Chế phẩm Biopep-

Một phần của tài liệu Đề tài sử dụng chế phẩm sinh học lên men sản xuất tiêu trắng (Trang 35 - 38)

d. Ảnh hưởng của các chất kìm hãm.

1.3.1Chế phẩm Biopep-

Được sản xuất từ chủng Aspergillus niger. Chủng vi sinh vật này được cung cấp từ phịng thí nghiệm Khoa Cơng nghệ Sinh học, trường Đại học Quốc tế.

Apergillus niger thường thấy trên lương thực bảo quản, lúc vừa mới phân lập thường cĩ đầu nhớt nhầy. Tuy nhiên, tiếp tục nuơi cấy, tính chất này biến mất

Apergillus niger trên thạch Czapek ở 250C, đường kính đạt 4-5 cm trong 7 ngày, dạng thảm thơ hoặc dạng sợi, màu đen, màu nâu đen hoặc nâu tím, phát triển rất nhanh, thời kì đầu sợi mốc dạng lơng dê trắng.

♦ Đầu hạt đính: To, hình cầu, đường kính 300-500 µm, thậm chí tới 1000 µm, màu giống như màu của khĩm mốc, khi mới thì khơng màu.

♦ Cuống hạt đính rất dài từ 200 µm đến vài nm, mặt bĩng nhẵn, khơng màu hoặc phía trên cuống màu vàng nhạt.

♦ Bọng: Hình cầu, khơng màu hoặc vấy màu nâu vàng, đường kính 50-100µm. ♦ Cuống: Hai hàng ở sát bọng là cuống thể bình, trong tới nâu thường cĩ vách

ngăn 15-25 x 4,5-6,0 µm, thể bình 7,0-9,5x3-4µm.

♦ Hạt đính: Hình cầu tới tận cầu 3,5x5µm, mặt xù xì, màu nâu đen, khơng đều, mụn cơm, gai và lằn gợn.

♦ Hạch nấm: Thường thường xuất hiện, hình thái từ khơng định đến hình cầu, màu xám hoặc màu đen. [17]

Hình 1.17 : Aspergillus-niger [54]

Cĩ nhiều loại enzym cĩ sức phân giải mạnh như amylaza, lypaza, proteaza, pectinnaza, cellulaze…cĩ thể phân giải chất hữu cơ sinh ra nhiều axit hữu cơ. [4], [5], [17], [20], [36]

Như vậy trong quá trình lên men sử dụng chế phẩm Biopep-21, pectin và cellulose trong vỏ hạt tiêu sẽ bị phân giải làm bĩc được vỏ hạt tiêu.

1.3.2 Chế phẩm Biopep-22

Được sản xuất từ chủng Aspergillus oryzae . Chủng vi sinh vật này được cung cấp từ phịng thí nghiệm Cơng nghệ Sinh học, trường Đại học Quốc tế.

Aspergyllus oryzae là một loại vi nấm thuộc bộ Plectascales, lớp Ascomycetes. Cơ thể sinh trưởng của nĩ là một hệ sợi bao gồm những sợi rất mảnh, chiều ngang 5-7 µm, phân nhánh rất nhiều và cĩ vách ngăn, chia sợi thành nhiều bao tế bào (nấm đa bào).

♦ Từ những sợi nằm ngang này hình thành những sợi đứng thằng gọi là cuống đính bào tử, ở đĩ cĩ cơ quan sinh sản vơ tính.

♦ Cuống đính bào tử của Aspergyllus oryzae thường dài 1-2 mm nên cĩ thể nhìn thấy bằng mắt thường. Phía đầu cuống đính bào tử phồng lên gọi là bọng.

♦ Từ bọng này phân chia thành những tế bào nhỏ, thuơn, dài, gọi là những tế bào hình chai.

♦ Ðầu các tế bào hình chai phân chia thành những bào tử đính vào nhau, nên gọi là đính bào tử.

♦ Ðính bào tử của Aspergillus oryzae cĩ màu vàng lục hay màu vàng hoa cau…

Đặc điểm của giống Aspergyllus oryzae là giàu các enzyme thủy phân nội bào và ngoại bào (amylase, protease, pectinase, cellulase…), ta rất hay gặp chúng ở các kho nguyên liệu, trong các thùng chứa đựng bột, gạo… đã hết nhưng khơng được rửa sạch, ở cặn bã bia, bã rượu, ở lỏi ngơ, ở bã sắn… Chúng mọc và phát triển cĩ khi thành lớp mốc, cĩ màu sắc đen ,vàng… Màu do các bào tử già cĩ màu sắc.

Các bào tử này, dễ bị giĩ cuốn bay xa và rơi vào đâu khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ mọc thành mốc mới.

Hình 1.18: Aspergillus oryzae [51]

http://www.nrib.go.jp/English/annai/introduce/microorganism.htm

Như vậy trong quá trình lên men sử dụng chế phẩm Biopep-22, pectin và cellulose trong vỏ hạt tiêu sẽ bị phân giải làm bĩc được vỏ hạt tiêu [4], [17].

1.3.3 Chế phẩm Biopep-31

Được sản xuất từ chủng Bacillus polyfermenticus là vi khuẩn cĩ lợi, được cơ lập lần đầu tiên từ khơng khí bởi Tiến sĩ Terakado năm 1993.

Bacillus polyfermenticus được ứng dụng làm chế phẩm sinh học (ví dụ Biotech- Shrimp) phân hủy bã mùn hữu cơ và các chất thải [1], [20], [22]

1.3.4 Chế phẩm Biopep-32

Được sản xuất từ chủng Bacillus amyloliquefaciens là một lồi vi khuẩn hiếu khí, gram dương được phát hiện trong đất năm 1943 bởi nhà khoa học Nhật Bản là Fukumoto. Bacillus amyloliquefaciens giàu enzym thủy phân ngoại bào (amylase, protease…). Enzym từ Bacillus amyloliquefaciens sử dụng cho nhiều mục đích cơng nghiệp như sản xuất giấy, vải, bột giặt sinh học, và đặt biệt làm chế phẩm sinh học (ví dụ BIOnAQUA1-MV) xử lý nước thải, bã mùn hữu cơ. [1], [20], [28], [31], [35], [38]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài sử dụng chế phẩm sinh học lên men sản xuất tiêu trắng (Trang 35 - 38)