Sơ đồ 3.2 Kết cấu nhân sự tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP HCM:
3.1.4/ Đánh giá tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM.
Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM.
Hơn 20 năm thành lập và phát triển, mặc dù có những giai đoạn Chi nhánh phải đương đầu với vô vàn những khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ sự hỗ trợ kịp thời của lãnh đạo các cấp và đặc biệt là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên
(CBNV), nên nhiều năm qua Chi nhánh đã có sự phát triển toàn diện và vượt bậc. Từ
năm 2005 hoạt động kinh doanh đã bắt đầu có lãi (trên 288 tỷ đồng), từ năm 2006
đến năm 2009 mỗi năm lợi nhuận đều tăng trưởng bình quân trên 15%/năm.
Một trong những thế mạnh góp phần vào sự phát triển hiệu quả và bền vững của Chi nhánh là hoạt động dịch vụ. Những năm gần đây, Chi nhánh đã có sựđột phá trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ truyền thống, dịch vụ mới, hiện đại của Chi nhánh được khách hàng đăng ký sử dụng và đón nhận một cách hồ hởi, mang lại nguồn thu đáng kể.
Là một đơn vị xuất sắc, có quy mô kinh doanh dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh đạt kết quả vững chắc trên các mặt hoạt động, đặc biệt trong phát triển dịch vụ ngân hàng. Đến nay nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt trên 10 ngàn tỷ đồng, cho vay hơn 8 ngàn tỷ đồng, thu dịch vụ trên 52 tỷđồng
++Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua:
Thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2009, trong bối cảnh họat động của ngành ngân hàng của Việt Nam bị tác động mạnh trước biến động phức tạp của kinh tế thế
giới, của kinh tế trong nước, Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các chỉ đạo và điều hành của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đồng thời xử lý nhạy bén phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh, từđó đã vượt qua các khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đạt được
ĐVT: tỷđồng 2007 2008 2009 Chỉ tiêu Thực hiện +/- % so năm 2006 Thực hiện +/- % so năm 2007 Thực hiện +/- % so năm 2008 1. Tổng nguồn vốn huy động 10.658 22% 10.648 - 0,09 % 10.183 -4,36% 2. Tổng dư nợ cho vay 6.763 21,9% 6.918 2,3% 8.373 21%
3. Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3,4,5)/Tổng dư nợ cho vay 0,83% +13,6 % 0,66% -0,16 % 0,37% -0,29% 4. Lợi nhuận trước thuế 306 22% 563 84% 399 -29% 5. Tỷ lệ từ dịch vụ/tổng thu nhập 4,68% +0,8% 3,9% -0,78% 5,67% +1,77% [ Nguồn: 8]
Tính đến 31/12/2009, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt gần 10.200 tỷ đồng (đã lọai trừ nguồn vốn chuyển giao cho chi nhánh Nhà Bè và Nam Sài Gòn do nâng cấp Phòng giao dịch), trong đó nguồn vốn huy động bình quân đạt 9.970 tỷ, tăng 185 tỷ; Dư nợ cho vay đạt 8.373 tỷ, tăng 1.455 tỷ; lợi nhuận đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng, đứng đầu hệ thống. Vốn điều lệ của cá nhân là 5.55%, của tổ chức là 94.45% Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn điều lệ Vietinbank thời điểm 03/07/2009 Cá nhân Tổ chức 5.55% 94.45% [Nguồn: 7]
Triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam về công tác tín dụng qua các năm. Đến 31/12/2009, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 8.373 tỷ đồng, đạt 99,6% chỉ tiêu kế hoạch Qúy IV/2009 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao cho Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh; Tỷ lệ nợ nhóm 2 & nợ xấu đến 31/12/2009 là 32,350 tỷ đồng, giảm 19,333 tỷ so cùng kỳ năm 2008, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (đạt 49,77% kế họach).
Dịch vụ: dịch vụ thu được qua các năm đều tăng, riêng trong năm 2009 thu phí dịch vụ đạt 62,463 tỷ đồng, đạt 96,1% chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 được Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam giao và tăng 2,161 tỷ đồng (+3,58%) so năm 2008.
Đây là một cố gắng lớn trong điều kiện họat động ngoại thương bị thu hẹp, các ngân hàng thương mại giảm phí để thu hút khách hàng, khống chế dư nợ cho vay nền kinh tế trong phạm vi chỉ tiêu kế họach được giao.
Năm 2009, dịch vụ thẻ của Chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu do ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao và được công nhận là đơn vị hoạt động thẻ đạt xuất sắc toàn diện. Năm qua Chi nhánh đã phát hành mới gần 43 ngàn thẻ ATM (đạt 101,75% kế họach, 481 thẻ tín dụng quốc tế nâng số lượng phát hành thẻ ATM tại Chi nhánh lên gần 194 ngàn thẻ ATM và 1260 thẻ tín dụng quốc tế. Năm 2009 Chi nhánh đã lắp đặt 151 máy EDC (100,67% kế hoạch); doanh số thanh toán thẻ các loại đạt 107% kế họach (trên 182 tỷ đồng); số dư trên tài khoản thẻ đạt trên 200 tỷ đồng.
Đặc biệt năm 2009, Chi nhánh đã có sự chuyển hướng trong việc phát hành thẻ. Song song với việc tiếp thị các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, đơn vị sự
nghiệp có thu sử dụng dịch vụ chi lương, Chi nhánh đã tập trung khai thác dịch vụ
phát hành thẻ liên kết cho các trường Đại học, Cao đẳng. Năm 2009 đã có 13 trường
đại học, cao đẳng trên địa bàn sử dụng dịch vụ này với 18.300 thẻ ATM được mở. - Về nguồn vốn:
Nguồn vốn huy động bình quân các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, riêng trong năm 2009, nguồn vốn huy động bình quân tăng 185 tỷ (+2%) so năm 2008. Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã tieáp tuïc tự cân đối nguồn vốn VNĐ, nguồn vốn ngoại tệ USD trong cả năm 2009, thực hiện gởi voán Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bằng VNĐ, ngọai tệ, góp phần vào việc cân đối nguồn vốn của hệ
thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đây là nỗ lực rất lớn của Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh trong tình hình nguồn vốn, lãi suất huy động liên tục gia tăng, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
Biểu đồ 3.2: Tổng nguồn vốn huy động ( tỷđồng) 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 8237 10658 10648 10183
Nguồn vốn không kỳ hạn bình quân luôn đạt được tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn huy động, và năm sau đều tăng so với năm trước, riêng nguồn vốn không kỳ hạn bình quân năm 2009 tăng 18% so năm 2008, chiếm tỷ trọng 39,3%/tổng nguồn vốn bình quân, tăng 5,3% về tỷ trọng so năm 2008, cho thấy đã gia tăng tỷ lệ
nguồn vốn có lãi suất thấp, góp phần giảm chi phí vốn đầu vào, gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.
Trước tình hình gánh nặng chi phí từ các khoản huy động với lãi suất cao trước đây (trong năm 2008), Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã chủ động thực hiện thương lượng lại với khách hàng để giảm lãi suất, đồng thời làm việc với khách hàng này để gia tăng tiền gửi không kỳ hạn nhằm giảm giá vốn bình quân của các khách hàng này và giảm giá vốn bình quân chung của Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh. Kết quả
là số dư tiền gởi không kỳ hạn của các đơn vị này đều gia tăng qua các tháng.
Luôn chấp hành sự chỉ đạo về mức lãi suất huy động vốn do Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định, góp phần ổn định thị
trường tiền tệ.
Công tác phát triển mạng lưới ngân hàng, khách hàng là một trong những trọng tâm và mục tiêu quan trọng mà Chi nhánh hướng đến. Đến nay Chi nhánh TP.HCM đang quản lý và khai thác 65 máy ATM, 377 máy EDC, 9 Phòng giao dịch. Năm qua Chi nhánh đã đưa 3 Phòng giao dịch mới vào họat động. Các Phòng giao
dịch đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trong đó nguồn vốn đã đạt trên 311 tỷđồng, dư nợ cho vay gần 80 tỷ. Trong năm 2009 Chi nhánh tiếp tục nâng tầm quy mô hợp tác với khách hàng nhằm khai thác thế mạnh của mỗi bên như ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty CP vận chuyển Sài Gòn Tourist, Công ty Sadaco; ký kết tài trợ
dự án với công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng, Công ty CP Thép Việt...
Bảng 3.2: Tình hình cho vay nền kinh tế
Đvt: tỷđồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
* Cho vay nền kinh tế 6.763 6.918 8.373
Giá trị tăng tuyệt đối - 155 1.455 Tốc độ tăng - 2,3% 21% a/ Ngắn hạn 3.929 4.319 4.965 Giá trị tăng tuyệt đối - 390 646 Tốc độ tăng - 9,93% 14,96% b/ Trung, dài hạn 2.834 2.599 3.408 Giá trị tăng tuyệt đối - - 235 809 Tốc độ tăng - - 0,83% 31,13% [ Nguồn:6] Nhận xét:
Qua số liệu về tình hình cho vay tại Chi nhánh ta thấy tình hình vay vốn của các doanh nghiệp, cá nhân có tốc độ tăng dịch chuyển nhẹ nhàng qua các năm 2008/2007. Tuy nhiên sang đến năm 2009 thì lại tăng mạnh mẽ, do chính sách kích cầu của nền kinh tế. Trong hoạt động cho vay thì tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá 58,1% (2007), 62,43% (2008), 59,3% (2009). Các doanh nghiệp vay vốn làm hàng xuất khẩu nên chỉ vay ngắn hạn hay cho sinh viên vay đóng tiền học phí. Chính sách cho vay sửa chữa nhà hay cho vay phục vụ sản xuất, chăn nuôi.
Với hoạt động cho vay tương đối bình ổn, ít có sự biến động mạnh. Nguyên nhân là do khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngày càng cao, hơn nữa khủng hoảng kinh tế năm 2008, ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ.
Bảng 3.3, Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
Đvt: tỷđồng
Ngành Dư nợ Tỷ trọng
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 355,02 4,24%
CNCB và khai thác mỏ 2.364,53 28,24%
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng 602,02 7,19% Vận tải, kho bãi, TTLL 794,6 9,49%
SX và phân phối điện, khí đốt 798,78 9,54% Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng cá nhân 1.569,1 18,74%
Xây dựng 940,29 11,23%
Khác 948,66 11,33%
Tổng 8.373 100%
[ Nguồn: 7] Nhận xét:
Do chủ trương tập trung tín dụng vào các ngành kinh tế quan trọng nên nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào cho vay ngành CNCB và khai thác mỏ, chiếm 28,24%. Kếđến là ngành thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng cá nhân, chiếm tỷ trọng 18,74%. Đồng thời chi nhánh hạn chế tín dụng đối với các ngành đến giai
đoạn bão hòa hay kém khả năng cạnh tranh nên đối với ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất 4,24% trong tổng cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế và ngày càng có xu hướng giảm.
Biêu đồ 3.3: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế
Nông nghiệp,lâm nghiệp,thủy sản
CN chế biến và khai thác mỏ
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
Sx và phân phối điện, khí đốt
Thương nghiệp, sửa chữa xe, đồ dùng cá nhân Xây dựng Khác 4.24% 28.24% 7.19% 9.49% 9.54% 18.74% 11.23% 11.33% [Nguồn: 7]
++ Lợi nhuận của chi nhánh
Nhờ cố gắng và tích cực trong hoạt động kinh doanh, lợi nhuận các năm đều tăng và hoàn thành chỉ tiêu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam giao. Riêng trong năm 2009, lợi nhuận (đã trích dự phòng rủi ro) đạt 398,671 tỷ đồng, giữ vững vị trí hàng đầu và đạt kết quả lợi nhuận cao nhất trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Năm 2009, Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam công nhận là đơn vị đạt danh hiệu thi
đua xuất sắc. Biểu đồ 3.4: lợi nhuận của chi nhánh 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 306 563 399
Đểđạt được khoản lợi nhuận này, toàn bộ các nhân viên trong Chi nhánh cùng với sự lãnh đạo của ban giám đốc đã phải phấn đấu, hoạt động tích cực trong thời gian qua, để gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh.
3.1.5/ Nhận xét chung về ngân hàng TMCP Công Thương, chi nhánh TP.HCM TP.HCM
3.1.5.1/ Điểm mạnh
- Chi nhánh đặt tại 79A – Hàm Nghi, Phường Nguyễn Thái Bình, Q1 là trung tâm tài chính tín dụng của thành phố, địa bàn phát triển năng động, chất lượng cuộc sống khá cao, có sức cạnh tranh lớn, có thể hợp tác làm ăn, kinh doanh với những đối tác lớn, tầm cỡ trong nước và thế giới..
- Toàn thể cán bộ nhân viên (CBNV) làm việc hăng say, năng nổ, đóng góp nhiệt tình vào công việc chung.
- Với thế mạnh về mạng lưới, hoạt động thanh toán trong nước và địa bàn hoạt
động khá hiệu quả, tạo điều kiện cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, thuận lợi cho khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.
- Tinh thần đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó tương trợ trong mỗi thành viên, hợp tác cao của ban lãnh đạo và nhân viên cộng với sựủng hộ nhiệt tình của khách hàng.
- Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh.
- Hệ thống các PGD đã phát huy hiệu quả tích cực, trở thành vũ khí hữu hiệu trong cạnh tranh, góp phần vào thành công của Chi nhánh TP.HCM.
- Với thâm niên hoạt động của mình, Chi nhánh rất am hiểu tập quán phong tục, tâm lý khách hàng giúp Chi nhánh mang lại những tiện ích, dịch vụ tốt nhất cung cấp cho khách hàng.
3.1.5.2/ Điểm yếu
- Việc quản lý rủi ro thanh khoản chưa toàn diện, chủ yếu vẫn do Phòng Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm.
- Thiếu chỗ đậu xe gây bất tiện cho nhân viên khi phải gửi ở ngoài, hơn nữa chỗđể xe cho khách hàng còn chật chội, khiến khách hàng có tâm lí không thoải mái.
- Việc thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng không kịp thời với nhu cầu của khách hàng.