CÁC THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÂN TÍCH 1 Thành tựu

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 57 - 60)

c. Chưa đề ra các giải pháp và chính sách quản trị RRTK

2.4.CÁC THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG PHÂN TÍCH 1 Thành tựu

2.4.1. Thành tựu

Báo cáo đã phân tích được tình hình thanh khoản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, so sánh tình hình thanh khoản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với các NHTM khác tại Việt Nam. Báo cáo đi sâu nghiên cứu, phân tích tình hình quản trị RRTK của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai thông qua các chỉ tiêu thanh khoản.

Báo cáo phân tích tình hình thanh khoản, đồng thời nêu được những nguyên nhân dẫn đến tình hình thanh khoản đó trong từng thời kỳ, diễn biến của thanh khoản gắn với diễn biến của các yếu tố tác động, đây là tiền đề để đưa ra những giải pháp quản trị RRTK cho ngân hàng.

Không chỉ phân tích tình hình thanh khoản, báo cáo còn phân tích những điểm mạnh và hạn chế trong quản trị RRTK tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản trị RRTK, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng.

2.4.2. Hạn chế

Thời gian lao động thực tế khá ngắn, chỉ trong thời gian bốn tháng để tiếp cận được bộ máy quản lý cũng như thu thập các số liệu thực tế về công tác quản trị RRTK tại ngân hàng là một vấn đề rất khó. Bài báo cáo còn hạn chế bởi một vài số liệu về

quản trị của ngân hàng không được công bố ra bên ngoài cũng như các khâu trong quản lý thanh khoản tại ngân hàng còn chưa được rõ ràng.

Ngân hàng chưa có bộ phận quản lý rủi ro cụ thể, do đó các số liệu về quản trị RRTK vẫn chưa được tính toán và tổng hợp. Vì vậy, bài báo cáo còn khá hạn chế về số liệu, đặc biệt là các số liệu về tỷ lệ khả năng chi trả, do không có số liệu cơ sởđể tổng hợp và tính toán.

Các tài liệu tham khảo về đề tài quản trị RRTK còn khá hạn chế, với nhiều tài liệu tương đối giống nhau và chỉ giới hạn trong việc nêu ra các lý thuyết về thanh khoản, chưa có sự vận dụng trong thực tế.

Các đề tài nghiên cứu đi trước cũng rất hạn chế về số lượng và việc công bố trên mạng thông tin công cộng cũng rất hạn chế, do đó báo cáo khó có thể vận dụng các kết quả nghiên cứu trước đây làm tiền đề cho bài báo cáo, đồng thời khó có thể rút được kinh nghiệm từ các đề tài trước để hoàn chỉnh các gốc độ phân tích.

TÓM TT CHƯƠNG 2

Chương 2 của bài báo cáo đã giới thiệu đôi nét về ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai, đi sâu phân tích tình hình thanh khoản của các NHTM Việt Nam từ đó rút ra được nhận xét về tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng Agribank. Từ tình hình thanh khoản của ngân hàng Agribank, bài báo cáo đã đi sâu phân tích tình hình thanh khoản của ngân hàng Agribank chi nhánh Đồng Nai, qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản, báo cáo kết luân được tình hình yếu kém về khả năng thanh khoản của ngân hàng, từđó nêu lên các nguyên nhân của tình hình thanh khoản, làm tiền đề cho các giải pháp được nêu ra tại chương 3.

Chương 2 còn nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế trong quản trị RRTK tại ngân hàng Agribank Đồng Nai từđó góp phần đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng. Bên cạnh đó, nội dung chương cũng đề cập đến những thành tựu và hạn chế của quá trình phân tích thanh khoản, làm tiền đề và kinh nghiệm cho các nghiên cứu vấn đề quản trị RRTK sau này.

Chương 3

GII PHÁP NHM NÂNG CAO HIU QU QUN TR RI RO

THANH KHON TI NH AGRIBANK CHI NHÁNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 57 - 60)