Mô hình dự báo thanh khoản theo sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 61 - 65)

c. Chưa đề ra các giải pháp và chính sách quản trị RRTK

3.2.1.1, Mô hình dự báo thanh khoản theo sự điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN

NHNN

Báo cáo xây dựng mô hình dự báo theo phương pháp ngun và s dng ngun với các bước như sau:

Bước 1: D báo dư n và tin gi khách hàng (ĐVT: triu đồng)

Sử dụng chương trình Eviews 5.1 thiết lập mô hình dự báo dư nợ và tiền gửi khách hàng qua việc thu thập số liệu về dư nợ và tiền gửi khách hàng qua các tháng trong giai đoạn 2008-2009.

Xây dựng mô hình dự báo dư nợ tín dụng cho ngân hàng, do chỉ xét trong thời gian một tháng nên giả sử các yếu tố khác (tăng trưởng cung tiển, tăng trưởng kinh tế GDP...) không đổi trong ngắn hạn thì mô hình dư nợ tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động của lãi suất cơ bản như sau:

Trong đó:

CHOVAY là dư nợ tín dụng của cuối tháng dự báo

LSCB là lãi suất cơ bản do NHNN ban hành

a và b là hai hệ số của phương trình.

Bảng 3.1:Mô hình mối liên hệ giữa dư nợ tín dụng và lãi suất cơ bản của Agribank

Đồng Nai

Dependent Variable: CHOVAY Method: Least Squares

Date: 05/07/10 Time: 08:27 Sample: 2008M01 2009M12 Included observations: 24

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

C 2539986. 53545.70 47.43585 0.0000

LSCB -2275973. 562350.7 -4.047248 0.0005 R-squared 0.426788 Mean dependent var 2331203. Adjusted R-squared 0.400733 S.D. dependent var 90828.71 S.E. of regression 70312.63 Akaike info criterion 25.23895 Sum squared resid 1.09E+11 Schwarz criterion 25.33712 Log likelihood -300.8673 F-statistic 16.38022 Durbin-Watson stat 0.970114 Prob(F-statistic) 0.000538

Ta có mô hình:

CHOVAY = 2.539.985,532 – 2.275.972,901*LSCB (1)

Với độ tin cậy 95%, mô hình có ý nghĩa thống kê.

Xây dựng mô hình dự báo tiền gửi khách hàng, giảđịnh các yếu tố khác (khác (tăng trưởng thu nhập cá nhân, tăng trưởng cung tiền...) không đổi trong ngắn hạn mô hình dự báo tiền gửi khách hàng chịu sự tác động của lãi suất cơ bản như sau:

TIENGUI = c + d*LSCB

Trong đó:

TIENGUI là tiền gửi khách hàng vào thời điểm cuối tháng dự báo

LSCB là lãi suất cơ bản

Bảng 3.2:Mô hình mối liên hệ giữa tiền gửi khách hàng và lãi suất cơ bản của

Agribank Đồng Nai

Dependent Variable: TIENGUI Method: Least Squares

Date: 05/07/10 Time: 09:28 Sample: 2008M01 2009M12 Included observations: 24

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2159930. 119636.5 18.05411 0.0000 LSCB 3509736. 1256453. 2.793368 0.0106 R-squared 0.261817 Mean dependent var 2481890. Adjusted R-squared 0.228263 S.D. dependent var 178828.9 S.E. of regression 157098.6 Akaike info criterion 26.84679 Sum squared resid 5.43E+11 Schwarz criterion 26.94496 Log likelihood -320.1615 F-statistic 7.802906 Durbin-Watson stat 0.852550 Prob(F-statistic) 0.010594

Ta có mô hình:

TIENGUI = 2.159.929,756 + 3.509.736,065*LSCB (2)

Với độ tin cậy 95%, mô hình có ý nghĩa thống kê.

Bước 2: Xác định khe h thanh khon (ĐVT: triu đồng)

Khe hở thanh khoản = (1) – (2)

= 380.055,776 – 5.785.708,966*LSCB

Vậy mô hình dự báo khe hở thanh khoản là:

Khe hở thanh khoản = 380.055,776 - 5.785.708,966*LSCB

Khi có mô hình dự báo ta dễ dàng dự báo được khe hở thanh khoản khi có lãi suất cơ bản.

Nếu lãi suất cơ bản mà NHNN ban hành là 7% thì khe hở thanh khoản sẽ là

-24.943,85 tỷđồng, tiến hành chạy độ nhạy để phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất cơ bản đến thanh khoản:

Bảng 3.3:Ảnh hưởng của lãi suất cơ bản đến khe hở thanh khoản

ĐVT: triệu đồng

Lãi suất cơ bản Khe hở thanh khoản

-24.943,85 1% 322.198,68 2% 264.341,59 3% 206.484,50 4% 148.627,41 5% 90.770,32 6% 32.913,23 7% -24.943,85 8% -82.800,94 9% -140.658,03 10% -198.515,12 11% -256.372,21 12% -314.229,29 13% -372.086,38 14% -429.943,47 15% -487.800,56 16% -545.657,65 17% -603.514,74 18% -661.371,83 19% -719.228,92 20% -777.086,01

Vùng màu xanh là vùng có khe hở thanh khoản dương, là lúc ngân hàng cần có các chiến lược đầu tư khoản thặng dư vào những tài sản sinh lợi.

Ngược lại vùng màu đỏ là vùng có khe hở thanh khoản âm, tức là lúc này ngân hàng phải có chiến lược gia tăng nguồn cung thanh khoản một cách kịp thời, nhầm tránh được RRTK.

Phương pháp trên thường được sử dụng trong những giai đoạn thị trường tiền tệ có biến động lớn, như trong năm 2008, lãi suất cơ bản được NHNN sửa đổi nhiều lần, đặc biệt là giai đoạn tháng 11 và tháng 12 năm 2008 thì NHNN đã có sự thay đổi lãi suất cơ bản hai lần trong một tháng. Vì vậy việc phân tích bằng phương pháp trên sẽ cho ngân hàng một cách tính toán khe hở thanh khoản một các linh hoạt, không cần phải phụ thuộc vào các yếu tố như dữ liệu tổng hợp... Tuy nhiên phương pháp này cũng chỉ mang tính chất tương đối vì như phần giới thiệu thì báo cáo đã giả sử các yếu tố khác của nền kinh tế là không đổi. (xem thêm phần phụ lục 4)

Một phần của tài liệu Đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ rủi RO THANH KHOẢN tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)