Q lc: Lượng hàng hoá lưu chuyển Sld: số lao động trong doanh nghi ệ p
2.1.2. Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà nước
doanh thương mại ở nước ta.
2.1.2. Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà nước nước
Từ phân tích đặc điểm hoạt động của các DNTMNN, bao bì được sử dụng trong kinh doanh thương mại cần đáp ứng được các yêu cầu cụ thể sau:
2.1.2.1. Bao bì phải thực hiện được chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá.
Việc lưu chuyển hàng hoá từ người bán (doanh nghiệp sản xuất) đến người mua (các hộ tiêu thụ/tiêu dùng) được thực hiện thông qua các hành trình vận động bằng các hình thức vận tải nhất định. Để thực hiện chức năng lưu chuyển hàng hoá, DNTMNN yêu cầu các loại bao bì thích hợp. Tính thích hợp được thể hiện:
- Bao bì có khả năng chứa đựng lượng hàng hoá nhất định để thực hiện việc lưu chuyển
- Bao bì có khả năng bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong suốt quá trình vận động và lưu kho dự trữ. Tức là bao bì phải phù hợp với hàng hoá, không gây thiệt hại mà còn ngăn cản, chống lại những tác động của môi trường (độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng...) ngăn cản các lực cơ học (va đập, chèn ép) do xếp dỡ và do sự hoạt động lưu thông gây ra, hạn chế rơi vãi, chống mất mát do con người gây ra. Bao bì phải có độ bền vững cao, có tính chất cơ lý, hoá học phù hợp với hàng hoá mới có thể bảo quản, bảo vệđược hàng hoá trong quá trình lưu thông.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật mạnh mẽ có tác động tích cực đến ngành chế tạo vật liệu bao bì, đây là điều kiện quan trọng nhất để đáp ứng yêu cầu về bao bì trong kinh doanh thương mại.
2.1.2.2. Bao bì phải phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng
Muốn bán được hàng hoá, trước hết yêu cầu bao bì hàng hoá phải phù hợp với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, cụ thể:
- Màu sắc bao bì, kiểu dáng, cỡ, loại phù hợp thị hiếu và các giá trị văn hoá trong tiêu dùng.
- Thuận tiện cho việc sử dụng hàng hoá và bảo quản hàng hoá còn lại. - Thuận tiện trong việc lựa chọn hàng hoá qua bao bì.
Thực tế cho thấy tính đa dạng về quy cách, chủng loại, màu sắc, kiểu dáng bao bì các sản phẩm hàng hoá chính là nhằm đáp ứng yêu cầu trên về bao bì trong hoạt động kinh doanh thương mại. Các loại bánh kẹo có hàng trăm kiểu dáng, sức chứa khác nhau. Rượu, nước giải khát sử dụng nhiều loại vật liệu với các quy cách màu sắc trang trí khác nhau ngay trong một hãng sản xuất kinh doanh. Gas (khí đốt) có nhiều kiểu bình 12kg, 13kg, 200kg tuỳ thuộc nhu cầu... Tính đa dạng của nhu cầu ở mỗi thị trường cũng khác nhau, do đó tuỳ thuộc và tình hình thị trường khách hàng với các nhân tố tác động cụ thể mà DNTMNN phải đặt ra cho nhà sản xuất hàng hoá những loại hàng vừa đảm bảo chất lượng, vừa có bao bì phù hợp để thực hiện tốt hoạt động của mình.
2.1.2.3. Bao bì phải đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động dịch vụ cá biệt, độc lập của doanh nghiệp thương mại nhà nước
Hầu hết hàng hoá mà doanh nghiệp mua, bán trên thị trường là những sản phẩm hàng hoá hiện thực do các nhà sản xuất, kinh doanh nhập khẩu sản xuất ra và mua từ nước ngoài về. Trong điều kiện đó, bao bì hoặc đã được định sẵn từ các nhà sản xuất trong nước, nước ngoài hoặc do DNTM đặt hàng để đảm bảo hai yêu cầu nêu trên về bao bì. Với tư cách là một đơn vị kinh doanh độc lập, thoả mãn chuỗi nhu cầu của khách hàng, thông qua việc hình thành các sản phẩm hoàn chỉnh dưới “con mắt” của khách hàng, DNTMNN phải thực hiện các hoạt động riêng có của mình mang tính chất sản xuất ở trong khâu lưu thông. Những yêu cầu cá biệt, độc lập đó của các DNTMNN đòi hỏi phải sử dụng loại bao bì thích hợp. Thông thường là các hoạt động làm đồng bộ sản phẩm, hình thành lô hàng mang nhãn hiệu riêng của DNTMNN. Bao bì được sử dụng để bao gói sản phẩm, vận chuyển sản phẩm phải đáp ứng được yêu cầu riêng của doanh nghiệp thương mại, đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo hàng hoá bán được trên thị trường, doanh nghiệp thu được lợi nhuận và mở mang thị trường kinh doanh.
Tóm lại, với đặc thù hoạt động và vị trí chủ đạo của các DNTMNN, yêu cầu về các loại bao bì trong kinh doanh vừa phải thoả mãn được nhu cầu của sản xuất tiêu dùng trong phạm vi nền kinh tế, nhu cầu cho các sản phẩm xuất khẩu, vừa phải đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững, phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.