b. Tìm nguồn tài trợ từ bên ngoà
3.3.3.2, Cổ phần hóa NHTM nhà nước
Chính phủ cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM nhà nước nhằm giúp cho các NHTM nhà nước có thể tăng nguồn vốn tự có một cách nhanh chóng, từ đó đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng, hạn chế RRTK do không đủ nguồn vốn để chi trả cho các khoản nợđến hạn trả.
Việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước giúp cho các ngân hàng này hoạt động một các độc lập trên thị trường, không còn có ỷ lại vào sự tài trợ của NHNN. Từ đó các ngân hàng phải xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro, nhất là quản trị RRTK một cách chặt chẽ và độc lập. Việc cổ phần hóa các NHTM nhà nước còn buộc các ngân hàng này phải có những chiến lược nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cổ phần hóa các NHTM nhà nước cũng là một chính sách phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các NHTM trong và ngoài nước.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 của bài báo cáo đã khái quát về định hướng phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai năm 2010 và các chỉ tiêu kế hoạch của mà ngân hàng phải đạt được trong năm 2010. Từđịnh hướng đó báo cáo đã đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTK nhằm giúp cho ngân hàng phát triển một cách bền vững, an toàn.
Trong các giải pháp, báo cáo cũng đề xuất hai mô hình dự báo thanh khoản nhằm giúp cho ngân hàng có thể dự báo trước tình hình RRTK cũng như có thể xây dựng kế hoạch quản trị thanh khoản một cách phù hợp nhất với từng thời kỳ. Từ các dự báo, báo cáo đã đề xuất biện pháp quản trị RRTK theo phương pháp quản trị thanh khoản hỗn hợp, nhằm khắc phục những hạn chế, đã được phân tích tại chương 2, trong việc quản trị RRTK tại ngân hàng.
Chương 3 của bài báo cáo còn đề xuất các giải pháp về bộ phận quản trị RRTK, về việc công bố thông tin ra bên ngoài và về vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng, nhằm hạn chế những nguyên nhân có thể dẫn đến RRTK cho ngân hàng. Bên cạnh đó, báo cáo còn đưa ra một số kiến nghịđối với NHNN và chính phủ nhằm hoàn thiện các cơ sở về chính sách pháp luật, an toàn về nguồn vốn và nâng cao hiệu quả quản trị RRTK không chỉ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai mà còn đối với các NHTM tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Dựa trên những cơ sở lý luận về quản trị RRTK đã được học trong môn học quản trị NHTM, báo cáo đã áp dụng các lý thuyết về thanh khoản và quản trị thanh khoản vào thực tiễn nhằm phân tích tình hình quản trị thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng.
Qua phân tích, báo cáo đã cho thấy tình hình thanh khoản kém của các NHTM Việt Nam và đặc biệt là của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai. Đồng thời với tình trạng kém thanh khoản thì tại các NHTM Việt Nam thì vấn đề quản trị RRTK còn rất kém. Đây là một vấn đề cấp thiết tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trên thế giới thì tại Việt Nam các vấn đề về quản trị RRTK đã được quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn chưa thể đưa vào ứng dụng trong thực tiễn một các hoàn thiện. Vì vậy, thông qua các phân tích và các giải pháp đề xuất trong báo cáo này, tôi mong rằng có thể góp một phần nào đó đưa quá trình quản trị RRTK đi sâu hơn vào thực tế hoạt động tại ngân hàng. Đưa quá trình quản trị RRTK áp dụng vào thực tiễn nhằm làm cho hoạt động của các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Đồng Nai nói riêng, phát triển một cách an toàn và bền vững hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.