Theo “Tân

Đường thư, Địa lý chí” thì Trung Hoa thời Phong kiến có 28 châu quận sản xuất tơ lụa nhưng chỉ có Tống châu và Bạc Châu là hai nơi đứng đầu trong sản xuất tơ lụa xét về chất lượng lẫn số lượng.

Thông qua sự phát triển về tơ lụa, người Trung Hoa phát triển mối bang giao với các quốc gia khác. Tơ lụa trước tiên dược dùng làm quà tặng, nhưng sau đó, nó chính là nguồn gốc của quá trình trao đổi, buôn bán giữa Trung Hoa và các quốc gia khác. Những mặt hàng biếu tặng sau khi đã chiếm được cảm tình của các quốc gia khác thì lập tức nó trở thành một loại chất liệu may trang phục được ưa chuộng, đặc biệt là thu hút thị hiếu của phái nữ.

Khi nhà Tần còn là một tiểu quốc, triều đình vẫn còn giữ được tinh thần thượng võ và tính cách mạnh mẽ của những người có nguồn gốc từ loại hình kinh tế chăn thả du mục. Khi đó, nhà Tần là cầu nối thương mại giữa nền văn minh Trung Hoa cụ thể là nhà Chu với các cư dân du mục thuộc vùng Trung Á. Từ lúc này, người ta đã hiểu rằng một nền thương mại phát triển vững chắc sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của vương quốc.

Vương quốc Tề vốn là một nước có truyền thống mang tham vọng mở rộng và bá chủ thiên hạ. Đây là vương quốc được tổ chức tốt, có dân số đông và có quan hệ bang giao với hầu hết các nước khác. Nước Tề

cũng sản xuất ra nhiều lúa gạo và đã giàu mạnh lên nhờ buôn bán sắt và các loại kim loại khác. Do đó, không chỉ nước Tề mà những tiểu quốc

đương thời cũng đều nhận thức được những lợi nhuận tiềm tàng trong ngành kinh doanh.

Sang thời nhà Tần, Thương Ưởng với tư cách thừa tướng, đã bắt đầu tổ chức vương quốc Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này,

ông tìm cách thưởng cho người làm tốt phận sự và xứng đáng hơn là ủng hộ theo kiểu mối quan hệ. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không có tính khinh thường thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích phát triển thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc xuất khẩu.

Nhà nước Phong kiến Trung Hoa từ thời nhà Hán đến thời nhà Đường đều xem tơ lụa là nguồn thu nhập chính. Nhà Đường giữ độc quyền kinh doanh tơ lụa. Các mặt hàng này khi nhập hay xuất đều được ghi chép đầy đủ và trình báo cho triều đình.

Thời Tần – Hán ngoài những thương đoàn của triều đình, thì xét về cơ bản triều đình cấm người dân buôn bán và thường cư xử o ép

đối với các thương gia. Bởi vì, nhà Tần cho rằng những người không chịu sản xuất mà chỉ chăm chăm tìm kiếm lợi nhuận từ việc mang sản phẩm từ

nơi này đến nơi khác là một cách thức ăn bám xã hội, không thể dung túng cho họ phát triển. Còn thời nhà Hán thì lại sợ lợi nhuận từ thương mại bị chia nhỏ dẫn đến thất thu ngân khố. Do đó, với những lý do khác nhau nhưng cả hai triều đại này không khuyến khích người dân tham gia buôn bán.

Thời Minh – Thanh, thương nhân phần lớn là những trí thức từ quan về hành nghề kinh doanh. Nhờ những tầng lớp kinh doanh trí thức này mà những kiến thức về nghề buôn được tổng hợp, hệ thống hóa và viết thành sách, như : Hoàng Biện thời nhà Minh viết cuốn “Nhất thống lộ trình đồ ký gồm 8 quyển. Đàm Y tử đời Thanh viết bộ “Sĩ

thương yếu lãm” gồm 3 quyển.

Trong lịch sử thương mại thời phong kiến Trung Hoa, thì triều đại nhà Minh được xem là có những tiến bộ vượt bậc về cải cách kinh doanh, mà quá trình tiền tệ hóa thương mại là một thành tựu to lớn

đánh dấu bước tiến vượt bực của Trung Hoa so với các nước khác, sánh ngang với Châu Âu thời kỳ đó. Một số nhà nghiên cứu kinh tế còn cho

rằng Trung Hoa thời kỳ này đã bước vào giai đoạn “tiền Tư Bản” hay “

Bản sơ khai”. Các nhà sử học cho đến nay vẫn còn tranh cãi về sự "tiến bộ" khá chậm chạp của chủ nghĩa trọng thương và công nghiệp hoá theo kiểu châu Âu ở thời nhà Minh. Vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm, nếu ta thấy sự tương đương giữa mức độ thương mại hóa của kinh tế nhà Minh,

ở thời được gọi là "tư bản phôi thai" ở Trung Hoa, với chủ nghĩa tư bản thương nghiệp ở phương Tây. Vì thế, các nhà sử học đã tìm cách giải thích tại sao Trung Quốc không thể "tiến bộ" ở mức tương đương với Phương Tây trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh.

Vấn đề này thậm chí còn bất thường hơn nếu cho rằng trong thế kỷ cuối cùng của nhà Minh, một nền kinh tế tiền tệ đích thực đã xuất hiện, những cuộc giao thương khá lớn với các nước cũng như sự xuất hiện những cơ sở công nghiệp tư nhân và triều đình, như một số trung tâm dệt may lớn ở phía đông nam. Các nhà sử học theo chủ nghĩa Cộng sản ở Trung Quốc, đặc biệt ở thập niên 1970 coi thời nhà Minh là một trong những giai đoạn "tư bản sơ khai", một sự miêu tả có vẻ khá chính xác, nhưng lại không giải thích được sự suy tàn của thương mại và sự

tăng cường các biện pháp quản lý thắt chặt thương mại ở thời nhà Minh. Tuy nhiên các học giả hậu hiện đại ở Trung Quốc đã cho rằng quan điểm này là quá đơn giản hóa và ít nhất cũng không chính xác. Việc ngăn cấm các tàu đi biển, như được chỉ ra, là với ý định kìm chế

cướp biển và đã được dỡ bỏ ở giữa thời Minh do sức ép mạnh mẽ của tầng lớp quan lại, những người đã chỉ ra những ảnh hưởng xấu của nó tới các vùng kinh tế ven biển.

Trong thế kỷ XVI những người Châu Âu bắt đầu xuất hiện trên những bờ biển phía đông và tìm ra Macao, vùng định cư đầu tiên của Châu Âu ở Trung Quốc.

Trong lịch sử hình thành kinh doanh truyền thống của Trung Hoa không thể không kể đến hai con đường tơ lụa ; con đường tơ lụa trên

bộ tồn tại từ thời Lưỡng Hán đến thời nhà Nguyên; con đường tơ lụa trên biển tồn tại từ thời trung Đường đến thời nhà Minh.

Con đường tơ lụa trên bộ đặt nền móng từ con đường khai thông qua Tây Vực của Trương Khiên – người Thành cổ (Hán Trung, Thiểm Tây), một sứ thần trẻ tuổi được vương triều Hán Vũ Đế tuyển chọn di sứ sang tộc Nguyệt Thị nhằm mục đích quân sự – chính trị.

Tiểu quốc ở Tây vực mà ông đặt chân đến là nước Đại Uyển, nơi có giống ngựa Hãn Huyết Mã nổi tiếng, tương truyền đây là hậu duệ

của giống ngựa trời, có thể chạy hơn nghìn dặm mỗi ngày, mồ hôi của nó có màu máu. Vua Hán Vũ Đế rất thích giống ngựa này và vua đã cử sứ

giả mang vàng bạc sang mua loại ngựa nay về. Còn vua Đại Uyển lại thích tơ lụa Trung Nguyên. Do đó, Trương Khiên đã hứa nếu có cơ hội sẽ

trở lại mang tơ lụa đến làm tặng phẩm cho tiểu quốc này.

Hành trình đi sứ của Trương Khiên hơn 10 năm và không đạt

được mục đích chính trị, nhưng ngược lại ông được hậu thế xem như là người tiên phong khám phá Tây vực, cột mốc đầu tiên trong việc hình thành con đường tơ lụa trên đất liền, khai thông con dường Đông – Tây. Sau khi con đường này được khai thông, nhà Hán đã cử rất nhiều phái

đoàn đến để trao đổi, mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, nhà Hán còn đặt các dịch trạm và lập các nhà kho nhằm đảm bảo lương thực và an ninh cho các thương nhân. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.29). Con đường khai thông Đông – Tây đã tạo điều kiện cho tơ lụa Trung Nguyên đến với thị

trường Tây Á, Trung Á và Châu Âu. Những người từ nhà Hán đến Tây Vực bao gồm các sứ thần và phần lớn là các thương nhân; ngược lại những người đến với Trung Nguyên cũng là những thành phần này là chính.

Do con đường tơ lụa có hai ngả Nam – Bắc (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.33), nhưng dù theo ngả nào thì cũng vấp phải những khó khăn do

sang tay hàng hóa ngay trên lộ trình đường đi. Tơ lụa từ Trung Nguyên

được đưa đến một đoạn đường nhất định rồi sang tay cho thương lái vùng

đó với một mức giá cao hơn giá ban đầu, các thương lái ấy mang hàng

đến một địa điểm khác trên hành trình ấy và lại sang tay kiếm lời, cứ như

thế cho đến khi tơ lụa đến điểm cuối cùng giá tơ lụa đã cao hơn nhiều chục lần so với giá ban đầu.

Sự phát triển con đường tơ lụa trên bộ còn được đánh dấu bằng tên tuổi của Pháp sư Huyền Trang nguyên tên họ là Trần Huy (Trần Vỹ), ông nuôi ước muốn nghiên cứu kinh Phật từ nguyên bản. Ước muốn

ấy được củng cố khi ông được tiếp xúc với pháp sư Ba Pha Mật Đa Na và thúc đẩy Huyền Trang sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Bên cạnh đó, còn có chuyến đi của Khưu Xứ Cơ…

Thành Trường An được xem là điểm xuất phát của con

đường tơ lụa. Thành được xây dựng từ thời nhà Hán. Phía đông ở mặt

Đông Nam và phía tây ở mặt Tây Nam thiết lập được hai chợ nổi tiếng là chợĐông và chợ Tây, đó chính là bộ mặt thương mại của Trường An thời

đó. Tơ lụa tập trung ở hai chợ này để thương nhân các nước trao đổi buôn bán.

Trong “Trường An Chí” quyển 8 miêu tả cặn kẽ về chợ Đông và đưa ra con số thống kê là 220 mặt hàng là những đặc sản của cả

bốn phương. Còn trong quyển 10 viết về chợ Tây và cho biết hàng hóa nhiều vô kể không thể đếm xuể. (x. Nguyễn Minh Mẫn, tr.71).

Đầu thế kỷ VIII, đế quốc Ả Rập lớn mạnh và thay thế vai trò của vương quốc Ba Tư trong việc giao lưu buôn bán với Trung Hoa. Theo sử liệu, số thương nhân Ả Rập đến Trung Hoa không dưới 10 vạn người. Tuy nhiên, giữa người trung Hoa và Ả Rập đã xảy ra chinh chiến, người

Ả Rập đánh thắng nhà Đường và buộc nhà Đường nhượng lại việc kiểm soát tây vực cho người Ả Rập. Con đường tơ lụa trên bộ không còn thông

thương như trước và các thương nhân Trung Hoa đã tìm cách khai thông con đường tơ lụa trên biển.

Tuy con đường tơ lụa trên bộ đem lại những thuận lợi nhất

định cho việc buôn bán, song con đường này chỉ đi qua một số quốc gia và tiểu quốc nhất định. Vì thế khi các quốc gia có đường tơ lụa đi qua mà xảy ra binh biến thì lập tức con đường tơ lụa bị nghẽn mạch, làm cho việc buôn bán bị ngưng trệ. Thêm vào đó, con đường tơ lụa trên bộ khá hiểm trở nên khi hàng hóa mang vào qua con đường đó thường gặp khó khăn vì chi phí vận chuyển cao, số lượng lại có hạn thì hàng hóa trở nên đắt đỏ và khan hiếm. Do đó, những thương nhân đã nghĩ đến con đường trên biển nhằm khắc phục những hạn chế của con đường trên bộ. Cụ thể là việc vận chuyển bằng tàu thuyền có thể mang được một số lượng lớn hàng hóa, chi phí thấp và tính an toàn cao.

Khi hình thành con đường buôn bán trên biển cũng là một cơ

hội thúc đẩy ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Hoa cũng như các nước khác phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, con đường tơ lụa trên biển không phải chỉ sau này mới có nhưng nó đã manh nha xuất hiện từ thời nhà Tần và nhà Hán, nhưng được phát triển trong thời nhà Đường, nhà Tống và đạt đến đỉnh cao dưới thời Minh – Nguyên.

Tóm li

Bằng những con đường tơ lụa, Trung Hoa đã nhanh chóng phát triển kinh doanh và những dịch vụ kèm theo. Những nơi tập trung hàng hóa để trao đổi buôn bán nghiễm nhiên trở thành những đô thị sầm uất. Nơi đó thực sự là trung tâm kinh tế nhưng phi nông nghiệp, bên cạnh việc hình thành “chợ” thì cũng kéo theo sự xuất hiện những dịch vụ khác như : quán trọ, tửu lâu… nơi nào càng có nhiều thương nhân của nhiều

nước thì nơi ấy lại mang một sắc thái văn hóa hết sức phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Đề tài PHƯƠNG THỨC KINH DOANHTRUYỀN THỐNG TRUNG HOA dưới góc NHÌN văn hóa (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)