7. NHỮNG TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG
2.4 TÌNH HÌNH HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP
Bảng 2.3: Tình hình hàng tồn kho năm 2009 va 2010
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ %
Hàng tồn kho bình quân 32,353,789,892 35,758,767,178 3,404,977,286 1.11 doanh thu 200,428,194,268 298,301,105,045 97,872,910,777 1.49 Vòng quay hàng tồn kho 6.19 8.34 2.15 1.35 Số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho 58.11 43.15 (14.96) 0.74 Nguồn: [3] Tồn kho năm 2009 là 32,353,789,892 đồng trong khi năm 2010 là 35,758,767,178 đồng tăng đến 3,404,977,286 đồng, tăng thêm 11%, lượng hàng tồn kho này có thật sự hợp lí hay không, chúng ta cần phải xem xét ở nhiều yếu tố nhưng nếu xét với doanh thu của công ty đạt được thì số lượng hàng tồn kho này là khá hợp lí. Vì công ty chưa ra một chính sách về hạn mức tồn kho nên tác giả không thể kết luận được nhiều. Tác giả chỉ đánh giá theo tình hình biến động của giá sắt
thép trên thị trường trong nước ở 2 năm gần đây để có thể giải thích một cách khái quát nhất về lượng tồn kho của công ty.
2009
32,353,789,892
2010
35,758,767,178
[Nguồn: xử lý qua phần mềm excel]
Biểu đồ 2.2: Tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2009 và 2010
Lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến việc chuyển đổi sang tiền mặt là rất khó. Nó gần như là khoảng tiền chết mà doanh nghiệp chưa thể sử dụng khi muốn xoay vòng vốn. Mặt khác tình hình giá sắt thép trong hai năm qua tiến triển rất bất ổn, tăng chóng mặt, đôi khi lên xuống thất thường nên việc tồn kho thế nào cho hợp lí là một điều rất cấp thiết.
Giá vốn hàng bán trong năm 2010 tăng chóng mặt, đặc biệt là các tháng cuối năm, số lượng và tần suất tăng của giá rất cao, đầu tiên là từng tuần, từng ngày rồi đến từng giờ khiến cho việc nhập kho cũng như bán hàng cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, có giai đoạn công ty đứng trước việc đã nhận lời với giá mua của khách nhưng khi lấy hàng phải chịu giá cao hơn, để bảo đảm uy tín như đã cam kết với khách hàng công ty chấp nhận lỗ, việc giá bán của các mặt hàng tăng khiến cho công ty gặp những tình huống rất khó giải quyết mà nếu không bình tĩnh xử lý, công ty sẽ chịu hậu quả rất đáng tiếc.
Sức ép tỷ giá VND/USD tăng 9,3%, lãi suất ngân hàng cao cùng với giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế và than cốc thế giới đều có bước nhảy vọt
về giá khiến giá thép không có cách nào khác buộc phải tăng theo. Ngay trong tháng một và nửa đầu tháng hai năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã có vài lần tăng giá, dao động từ 400 nghìn lên một triệu đồng mỗi tấn.[9]
Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ ngày 17, 18-2, một số doanh nghiệp thép lại tiếp tục tăng giá 300 – 500 nghìn đồng/tấn. Hiện giá thép bán tại nhà máy ở mức 17,5 triệu đến 18 triệu đồng một tấn (chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển). VSA cho biết, các doanh nghiệp phải nhích giá dần dần
để tránh gây sốc cho thị trường. Hiện giá phôi vẫn đang giữ mức kỷ lục 690
USD/tấn (tăng khoảng 90 USD so với cuối năm trước), thép phế 550 USD và dự báo có chiều hướng tiếp tục tăng.[9]
Trái với dự báo của VSA từ cuối năm 2010, thị trường thép đầu năm sẽ ảm
đạm, thực tế thị trường tháng 1 vừa qua, giá thép đã tăng từ 500 nghìn đồng đến 1
triệu đồng/tấn và lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh. Lượng thép xây dựng bán ra của các DN trong VSA trong tháng 1 vừa qua đạt gần 470 nghìn tấn, tăng gần 70 nghìn tấn (7,2%) so với tháng trước đó và cao hơn 35% so với cùng kỳ. Công ty cũng
đang hướng theo mục đích đó, nhưng hiện tượng đầu cơ từ các công ty sẽ làm ra
hiện tượng tăng giá ảo và người chịu tổn thất đầu tiên là khách hàng rồi đến chính các doanh nghiệp. [9]Công ty cần có những cân nhắc thật sự tỉnh táo, có thể nói “liều mới mau giàu” nhưng so với những mục tiêu công ty đề ra là kinh doanh an toàn thì lượng tồn kho nên xem xét ở mức hợp lý hơn.