Đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 70 - 73)

Chứng khoán thanh khoản

Theo phân tích tại chương hai về chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản thì ta có thể thấy được ngân hàng hiện đang dự trữ chứng khoán thanh khoản với tỷ lệ khá thấp chỉ bằng 0,04% tổng tài sản có, do đó ngân hàng cần phải đầu tư vào chứng khoán thanh khoản (chứng khoán kinh doanh). Theo tỷ lệ Marketable Securities / Assets của khảo sát 120 ngân hàng tại Mỹ từ năm 1991 đến năm 2005 là 0,23% [8], tỷ lệ này gần giống với chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản của các NHTM Việt Nam. Giả sử tài sản có của ngân hàng không đổi, thì ngân hàng Agribank Đồng Nai cần phải nâng giá trị chứng khoán thanh khoản lên 5.314 triệu đồng, tức là tăng 4.281 triệu đồng hay tăng 415% so với năm 2009.

Bảng 3.7:Chứng khoán thanh khoản và chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản trước và sau khi tăng tỷ lệđầu tư

ĐVT: triệu đồng

2009 Sau khi tăng tỷ lệđầu tư (+/-) % thay đổi Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản 0,04% 0,23% 0,19% 415% Chứng khoán thanh khoản 1.033 5.314 4.281 415%

(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả) Biểu đồ 3.1: Biến động của Chứng khoán thanh khoản và chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản trước và sau khi tăng tỷ lệđầu tư

ĐVT: triệu đồng 1,033 5,315 0.23% 0.04% 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 1 2 0.00% 0.05% 0.10% 0.15% 0.20% 0.25% Chứng khoán thanh khoản Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản

(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)

Bên cạnh đó thì chứng khoán thanh khoản của ngân hàng tất cả đều là chứng khoán của chính phủ, do đó tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn so với các chứng khoán trên thị trường (chứng khoán sẵn sàng để bán). Ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư vào chứng khoán thị trường vì những chứng khoán này được giao dịch tại sàn giao dịch nên có tính thanh khoản rất cao, có thể bán nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên vì các chứng khoán này được giao dịch trên thị trường nên sự biến động giá

cứu và theo dõi các khoản đầu tư chứng khoán trên thị trường nhằm hạn chế rủi ro sụt giá chứng khoán và mang lại tỷ suất sinh lợi cao cho ngân hàng từ việc chứng khoán tăng giá.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có của Agribank Đồng Nai năm 2009 ĐVT: triệu đồng 97% 3% Dư nợ tín dụng Tài sản có khác

(nguồn: bảng cân đối kế toán chi tiết của ngân hàng và tính toán của tác giả)

Ngân hàng nên giảm bớt tỷ trọng của dư nợ trên tổng tài sản có vì dư nợ tín dụng là tài sản có tín thanh khoản rất thấp, do vậy ngân hàng cần phải mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực khác thay vì lĩnh vực truyền thống là tín dụng. Vậy nếu như tổng tài sản có là không đổi thì ngân hàng nên chuyển vốn đầu tư từ tín dụng sang đầu tư chứng khoán thanh khoản. Khi đó, dư nợ giảm 4.281 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 90,11% (H4 giảm 6,76%) so với tổng tài sản có. Như vậy việc chuyển đổi tài sản có tính thanh khoản cao sang đầu tư thành tài khoản có tính thanh thanh thấp đã làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng.

Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng phải có nhiều biện pháp nhằm nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợđã xử lý rủi ro và ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh mới, từđó làm tăng tín thanh khoản của dư nợ tín dụng vì các khoản vay có khả năng thu hồi cao.

Tiền gửi tại các TCTD khác

Ngân hàng hiện tại vẫn chưa có tiền gửi tại các TCTD khác, thay vì dự trữ thanh khoản bằng tiền mặt, ngân hàng có thể gửi lượng tiền mặt dư thừa tại các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Đây là tài sản thanh khoản có tính thanh khoản cao, lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn tiền mặt, bên cạnh đó tiền gửi tại các TCTD còn giúp cho ngân hàng có thể thanh toán dễ dàng các khoản tiền giao dịch giữa các ngân hàng. Khi có khó khăn thanh khoản ngân hàng có thể dễ dàng rút các khoản tiền gửi này để chi trả cho những yêu cầu cấp thiết, những khoản nợ cần thanh toán ngay... Đây là chiến lược dữ trữ mà hầu hết các ngân hàng đều lựa chọn.

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)