Rủi ro sau khi nhận hàng:

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuấtnhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP HCM” (Trang 26 - 30)

- Rủi ro phía nhà xuất khẩu (rủi ro thương mại) liên quan uy tín bên bán và rủi ro từ chối giao hàng. Rủi ro từ chối giao hàng có thể lấy cớ do bên xuất khẩu không muốn hoàn thành giao dịch. Khi giao hàng bị từ chối, nhà nhập khẩu phải tốn thời gian tìm nguồn hàng mới cho kịp quá trình sản xuất, tốn thêm chi phí.

- Sau khi thanh toán xong, khi người nhập khẩu kiểm tra lại hàng phát hiện thấy thiếu hàng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém phẩm chất, hay không đúng phẩm chất quy cách chất lượng.

- Rủi ro thanh toán : Khi thanh toán bằng hình thức trả trước hoặc trả ngay, bên bán có thể chậm giao hàng hoặc không thể giao hàng vào thời điểm thanh toán.

- Rủi ro quốc gia: phụ thuộc tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Những yếu tố này sẽ làm cho việc giao hàng bên bán bịđình hoãn.

- Rủi ro hối đoái và chuyển tiền: Rủi ro hối đoái bắt nguồn từ sự biến động bất lợi của tỷ giá gây tổn thất cho nhà nhập khẩu trong việc thanh toán tiền hàng. Rủi ro chuyển tiền là tình trạng khan hiếm ngoại tệ hoặc sự quản lí hối đoái của chính phủ

khan hiếm nên việc thanh toán không thực hiện ngay.

2.3.3/ Ri ro ca ngân hàng tài tr:

2.3.3.1/ Ri ro tín dng và tài sn đảm bo tín dng

- Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi khách hàng không có khả năng thanh toán bồi hoàn hoặc không thực hiện những nghĩa vụ cam kết. Nguyên nhân là do ngân hàng đánh giá không đúng năng lực trả nợ hoặc tập trung quá mức tín dụng vào một ngành kinh tế, một khu vục địa lí hay một đối tượng khách hàng, dẫn đến ngân hàng không thu hồi vốn khi ngành hay đối tượng gặp khó khăn.

- Rủi ro tài sản đảm bảo tín dụng

Ngân hàng tổn thất từ rủi ro có đảm bảo nếu không lưu tâm đến kiểm soát giá trị cũng như quản lí tài sản đảm bảo đó. Thậm chí dù ngân hàng có kiểm soát tài sản

đảm bảo tín dụng này hậu quả vẫn có thể tổn thất cho ngân hàng khi nó giảm giá trị.

2.3.3.2/ Ri ro do tp trung tín dng: là loại rủi ro xảy ra khi danh mục cho vay của ngân hàng thiếu đa dạng về chủ thể đi vay, thiếu đa dạng về danh mục cho vay của ngân hàng thiếu đa dạng về chủ thể đi vay, thiếu đa dạng về

ngành kinh tế, khu vực địa lí. Việc bó hẹp phạm vi tài trợ đưa ngân hàng vào tình thế

rủi ro.

2.3.3.3/ Ri ro quc gia và chuyn tin

Môi trường kinh tế, xã hội, pháp lí, chính trị của nước ngoài có thể tác động xấu đến khả năng của người đi vay trong việc thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của mình.

2.3.3.4/ Ri ro hi đoái, lãi sut

+ Rủi ro hối đoái: là rủi ro tổn thất bắt nguồn từ biến động bất lợi tỷ giá những quy chế quản lí ngoại hối chính phủ. Các khoản tài trợ ngoại tệ đang mất giá dù được hoàn trả khiến ngân hàng chịu tổn thất lớn ngoài dự kiến.

+ Rủi ro lãi suất: phát sinh từ biến động lãi suất và bất tương xứng về

ngày tái lập lãi suất giữa các nguồn vốn ngân hàng đối với các khoản mục tài sản kinh doanh. [5 – trang 26]

2.3.3.5/ Ri ro y thác và bo qun chng t: ngân hàng thường thay khách hàng nắm chứng từ quan trọng gồm cả chứng từ liên quan đến thường thay khách hàng nắm chứng từ quan trọng gồm cả chứng từ liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa đang giao dịch và lệnh đòi tiền. Ngân hàng có trách nhiệm bảo quản và kiểm soát nghiêm ngặt việc chuyển lưu chứng từ này.

2.3.3.6/ Ri ro tác nghip: phát sinh từ các dịch vụ thu phí của ngân hàng, theo đó một sự sai sót hay bất cẩn sẽ khiến ngân hàng gánh chịu những ngân hàng, theo đó một sự sai sót hay bất cẩn sẽ khiến ngân hàng gánh chịu những tổn thất tài chính to lớn.

Kết luận

Cơ sở lí luận của chương II gồm 4 phần:

- Phần một là những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu. - Phần hai là những nét khái quát về ngân hàng thương mại

- Phần ba là các khái niệm, đối tượng, vai trò, các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM và rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại.

- Phần bốn là những rủi ro mà ngân hàng tài trợ gặp phải.

Với những lí luận cơ bản về tài trợ xuất nhập khẩu được trình bày khá cụ thể

trong chương II sẽ góp phần làm nền tảng để có thểđi sâu nghiên cứu hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thực tế tai ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đề tài một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuấtnhập khẩu tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh TP HCM” (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)