7. NHỮNG TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Hình 1: Logo công ty TNHH TM DV Vina Hoàng Dũng 2.1.1 Lịch sử hình thành
- Ra đời từ năm 1991 với quy mô là một cửa hàng, sau nhiều năm nỗ lực và phát triển, đến năm 2000 đã nâng tầm hoạt động từ một cửa hàng lên thành công ty và đến nay công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng (dưới đây được gọi là công ty Vina Hoàng Dũng) đã trở thành một thương hiệu quen thuộc, với chức năng chủ yếu là nhà phân phối thép công nghiệp và thép xây dựng phục vụ ngành công nghiệp.[9]
+ Trụ sở chính đặt tại: Thép Vina Hoàng Dũng
Địa chỉ Trụ Sở:10/123 A, Khu Phố 3, Phường Tam Hòa, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3825712 - 3912502 Email : vinahoangdungsteel@yahoo.com
Văn phòng chính: 27/107 A, Xa lộ Hà Nội, Khu Phố 3, Phường Tam Hòa, Thành Phố Biên hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện Thoại: (061) 3825712 - 3912502 Fax: (061) 3912501
+ Để đáp ứng nhu cầu rộng lớn trong khu vực và các tỉnh lân cận, công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng còn có các chi nhánh hoạt động hiệu quả.
+ Các chi nhánh đặt tại: + Nhà Máy Tôn Lợp - Xà Gồ
Địa chỉ: Kios 3,4,5,6, Xa Lộ Hà Nội, Khu Phố 3, Phường Tam Hòa, Thành Phố Biên hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (061) 3 895 952 Fax: (061) 3 895951
+ Chi Nhánh 3
Địa chỉ: Trung Đoàn 22, P.Long Bình, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai Điện Thoại: (061) 3993366
+ Chi Nhánh Nhơn Trạch
Địa chỉ: Ấp Xóm Gốc, Xã Long An, Huyện Nhơn trạch, Tỉnh Đồng Nai (ngay ngã ba Nhơn Trạch)
Điện thoại: (061) 3524426
SẢN PHẨM
Hình 2: các sản phẩm của công ty 2.1.2 Quá trình phát triển
- Theo đà phát triển chung của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu tiêu dùng của người dân càng tăng cao. Chính vì thế có nhiều công ty thương mại ra đời nối liền giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng ra đời không nằm ngoài mục tiêu đó, và đã tạo được công ăn việc làm cho nhân viên, đồng thời thực hiên nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước, góp phần xây dựng tỉnh nhà trong việc phát triển kinh tế.[9]
- Với phương châm “chất lượng là nền tảng” công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng tự hào về phần đóng góp của mình vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua viêc mang lại cho thị trường những sản phẩm sắt thép chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó là sự nỗ lực hướng đến sự hoàn thiện về dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thỏa mãn những đòi hỏi khắt khe của khách hàng. [9]
- Để đáp ứng nhu cầu rộng lớn trong khu vực và các tỉnh lân cận, công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động. Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại Biên Hòa – Đồng Nai, công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng còn có các chi nhánh hoạt động hiệu quả. [9]
- Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư cơ sở vật chất và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên nhằm phục vụ quý khách hàng một cách tốt nhất. [9]
- Với thế mạnh sau nhiều năm tạo dựng thương hiệu và niềm tin cho khách hàng, Vina Hoàng Dũng được xem như là cầu nối giữa nhà sản xuất đối với người tiêu dùng nhằm mang lại cho khách hàng sự lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất. Đó cũng là yếu tố làm nên sự thành công cho công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng ngày hôm nay. Ban điều hành công ty luôn đưa ra những chiến lược phát triển cho công ty để sản phẩm của Vina Hoàng Dũng không chỉ có mặt ở thị trường trong khu vực mà còn chiếm lĩnh thị trường trên toàn quốc.[9]
2.1.3 Quy mô công ty
- Công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên hoạt động chủ yếu của công ty đó là: mua bán thép, gồm các loại thép như: thép lá, thép tấm, thép hình U, I, H, tole lợp màu hoặc kẽm, mỗi loại có nhiều kích cỡ khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng.
- Quá trình tiêu thụ dựa trên các hợp đồng và đơn đặt hàng
- Bên cạnh các hợp đồng sản xuất kinh doanh Công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng còn có các nhiệm vụ như sau:
9 Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước 9 Sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký 9 Thực hiên đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước
9 Đảm bảo quyền và lợi ích của công ty khác trong quá trình hợp tác
9 Thường xuyên tiến hành nghiên cứu mở rộng thị trường để kinh doanh có hiệu quả.
9 Quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.[9]
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trực tiếp chỉ đạo điều hành kinh doanh xuyên suốt từ bộ máy quản lý đến các đơn vị trực thuộc. [9]
9 Ban lãnh đạo của công ty:
- Giám đốc: Ông Trần Hoàng Dũng - Phó giám đốc: Ông Trần Hoàng Sinh
9 Bộ phận các phòng:
- Phòng kinh doanh: Nguyễn Thị Thu Lễ - Phòng kế toán: Nguyễn Thị Yến
- Phòng thiết kế: Trần Văn Lâm - Phòng kỹ thuật: Nguyễn Văn Bình
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức
[Nguồn: tác giả]
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty Giám đốc
P. Giám Đốc
BP. Thiết kế
BP. Kế toán BP. Kỹ Thuật
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
9 Chức năng của công ty:
- Công ty TNHH- TM- DV Vina Hoàng Dũng là một công ty chuyên bán các loại sản phẩm như:
- Thép hình H, I, V, U, thép tấm, xà gồ…
- Chức năng chủ yếu của công ty là bán theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc những sản phẩm được thiết kế theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
9 Nhiệm vụ của công ty:
- Bảo tồn và phát triển số vốn được giao.
- Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ với Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Duy trì và đảm bảo ổn định việc làm cho người lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên. Đồng thời đầu tư nâng cao kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên.
9 Giám đốc:
- Có nhiệm vụ giám sát và điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, đại diện cho công ty trong việc quan hệ với các đơn vị khác, đại diện cho công ty trước pháp luật, nắm bắt, thu thập thông tin kịp thời để đưa ra các quyết định thích hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty.
9 Phó giám đốc:
- Là người tham mưu cho Giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty, lên kế hoạch về doanh số đạt được theo từng quý, từng năm.
- Thu thập thông tin thị trường một cách nhanh nhất để lên chiến lược.
- Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị, tìm nguồn khách hàng mới nhằm mở rộng thị trường.
9 Bộ phận kinh doanh:
- Có chức năng tham mưu đầu mối giúp ban Giám đốc trong việc tổ chức, quản lý, chỉ đạo điều hành về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện các thủ
tục mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và cung ứng cho các công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Thống kê, phân tích, đánh giá các số liệu, chuẩn bị các biểu mẫu kế hoạch, báo cáo cần thiết. Cân đối và báo cáo về kế hoạch phân bổ các nguồn vốn: chi tiếp khách, chi mua hàng, quỹ phúc lợi khen thưởng…
- Triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh các mặt hàng. Đề xuất các chiến lược nhằm đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng. Theo dõi tiến độ giao hàng của các hợp đồng bán hàng và đôn đốc việc thu hồi nợ của khách hàng và lắng nghe ý kiến của khách hàng. Chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa.
9 Bộ phận kế toán:
- Tham mưu cho ban Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động công tác chuyên môn nghiệp vụ kế toán - thống kê - tài chính trong mọi hoạt động đầu tư, đảm bảo công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để phục vụ đắc lực cho công tác quản lý tại công ty.
- Chịu trách nhiệm quản lý các loại vốn, đảm bảo an toàn và không ngừng phát triển vốn kinh doanh. Xác định doanh thu, chi phí, phân phối thu nhập và nộp ngân sách, nộp ngành, xác định lợi nhuận trích lập và quản lý các quỹ tập trung của ngành.
- Cập nhật kịp thời chính xác tất cả các chứng từ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp và lập các biểu tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, của ngành.
9 Bộ phân thiết kế:
- Với nhiệm vụ cơ bản là thiết kế các mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng - Đảm bảo về mặt ý tưởng, màu sắc của sản phẩm là tốt nhất.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế. 9 Bộ phận kỹ thuật:
- Là bộ phận chịu trách nhiệm đảm bảo về mặt kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, chất lượng nhanh và hiệu quả.
- Triển khai các vấn đề kỹ thuật thi công sản xuất kinh doanh.[9]
Nhận xét: Hoạt động của công ty là một chuỗi mắt xích liên tục, đòi hỏi các phòng ban phối hợp, tuy nhiên chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được xác định rõ ràng, công việc của từng bộ phận phòng ban cụ thể. Điều này thuận lợi cho việc tính toán, quản lý thống kê, cũng như truy cứu trách nhiệm của từng cá nhân của các phòng ban khi có sự cố xảy ra.
2.1.5 Cơ cấu nhân sự
- Công ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, vi tính cao. Đây là một thuận lợi rất lớn của công ty trong quá trình hội nhập. Tổng số công nhân viên trong công ty là 100 người. [9]
- Nhân lực chính của công ty gồm: 9 Ban giám đốc:
- 01 giám đốc
- 01 phó giám đốc 9 Các phòng ban:
- 01 trưởng phòng kinh doanh - 01 kế toán trưởng
- 01 trưởng phòng kỹ thuật - 01 trưởng phòng thiết kế
2.2 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 VÀ 2010 BẢNG 2.1: Báo cáo thu nhập doanh nghiệp năm 2009 và 2010 BẢNG 2.1: Báo cáo thu nhập doanh nghiệp năm 2009 và 2010
(ĐVT: ĐỒNG)
Stt CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền
2010 2009
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268
2 Các khoản giảm trừ 0 0
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268
4 Giá vốn hàng bán 290,013,542,754 193,116,691,392
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,287,562,291 7,311,502,876
6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 51,090,894
7 Chi phí tài chính 1,277,785,032 1,444,372,524
trong đó: chi phí lãi vay 1,277,785,032 1,444,372,524
8 Chi phí bán hàng 2,487,615,872 1,753,654,081
9 Chi phí QLDN 2,520,902,594 2,656,646,272
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,001,258,793 1,405,739,105
11 Thu nhập khác 955,800,597 101,740,681
12 Chi phí khác 941,249,524 38,605,513
13 Lợi nhuận khác 14,551,073 63,135,168
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,015,809,866 1,468,874,273
15 Thuế TNDN 28,289,695 964,371
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,987,520,171 1,467,909,902
Nguồn: [1] Nhìn vào bảng báo cáo thu nhập doanh nghiệp, ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty đã phát triển hơn rất nhiều, mặc dù trong năm 2010 việc giá sắt thép liên tục tăng đã gây khá nhiều khó khăn cho việc kinh doanh của công ty, nhưng bằng những chiến lược tài tình, tinh tế, thích hợp với môi trường kinh doanh ở mỗi thời điểm, công ty đã đạt được mức doanh thu kì vọng, đóng góp thật nhiều cho đất nước thông qua thuế thu nhập doanh
nghiệp. Mặc dù thu nhập khác không từ hoạt động kinh doanh chính của công ty trong năm 2010 tăng rất nhiều lần nhưng chi phí theo đó cũng phát sinh nhiều hơn đã làm cho lợi nhuận khác của công ty thu về không bằng năm 2009, điều này công ty nên xem xét việc thu chi trong quá trình hoạt dộng kinh doanh, nên cân bằng và thực hiện các chính sách tiết kiệm chi phí để công ty đạt được tối đa hóa lợi nhuận. Sau đây tác gỉa xin đi sâu vào phân tích chi tiết, chủ yếu là ba yếu tố:
• Tình hình nợ phải thu khách hàng • Hàng tồn kho • Nợ vay ngân hàng 2.3 TÌNH HÌNH NỢ THU KHÁCH HÀNG NĂM 2009 VÀ 2010 Bảng 2.2 Tình hình nợ thu khách hàng năm 2009 và 2010 (ĐVT: đồng)
CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch tỷ lệ %
Phải thu khách hàng bình quân
18,426,796,360 12,723,085,939 (5,703,710,421) 0.69 Doanh thu 200,428,194,268 298,301,105,045 97,872,910,777 1.49
Vòng quay nợ phải thu 10.88 23.45 12.57 2.16
Số ngày bình quân
một vòng nợ phải thu 33.10 15.35 (17.74) 0.46
0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000 350,000,000,000 số dưđầu năm số phát sinh trong năm số dư cuối năm năm 2009 năm 2010
[Nguồn: xử lý qua phần mềm excel]
Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ thu khách hàng trong năm 2009 và 2010
Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa. Nhìn vào biểu đồ số tiền nợ phải thu khách hàng trên ta thấy rằng số lượng tiền phải thu của khách hàng thu trong năm là vô cùng lớn (179,404,281,484 đồng năm 2009 và 290,665,239,552 đồng năm 2010), thế nhưng đến cuối năm, số lượng còn thu lại là rất ít (18,426,796,360 đồng năm 2009 và 12,723,085,939 đồng năm 2010), nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền phát sinh, ta có thể nhận định, việc thu hồi tiền bán hàng hóa, việc đôn đốc khách hàng trả nợ được công ty đặc biệt quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2009 với lượng tiền nợ phải thu khách hàng phát sinh trong năm là 179,404,281,484 đồng và số nợ phải thu khách hàng ở kì cuối năm là 18,426,796,360 đồng thì khi so với năm 2010, con số đó không được khả quan, hay nói cách khác, năm 2010 việc đôn đốc khách hàng trả nợ đạt hiệu quả hơn cả, giảm được 5,703,710,421 đồng Ù giảm được 69 % so với năm 2009, đây là một thực tế rất đáng khen ngợi của tập thể các anh chị trong ban lãnh đạo, công ty nên tiếp tục
giữ vững chiến lược này nhằm kiểm soát thật tốt lượng tiền vốn của công ty, tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn và phát sinh các khoản nợ khó đòi. Tác giả xin được giải thích rõ hơn, năm 2009 tình hình thu nợ khách hàng triển khai chậm, lượng tiền vốn của công ty bị khách hàng nắm giữ nhiều hơn còn có thể có lí do là sau thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty bạn đang trong thời kì phục hồi việc trả nợ cho công ty cũng bị trì hoãn, các khoản nợ khó đòi do các công ty khách hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản cũng là một nguyên nhân chính yếu gây nên tình trạng nợ khách hàng tăng ở kì cuối năm
Mặt khác vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản