Tỷ lệ tài sản có sinh lời H

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 53 - 54)

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ tài sản có sinh lời Agribank Đồng Nai trong giai đoạn 2008- 2009 95.10% 96.95% 94.00% 94.50% 95.00% 95.50% 96.00% 96.50% 97.00% 2008 2009 H7 NĂM

(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)

Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tài sản có sinh lời của ngân hàng tăng từ 95,1% lên 96,95%, tăng 1,86%. Vì tài sản có sinh lời bao gồm dư nợ cho vay có khả năng thu được lãi, tiền gửi ở TCTD khác, các khoản hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các khoản đầu tư khác... nên việc dư nợ tín dụng năm 2009 tăng cũng làm cho tỷ lệ tài sản có sinh lời tăng lên. Tỷ lệ tài sản có sinh lời của Agribank Đồng Nai khá cao, trên 95% nên ta có thể nói tính thanh khoản của ngân hàng đang dược đảm bảo bởi các tài sản có sinh lời.

™ Kết luận:

Qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản ta có thể nhận thấy được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai tuy đang không có khó khăn về thanh khoản (trạng thái thanh khoản dương) nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản khá cao, tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản khá thấp so với tỷ trọng các tài sản có tính thanh khoản kém. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng rất dễ mất khả năng thanh

khoản do không thể chuyển đổi các tài sản thành tiền mặt một các nhanh chóng. Bên cạnh đó các chỉ số thanh khoản của toàn hệ thống (được phân tích tại mục 2.2) cũng rất kém nên khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng khó có thể điều chuyển thanh khoản trong hệ thống, nhất là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính hay rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất... vì đây là những rủi ro thường có tính lan truyền trong toàn bộ hệ thống. Khi đó toàn bộ hệ thống sẽđối mặt với RRTK và dễ dẫn đến tổn thất lớn hay có thể dẫn đến phá sản.

Thật vậy, vào những tháng đầu năm 2008 hệ thống NHTM đã có sự căng thẳng về vấn đề thanh khoản do NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng nông nghiệp cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng đó. Đứng trước nguy cơ RRTK, ngân hàng đã đưa ra mức phí điều hòa vốn nội tệ cho các chi nhánh cấp II trong tỉnh và phòng giao dịch Tân Hòa, theo đó ngân hàng nông nghiệp tỉnh sẽ thu của đơn vị thiếu vốn 1,3%/tháng (Văn bản số 563 NHNoĐN-KHKD).

Vì vậy, việc quản trị RRTK là một vấn đề cấp thiết cần được ngân hàng quan tâm và chú trọng không chỉ tập trung tại Hội sở chính mà còn phải phân tán ra các chi nhánh cấp I có lượng huy động lớn và có mạng lưới hoạt động với quy mô lớn (hội sở cấp tỉnh)

2.3.2. Nhận định về quản trị RRTK tại NH Agribank Chi Nhánh Đồng Nai 2.2.2.1, Những mặt tích cực 2.2.2.1, Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)