BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 VÀ 2010

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNGTY TNHH TM DV VINA HOÀNG DŨNG (Trang 41)

7. NHỮNG TƯ LIỆU ĐƯỢC SỬ DỤNG

2.2 BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2009 VÀ 2010

BẢNG 2.1: Báo cáo thu nhập doanh nghiệp năm 2009 và 2010

(ĐVT: ĐỒNG)

Stt CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền

2010 2009

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268

2 Các khoản giảm trừ 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268

4 Giá vốn hàng bán 290,013,542,754 193,116,691,392

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,287,562,291 7,311,502,876

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 51,090,894

7 Chi phí tài chính 1,277,785,032 1,444,372,524

trong đó: chi phí lãi vay 1,277,785,032 1,444,372,524

8 Chi phí bán hàng 2,487,615,872 1,753,654,081

9 Chi phí QLDN 2,520,902,594 2,656,646,272

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,001,258,793 1,405,739,105

11 Thu nhập khác 955,800,597 101,740,681

12 Chi phí khác 941,249,524 38,605,513

13 Lợi nhuận khác 14,551,073 63,135,168

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,015,809,866 1,468,874,273

15 Thuế TNDN 28,289,695 964,371

16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1,987,520,171 1,467,909,902

Nguồn: [1] Nhìn vào bảng báo cáo thu nhập doanh nghiệp, ta dễ dàng nhận thấy rằng, trong năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty đã phát triển hơn rất nhiều, mặc dù trong năm 2010 việc giá sắt thép liên tục tăng đã gây khá nhiều khó khăn cho việc kinh doanh của công ty, nhưng bằng những chiến lược tài tình, tinh tế, thích hợp với môi trường kinh doanh ở mỗi thời điểm, công ty đã đạt được mức doanh thu kì vọng, đóng góp thật nhiều cho đất nước thông qua thuế thu nhập doanh

nghiệp. Mặc dù thu nhập khác không từ hoạt động kinh doanh chính của công ty trong năm 2010 tăng rất nhiều lần nhưng chi phí theo đó cũng phát sinh nhiều hơn đã làm cho lợi nhuận khác của công ty thu về không bằng năm 2009, điều này công ty nên xem xét việc thu chi trong quá trình hoạt dộng kinh doanh, nên cân bằng và thực hiện các chính sách tiết kiệm chi phí để công ty đạt được tối đa hóa lợi nhuận. Sau đây tác gỉa xin đi sâu vào phân tích chi tiết, chủ yếu là ba yếu tố:

• Tình hình nợ phải thu khách hàng • Hàng tồn kho • Nợ vay ngân hàng 2.3 TÌNH HÌNH NỢ THU KHÁCH HÀNG NĂM 2009 VÀ 2010 Bảng 2.2 Tình hình nợ thu khách hàng năm 2009 và 2010 (ĐVT: đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch tỷ lệ %

Phải thu khách hàng bình quân

18,426,796,360 12,723,085,939 (5,703,710,421) 0.69 Doanh thu 200,428,194,268 298,301,105,045 97,872,910,777 1.49

Vòng quay nợ phải thu 10.88 23.45 12.57 2.16

Số ngày bình quân

một vòng nợ phải thu 33.10 15.35 (17.74) 0.46

0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000 350,000,000,000 số dưđầu năm số phát sinh trong năm số dư cuối năm năm 2009 năm 2010

[Nguồn: xử lý qua phần mềm excel]

Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ thu khách hàng trong năm 2009 và 2010

Khoản tiền phải thu từ khách hàng là số tiền mà khách hàng hiện tại vẫn còn chiếm dụng của doanh nghiệp. Chỉ đến khi khách hàng thanh toán bằng tiền cho khoản phải thu này thì coi như lượng vốn mà doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng mới không còn nữa. Nhìn vào biểu đồ số tiền nợ phải thu khách hàng trên ta thấy rằng số lượng tiền phải thu của khách hàng thu trong năm là vô cùng lớn (179,404,281,484 đồng năm 2009 và 290,665,239,552 đồng năm 2010), thế nhưng đến cuối năm, số lượng còn thu lại là rất ít (18,426,796,360 đồng năm 2009 và 12,723,085,939 đồng năm 2010), nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền phát sinh, ta có thể nhận định, việc thu hồi tiền bán hàng hóa, việc đôn đốc khách hàng trả nợ được công ty đặc biệt quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả. Tuy nhiên, năm 2009 với lượng tiền nợ phải thu khách hàng phát sinh trong năm là 179,404,281,484 đồng và số nợ phải thu khách hàng ở kì cuối năm là 18,426,796,360 đồng thì khi so với năm 2010, con số đó không được khả quan, hay nói cách khác, năm 2010 việc đôn đốc khách hàng trả nợ đạt hiệu quả hơn cả, giảm được 5,703,710,421 đồng Ù giảm được 69 % so với năm 2009, đây là một thực tế rất đáng khen ngợi của tập thể các anh chị trong ban lãnh đạo, công ty nên tiếp tục

giữ vững chiến lược này nhằm kiểm soát thật tốt lượng tiền vốn của công ty, tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn và phát sinh các khoản nợ khó đòi. Tác giả xin được giải thích rõ hơn, năm 2009 tình hình thu nợ khách hàng triển khai chậm, lượng tiền vốn của công ty bị khách hàng nắm giữ nhiều hơn còn có thể có lí do là sau thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các công ty bạn đang trong thời kì phục hồi việc trả nợ cho công ty cũng bị trì hoãn, các khoản nợ khó đòi do các công ty khách hàng đang đứng trước nguy cơ phá sản cũng là một nguyên nhân chính yếu gây nên tình trạng nợ khách hàng tăng ở kì cuối năm

Mặt khác vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.Trong bảng trên ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của năm 2009 là 10.88 trong khi năm 2010 là 23.45, tăng đến 12.57 Ù tăng thêm 116% cho thấy tốc độ các khoản phải thu của công ty từ năm 2009 qua năm 2010 là rất cao, năm 2010 tăng hơn gấp đôi so với năm 2009, chính vì vậy mà số ngày bình quân một vòng nợ phải trả trong năm 2009 cao hơn năm 2010 là 17.74 Ù giảm được 46 %. Với kết quả đó, ta nói năm 2009 tình hình thu nợ khách hàng của công ty chưa thật sự hợp lí, và đã được trấn chỉnh rất tốt trong năm 2010.

Đối với công ty, không có hạn mức về khoản nợ phải thu mà chính sách của công ty là giảm giá thành để có thể bán cho khách hàng những giá tốt nhất, đảm bảo chất lượng, song song với điều đó, việc thu hồi tiền hàng bán cũng trở nên nghiêm ngặt và đòi hỏi nhanh chóng hơn, đối với một số khách hàng, công ty Vina Hoàng Dũng khá là “khó tính” nhưng theo tác giả chính vì việc “mất lòng trước được lòng sau” và “uy tín là nền tảng” đã đưa công ty đến với những thành tựu của ngày hôm nay với những khách hàng trung thành có con số gắn bó lên đến 12 năm, đây không phải là điều mà bất cứ công ty nào cũng làm được đặc biệt là khi thị trường sắt thép

những năm gần đây biến động không ngừng, việc các công ty bán phá giá hay giảm chất lượng sản phẩm xảy ra nhan nhản trên thị trường.

Về cuối năm việc đôn đốc các khách hàng trả nợ thật sự rất khó khăn, việc trả nợ cho ngân hàng khiến cho điều này cần thiết hơn bao giờ hết, các khỏan thu khách hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn vốn cũng như lượng tiền cần có trong công ty, vì vậy dù nhìn chung việc thu nợ khách hàng của công ty có thể khả quan nhưng công ty cần phải triệt để hơn nữa các chính sách thu nợ khách hàng để tránh đươc tình trạng gấp gáp về cuối năm, nên đưa ra những chỉ tiêu hợp lý, cụ thể, chi tiết từng giai đoạn đề việc thu hồi nhanh hơn, chính xác hơn và đặc biệt tránh gây mất lòng khách hàng vì các khoản nợ khó đòi thật sự làm cho tình hình tài chính của các công ty đến bờ vực của việc vay thêm vốn khi lượng tiền bị thâm hụt quá cao.

2.4 TÌNH HÌNH HÀNG TỒN KHO CỦA DOANH NGHIỆP Bảng 2.3: Tình hình hàng tồn kho năm 2009 va 2010 Bảng 2.3: Tình hình hàng tồn kho năm 2009 va 2010

(ĐVT: đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tỷ lệ %

Hàng tồn kho bình quân 32,353,789,892 35,758,767,178 3,404,977,286 1.11 doanh thu 200,428,194,268 298,301,105,045 97,872,910,777 1.49 Vòng quay hàng tồn kho 6.19 8.34 2.15 1.35 Số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho 58.11 43.15 (14.96) 0.74 Nguồn: [3] Tồn kho năm 2009 là 32,353,789,892 đồng trong khi năm 2010 là 35,758,767,178 đồng tăng đến 3,404,977,286 đồng, tăng thêm 11%, lượng hàng tồn kho này có thật sự hợp lí hay không, chúng ta cần phải xem xét ở nhiều yếu tố nhưng nếu xét với doanh thu của công ty đạt được thì số lượng hàng tồn kho này là khá hợp lí. Vì công ty chưa ra một chính sách về hạn mức tồn kho nên tác giả không thể kết luận được nhiều. Tác giả chỉ đánh giá theo tình hình biến động của giá sắt

thép trên thị trường trong nước ở 2 năm gần đây để có thể giải thích một cách khái quát nhất về lượng tồn kho của công ty.

2009

32,353,789,892

2010

35,758,767,178

[Nguồn: xử lý qua phần mềm excel]

Biểu đồ 2.2: Tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2009 và 2010

Lượng hàng tồn kho lớn dẫn đến việc chuyển đổi sang tiền mặt là rất khó. Nó gần như là khoảng tiền chết mà doanh nghiệp chưa thể sử dụng khi muốn xoay vòng vốn. Mặt khác tình hình giá sắt thép trong hai năm qua tiến triển rất bất ổn, tăng chóng mặt, đôi khi lên xuống thất thường nên việc tồn kho thế nào cho hợp lí là một điều rất cấp thiết.

Giá vốn hàng bán trong năm 2010 tăng chóng mặt, đặc biệt là các tháng cuối năm, số lượng và tần suất tăng của giá rất cao, đầu tiên là từng tuần, từng ngày rồi đến từng giờ khiến cho việc nhập kho cũng như bán hàng cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, có giai đoạn công ty đứng trước việc đã nhận lời với giá mua của khách nhưng khi lấy hàng phải chịu giá cao hơn, để bảo đảm uy tín như đã cam kết với khách hàng công ty chấp nhận lỗ, việc giá bán của các mặt hàng tăng khiến cho công ty gặp những tình huống rất khó giải quyết mà nếu không bình tĩnh xử lý, công ty sẽ chịu hậu quả rất đáng tiếc.

Sức ép tỷ giá VND/USD tăng 9,3%, lãi suất ngân hàng cao cùng với giá nguyên liệu đầu vào như phôi, thép phế và than cốc thế giới đều có bước nhảy vọt

về giá khiến giá thép không có cách nào khác buộc phải tăng theo. Ngay trong tháng một và nửa đầu tháng hai năm 2011, nhiều doanh nghiệp đã có vài lần tăng giá, dao động từ 400 nghìn lên một triệu đồng mỗi tấn.[9]

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ ngày 17, 18-2, một số doanh nghiệp thép lại tiếp tục tăng giá 300 – 500 nghìn đồng/tấn. Hiện giá thép bán tại nhà máy ở mức 17,5 triệu đến 18 triệu đồng một tấn (chưa bao gồm VAT và phí vận chuyển). VSA cho biết, các doanh nghiệp phải nhích giá dần dần

để tránh gây sốc cho thị trường. Hiện giá phôi vẫn đang giữ mức kỷ lục 690

USD/tấn (tăng khoảng 90 USD so với cuối năm trước), thép phế 550 USD và dự báo có chiều hướng tiếp tục tăng.[9]

Trái với dự báo của VSA từ cuối năm 2010, thị trường thép đầu năm sẽ ảm

đạm, thực tế thị trường tháng 1 vừa qua, giá thép đã tăng từ 500 nghìn đồng đến 1

triệu đồng/tấn và lượng tiêu thụ cũng tăng mạnh. Lượng thép xây dựng bán ra của các DN trong VSA trong tháng 1 vừa qua đạt gần 470 nghìn tấn, tăng gần 70 nghìn tấn (7,2%) so với tháng trước đó và cao hơn 35% so với cùng kỳ. Công ty cũng

đang hướng theo mục đích đó, nhưng hiện tượng đầu cơ từ các công ty sẽ làm ra

hiện tượng tăng giá ảo và người chịu tổn thất đầu tiên là khách hàng rồi đến chính các doanh nghiệp. [9]Công ty cần có những cân nhắc thật sự tỉnh táo, có thể nói “liều mới mau giàu” nhưng so với những mục tiêu công ty đề ra là kinh doanh an toàn thì lượng tồn kho nên xem xét ở mức hợp lý hơn.

2.5 TÌNH HÌNH TRẢ NỢ VAY NGÂN HÀNG

Bảng 2.4: Bảng báo cáo thu nhập doanh nghiệp năm 2009 và 2010

(ĐVT: đồng)

Stt CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền

2010 2009 Chênh lệch Tỉ lệ % 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268 97,872,910,777 148.83 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0.00 3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 298,301,105,045 200,428,194,268 97,872,910,777 148.83 4 Giá vốn hàng bán 290,013,542,754 193,116,691,392 96,896,851,362 150.18 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8,287,562,291 7,311,502,876 976,059,415 113.35 6

Doanh thu hoạt

động tài chính 0 51,090,894 (51,090,894) 0.00

7 Chi phí tài chính 1,277,785,032 1,444,372,524 (166,587,492) 88.47

trong đó:

chi phí lãi vay 1,277,785,032 1,444,372,524 (166,587,492) 88.47 8 Chi phí bán hàng 2,487,615,872 1,753,654,081 733,961,791 141.85 9 Chi phí QLDN 2,520,902,594 2,656,646,272 (135,743,678) 94.89 10

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 2,001,258,793 1,405,739,105 595,519,688 142.36 11 Thu nhập khác 955,800,597 101,740,681 854,059,916 939.45 12 Chi phí khác 941,249,524 38,605,513 902,644,011 2,438.12

13 Lợi nhuận khác 14,551,073 63,135,168 (48,584,095) 23.05

14

Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 2,015,809,866 1,468,874,273 546,935,593 137.24

15 Thuế TNDN 28,289,695 964,371 27,325,324 2,933.49

16

Lợi nhuận sau

thuế TNDN 1,987,520,171 1,467,909,902 519,610,269 135.40

17 ROA 0.67 0.73 (0.07) 90.97

18 ROE 0.13 0.10 0.03 135.40

Đầu tiên ta xét về khả năng thanh toán của công ty qua hai năm 2009 và 2010

Bảng 2.5: Khả năng thanh toán của công ty

Khả năng thanh toán

STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 Chênh lệch tỉ lệ %

1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.27 1.39 0.12 109.41

[nguồn: xử lý qua phần mềm excel] Hệ số thanh toán ngắn hạn của năm 2009 nhỏ hơn 2010 là 0.12 tương đương với tăng 9.41 %, đây là con số đáng mừng bởi hệ số thanh toán càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn là rất cao. Việc khó khăn về tài chính là khó gặp phải trong lúc này bởi khả năng chuyển thành tiền mặt là rất khả quan.

Bảng 2.6: Khả năng sinh lợi của công ty

Khả năng sinh lợi

STT CHỈ TIÊU năm 2009 năm 2010 độ lệch Tỉ lệ %

1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0.73 0.67 (0.07) 90.97

2 Tỷ số sức sinh lợi căn bản 0.14 0.15 0.01 107.52

3 ROA 0.03 0.04 0.01 142.45

4 ROE 0.10 0.13 0.03 135.40

Nguồn: [5] Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 0.73 năm 2009 và 0.67 năm 2010 ta có thể nói công ty trong 2 năm qua làm ăn có lãi tuy nhiên năm 2010 thấp hơn năm 2009 là 0.07, chỉ bằng 90.97 % so với 2009, lợi nhuận trên doanh thu thấp hơn rất nhiều, tại sao lại như thế? Ta có thể thấy rằng mặc dù năm 2010 doanh thu của công ty tăng lên nhìều lần so với doanh thu năm 2009 (200,428,194,268 < 298,301,105,045) nhưng năm 2010 doanh nghiệp lại không đem lại nhiều lợi nhuận hơn năm 2009, phải chăng do chính sách sử dụng vốn chưa hiệu quả hay do trong năm việc phải bỏ ra nhiều chi phí để mua thêm tài sản hay sửa chữa cơ sở hạ tầng đã khiến cho lợi nhuận giảm đáng kể, sự sụt gảim về lợi nhuận do những nguyên nhân sau:

+ Doanh số bán hàng tăng đến 148.87 %, trong khi giá vốn hàng bán tăng đến 150.18 %

+ Năm 2009 công ty còn có thêm khoản doanh thu từ hoạt động tài chính, con số lên đến 51,090,894, trong khi năm 2010 là không có khoản này.

+ Chi phí bán hàng tăng đến 41.85 % trong khi chi phí quản lí doanh nghiệp chỉ giảm 5.21 %, hai con số trên khác biệt quá nhiều.

+ Chí phí khác trong năm 2010 tăng đột biến do công ty mua thêm nhà xưởng và nhập thêm máy móc đã khiến cho lợi nhuận gỉam đáng kể, thêm một phần nữa là thuế TNDN mà công ty phải nộp cho nhà nước cũng nhiều hơn gấp nhiều lần vì doanh thu tăng cao.

Đó có thể xem là những lí do khiến cho tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty trong năm 2010 giảm hơn rất nhiều so với năm 2009 nhưng nhìn chung việc kinh doanh của công ty đang ngày càng khởi sắc bởi ngoài việc doanh thu tăng, cơ sở hạ tầng được nâng cao, công ty đang dần ổn định sau cuộc biến động thị trường năm

Một phần của tài liệu Đề tài một số GIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại CÔNGTY TNHH TM DV VINA HOÀNG DŨNG (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)