Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 133 - 144)

105000 122410 105682 72800 75870 9 Cty thương mại dịch vụ 425400 467757 463227 470000 49

3.3.1. Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước

Đổi mới quan điểm kinh doanh: Quan điểm kinh doanh mang tính quyết định đến việc lựa chọn loại bao bì và do đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng bao bì. Sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp nói chung và các DNTMNN nói riêng những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời cũng xuất hiện những khó khăn thách thức mới. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt các DNTMNN phải không ngừng đổi mới các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh đểđứng vững trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả.

Sự thay đổi của cơ chế kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, các DNTMNN nói riêng cần có sự thay đổi về quan điểm kinh doanh cho phù hợp.

Trong cơ chế thị trường, mục tiêu của các doanh nghiệp không chỉ có lợi nhuận mà còn nhiều mục tiêu khác. Song suy đến cùng vẫn là mục tiêu để không ngừng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Kinh doanh đòi hỏi phải đổi mới quy trình và đổi mới nghiệp vụ. Khâu bắt đầu không phải là sản xuất mà là khâu nắm bắt các nhu cầu của thị trường để tìm mọi cách thoả mãn tốt nhất các yêu cầu đó một cách toàn diện hơn, chất lượng cao hơn.

Thay đổi quan điểm kinh doanh là nền tảng cho việc thay đổi các quan niệm về chất lượng và quản lý chất lượng kinh doanh. Nếu chỉ quan niệm chất lượng kinh doanh là bán đúng mặt hàng, đúng chất lượng, đúng giá cả thì chưa đủ. Cần có quan điểm chất lượng kinh doanh theo cách mới hơn, toàn diện hơn. Ngoài yếu tố chất lượng truyền thống - thoả mãn nhu cầu cụ thể, dưới dạng đã được quy chuẩn còn phải quan tâm thích đáng đến các nhu cầu tiềm ẩn khác của khách hàng. Đó là nhu cầu do sự cảm nhận được thoả mãn tốt hơn: thẩm mỹ của hàng hoá, độ tiện dụng, sự đáp ứng kịp thời, sự nhanh chóng thuận tiện trong mua bán (giao nhận) độ tin tưởng về thuộc tính thành phẩm và giá cả; độ an

thị trường [44]. Quan điểm chất lượng cần được hiểu bao gồm tổng hợp các yếu tố đó và được thể hiện qua hình 3.1

Hình 3.1: Sơ đồ các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng

Để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương nghiệp ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng, từ quan điểm mới về kinh doanh, về chất lượng kinh doanh cần hoàn thiện các nghiệp vụ cơ bản sau:

*Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước

Hiểu biết, nắm bắt được nhu cầu thị trường là chìa khoá của thành công trong kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi, trong khi tiến hành kinh doanh cũng đều phải thực hiện hoạt động nghiên cứu thị trường. Những thông tin thị trường giúp cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong mọi hoạt động, phát huy được hết tiềm năng doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu của nền kinh tế quốc dân có hiệu quả. Đây cũng là biện pháp quan trọng để DNTM nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh. Mỗi hàng hoá, mỗi khu vực thị trường có những đặc điểm riêng của nó, và do đó có quy luật vận động riêng. Nghiên cứu nhu cầu thị trường cần phải tiến hành đồng bộ ở tất cả các yếu

Marketing và nghiên cứu thị trường xử lý cuối chu kỳ sử dụng Thiết ktriế và phát ển dịch vụ hậu mãi Trợ giúp kỹ thuật Lắp đặt đưa vào sử dụng Bán phân phối Đóng gói lưu kho Hoạch định quá trình vàtriển khai Cung ứng Sản xuất hay chuẩn bị dịchvụ Kiểm tra xác nhận CHU TRÌNH CHẤT LƯỢNG

tố: cung, cầu, giá cả, cạnh tranh. Tuỳ thuộc vào điều kiện hoạt động của doanh nghiệp mà có thể thực hiện nghiên cứu thị trường từ cụ thể, chi tiết đến tổng quát và ngược lại. Dù theo trình tự nghiên cứu thế nào thì nghiên cứu thị trường cũng bao hàm các nội dung về thu thập thông tin theo nhu cầu và mục tiêu doanh nghiệp, bằng các hình thức, phương pháp phù hợp; tập hợp, xử lý các thông tin thị trường, đề ra các quyết định về mục tiêu, mặt hàng, thị trường, phương thức và các giải pháp, biện pháp để bảo đảm thành công trong kinh doanh.

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

-Xác định thị trường trọng điểm của doanh nghiệp thương mại cần tập trung nghiên cứu.

-Định rõ nhu cầu thông tin và sắp xếp tầm quan trọng của nhu cầu thông tin theo mục tiêu của doanh nghiệp.

-Xác định nguồn thông tin và hình thành hệ thống thu thập thông tin có hiệu quả nhất.

-Tập hợp thông tin, xử lý thông tin để có các quyết sách đúng đắn trong kinh doanh.

*Hoàn thiện hoạt động tạo nguồn hàng trong kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương mại là mua để bán. Có nhiều người cho rằng mua dễ hơn bán vì thị trường giờ đây có trăm người mua nhưng có “vạn người bán”. Điều đó thật không chính xác và kém sức thuyết phục. Trong cơ chế thị trường, các DNTMNN cần xác định rõ vị trí cân bằng của hai hành vi cơ bản trong hoạt động của mình. Không hành vi nào khó dễ hơn hành vi nào. Nếu mua (tạo nguồn hàng) không tốt thì không thể bán được. Theo các nhà kinh doanh, hành vi dễ mắc sai lầm nhất chính là hành vi mua hàng. Chúng tôi cho rằng, tạo nguồn hàng là một nghệ thuật, là nghiệp vụ quyết định, ảnh hưởng đến toàn bộ các nghiệp vụ tiếp theo của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thay đổi quan niệm dễ/khó với các nghiệp vụ kinh doanh là cần thiết và hữu ích (trong đó có nghiệp vụ tạo nguồn hàng hoá của DNTMNN)

Tạo nguồn hàng là các hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhằm tạo ra tổng số và cơ cấu hàng hoá phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong những thời kỳ nhất định. Để làm tốt hơn nữa nghiệp vụ tạo nguồn hàng trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:

-Xác định đúng đắn mặt hàng kinh doanh. Trong cơ chế hiện nay chỉ bán cái thị trường cần, cũng có nghĩa là chỉ mua/tạo nguồn những hàng hoá có thể bán được và phải có lời từ việc mua bán đó.

- Lựa chọn đúng hình thức tạo nguồn

+Mua hàng (mua của các đơn vị sản xuất trong nước, mua trực tiếp của các doanh nghiệp nước ngoài (nhập khẩu) mua của các đơn vị kinh doanh thương mại khác (thuộc các thành phần kinh tế). Việc mua hàng cũng có thể tiến hành mua đứt bán đoạn-mua tự do, không theo kế hoạch đơn hàng đặt trước và mua theo kế hoạch đơn hàng đã đặt trước với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, mua qua các đại lý.

+Tạo nguồn theo các cách khác, chẳng hạn tự sản xuất chế biến các sản phẩm phù hợp nhu cầu kinh doanh, gia công đặt hàng...

Trong các hình thức tạo nguồn trên hình thức mua hàng theo hợp đồng, kế hoạch đặt trước là quan trọng nhất trong điều kiện hiện nay của nước ta.

- Vấn đề giao dịch để ký hợp đồng mua hàng và xác định đúng cơ sở hàng nhập: Đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng nguồn hàng kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi đã lựa chọn được người cung ứng thích hợp. Trong khâu nghiệp vụ này, các DNTMNN cần tập trung vào các nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán sẽ được ký kết để trao đổi thoả thuận, đi đến thống nhất (các điều khoản đã được quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Luật Thương mại được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997). Theo Điều 50 Luật Thương mại thì hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải có tối thiểu những nội dung chủ yếu sau: tên hàng, số lượng quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán địa điểm và thời hạn giao nhận hàng [40]. Ở đây xin nhấn mạnh các nội dung chủ yếu cần hoàn thiện hơn trong giao dịch.

Nội dung về số lượng: Trong nhiều trường hợp một đơn hàng (hợp đồng) mua không thể thực hiện ngay một lúc do nhiều lý do : chẳng hạn do vốn thiếu, nhu cầu không thường xuyên ổn định trong từng giai đoạn của kỳ kinh doanh… Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp quyết định số lượng nhập một lần thích hợp, đảm bảo không thiếu hàng, không thiếu vốn, không ứ đọng hàng hoá và vốn kinh doanh, kinh doanh có hiệu quả. [9]

Có thể xác định lượng cơ số nhập tối ưu một lần theo các cách sau :

Cách 1: Dựa vào tối ưu hoá chi phí đặt hàng, chi phí bảo quản dự trữ một đơn vị hàng hoá bình quân trong kỳ:

Trong đó : Q : Lượng nhập tối ưu một lần (tấn)

C1 : Chi phí bình quân cho một lần đặt hàng (đồng)

C2 : Chi phí bảo quản bình quân 1 đơn vị hàng hoá dự trữ (đồng) Công thức này áp dụng trong điều kiện kinh doanh ổn định, đều đặn; lượng nhập đều bằng nhau mỗi kỳ nhập; lượng hàng hoá cần bảo quản luôn bằng một nửa lượng nhập một lần.

Cách 2 : Dựa vào điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp (điều kiện xuất bán, lượng dự trữ, tồn kho và khả năng quay vòng của hàng hoá lưu chuyển):

Trong đó : Qx: Lượng hàng hoá xuất bán (tấn) D: Lượng hàng hoá dự trữ (tấn)

O: Lượng hàng hoá tồn kho đầu kỳ (tấn) V: Tốc độ chuyển hàng hoá dự kiến (vòng)

Cách 3: Cách xác định này chủ yếu dựa vào việc tối ưu hoá dự trữ thường 2 1 2 C N C Q = V O D Q Q x + − =

mại và tính chất của từng bộ phận dự trữ hàng hoá. Thông qua phương pháp/nguyên tắc quản lý dự trữ hàng hoá : tối đa - tối thiểu để điều chỉnh lượng mua hàng cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách này thì yêu cầu doanh nghiệp thương mại phải xác định được lượng dự trữ tối đa. (Dmax = D txmax + DbH + D Cbị) và lượng dự trữ tối thiểu (Dmin = DbH + DCBị)

Dự trữ thường xuyên (DTx) có đặc điểm là biến động từ tối đa (Dtxmax) khi mới nhập vào giảm dần đến tối thiểu khi chuẩn bị nhập lô mới. Khi lượng dự trữ của doanh nghiệp giảm xuống tới mức tối thiểu, cần nhập ngay một lượng bằng lượng xuất ra (Qx). Do đó người ta còn gọi cách này là xác định lượng nhập theo một khối lượng nhất định. Tuy nhiên chỉ áp dụng cách này trong điều kiện kinh doanh ổn định, đều đặn.

Q = Qx

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của mình, các doanh nghiệp thương mại nhà nước cần tính toán để đi đến thống nhất với người bán về lượng nhập 1 lần sao cho có hiệu quả.

-Nội dung về chất lượng hàng hoá. Nội dung này cần được thống nhất rất cụ thể, chi tiết đối với từng loại hàng hoá và với điều kiện bán hàng của doanh nghiệp thương mại. Không nên giới hạn chất lượng hàng hoá trong khuôn khổ đánh giá các chỉ tiêu về thuộc tính của hàng hoá vật chất, mà đánh giá chất lượng sản phẩm theo các yếu tố khác nữa: đó là tiêu chuẩn bao bì bao gói với những yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh doanh.

Cần tập trung vào các nội dung chất lượng sau : +Phẩm cấp hàng hoá/phẩm cấp thuộc tính hàng hoá,

+Quy cách, cỡ loại mầu sắc, mùi vị, thành phần hoá học, cơ cấu,

+Hình thức bao bì, đóng gói, các tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực bao bì đóng gói,

Cần lựa chọn các hình thức biểu hiện các tiêu thức chất lượng hàng hoá cho phù hợp, đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, chính xác làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng hàng hoá mua về. Có thể lựa chọn một trong các hình thức.

- Biểu hiện chất lượng hàng hoá theo hàng mẫu (1)

- Biểu hiện chất lượng hàng hoá theo mô tả bằng ngôn ngữ, hình ảnh(2) - Biểu hiện chất lượng hàng hoá qua các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật (3) - Kết hợp các hình thức trên (4)

Với hình thức (1) cần nêu rõ các điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độẩm, môi trường) và thời hạn bảo quản của hàng mẫu trong điều kiện Việt Nam.

Với hình thức (2) cần thể hiện đầy đủ các “góc cạnh” yêu cầu về chất lượng một cách rõ ràng, cụ thể.

Với hình thức (3) cần quy định rõ phương pháp kiểm tra, thiết bị kiểm tra kiểm nghiệm chất lượng thích hợp.

Trong thương mại quốc tế cần quan tâm đặc biệt đến các tiêu chuẩn chất lượng bao bì hàng hoá về tính bền vững, tính phù hợp thị hiếu thị trường và sắc luật của nước nhập khẩu.

Những nội dung khác khi giao dịch, doanh nghiệp thương mại nhà nước nên chú ý đến các điều kiện mua bán cụ thể của mình để giành thế chủ động, có các quyết định giao dịch đúng đắn và hiệu quả.

Việc hoàn thiện khâu nghiệp vụ mua hàng theo hợp đồng có thể thực hiện theo quy trình sau (xem hình 3.2)

Hình 3.2: Quy trình mua hàng theo hợp đồng (đơn hàng đặt trước) *Hoàn thiện nghiệp vụ bán hàng:

Bán hàng là khâu nghiệp vụ kinh doanh cơ bản cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của các DNTMNN. Khâu này quyết định kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói chung và DNTMNN nói riêng. Theo quan điểm đơn giản, bán hàng là hành vi thương mại nhằm thực hịện việc chuyển hoá hình thái giá trị của sản phẩm. Thông qua bán hàng doanh nghiệp thực hiện đựơc mục đích lợi nhuận của mình và cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả cả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.Trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp áp dụng nhiều hình thức bán hàng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện mặt hàng, điều kiện thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp trong các thời kỳ nhất định. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại.

Đối với các DNTMNN cần :

1. Tăng cường các nghiệp vụ bán buôn, giữ vững vai trò là trung tâm phân phối hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Về mặt lý thuyết cũng như trong thực tế, kinh doanh bán buôn cho phép bán được nhiều hàng hoá hơn, tính ổn định hơn và có điều kiện tốt để doanh nghiệp thương mại thu hồi vốn kinh doanh nhanh nhằm tái kinh doanh mở rộng. Tuy nhiên, thực hiện bán buôn có thể đem lại lợi nhuận bình quân cho một đơn vị hàng hoá xuất bán thấp. Nhưng xét về tổng thể, tổng mức lợi nhuận sẽ tăng nhanh sau mỗi chu kỳ kinh doanh nhờ tốc độ quay vốn kinh doanh nhanh hơn và hiệu quả kinh doanh cao hơn. Việc bán buôn tăng lên đòi hỏi các DNTMNN sử dụng có hiệu quả hơn các bao

Thể hiện yêu cầu Lựa chọn người bán Tổ chức thực hiện HĐ Giao dịch (ký HĐ) Thể hiện kết quả Phân tích đánh giá Thoả mãn Chưa thoả mãn

bì trung gian/vận chuyển để đảm bảo việc giao nhận nhanh chóng chính xác, phù hợp với các điều kiện thị trường, đặc biệt với thị trường xuất khẩu.

2. Tập trung bán lẻ thông qua hình thức bán hàng tự phục vụ tại các siêu thị. Để thực hiện tốt hình thức bán này, cần đặc biệt chú ý đến bao bì thương phẩm của hàng hoá, bố trí sắp xếp hàng hoá để người mua dễ dàng lựa chọn, so sánh, tìm ra loại hàng hoá phù hợp với yêu cầu của mình. Sắp xếp hàng hoá và chuẩn bị hàng hoá cần đạt được trình độ lôi cuốn, thu hút khách hàng, gợi mở nhu cầu mới, tăng khả năng bán hàng trong tương lai, định hướng và phát hiện nhu cầu tiềm ẩn của người mua. Thực tế đã cho thấy với việc bán hàng tự phục vụ, bao bì hàng hoá giữ vai trò như người bán hàng thầm lặng. Bao bì tự nó chuyển tải các thông tin cần thiết cho khách hàng, tự nó lôi cuốn khơi dậy nhu cầu của khách. Mức độ hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá ở hình thức này đạt

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 133 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)