Các loại bao bì chủ yếu sử dụng trong kinh doanh thương mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 83 - 91)

Q lc: Lượng hàng hoá lưu chuyển Sld: số lao động trong doanh nghi ệ p

2.2.2.2 Các loại bao bì chủ yếu sử dụng trong kinh doanh thương mạ

Do công nghệ vật liệu và sản xuất bao bì ngày càng phát triển, các loại vật liệu dùng để sản xuất bao bì ngày càng phong phú, đa dạng. Từ yêu cầu của lưu

thông hàng hoá (nội địa và xuất khẩu), yêu cầu bảo vệ môi trường, và các yêu cầu trong vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản hàng hoá, yêu cầu kinh tế mà các loại vật liệu bao bì được lựa chọn sử dụng với các cơ cấu khác nhau.

*Bao bì giấy, carton:

Xu hướng chung của thế giới cũng như ở nước ta, loại bao bì này ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm ưu thế trên thị trường hàng hoá. Sở dĩ chúng được sử dụng rộng rãi vì:

- Tính thông dụng cho nhiều loại hàng hoá;

- Trọng lượng nhẹ, khối lượng nhỏ, dễ xếp gọn khi vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho trước khi sử dụng;

- Có khả năng thu hồi, tái sinh cao - Không gây ô nhiễm môi trường;

- Dễ in ấn, trình bày các thông tin trên bao bì;

- Giá thành thấp hơn so với một số loại bao bì khác như gỗ, nhựa, kim loại… Theo tài liệu của Packexim, khi nghiên cứu loại hình vật liệu kinh tế để sản xuất bao bì cho thấy: Tất cả các chi phí vật liệu, lao động, vận chuyển, đầu tư… cho sản xuất bao bì carton đều thấp hơn so với bao bì gỗ (xem biểu 2.7)

Biểu 2.7: So sánh chi phí bao bì gỗ và bao bì carton

Chỉ tiêu so sánh Bao bì gỗ Bao bì carton

Chi phí vật liệu 1 0,21 Chi phí lao động 1 0,18 Chi phí vận tải 1 1,113 Trọng lượng 1 0,25 Chi phí đầu tư sản xuất 1 0,4 Giá thành 1 0,44

Nguồn: Dự án đầu tư phát triển sản xuất bao bì - Packexim, 1994.

Chính vì vậy, loại bao bì carton được sử dụng rộng rãi trên thị trường và có tỷ trọng lớn, gần 70% trong tổng số các loại bao bì hiện nay.

* Bao bì carton sóng: Đây là loại bao bì thông dụng, chủ yếu trong thương mại, phù hợp với nhu cầu sử dụng và có xu hướng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của loại bao bì này khoảng 20%. Riêng các tỉnh phía Bắc, chỉ tính năm 2000, 2001, trung bình sử dụng 20 triệu thùng/năm, tương đương khoảng 20.000 tấn/năm. Loại bao bì này chiếm khoảng 30 - 35% nhu cầu bao bì trên thị trường. Các DNTM kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng thường sử dụng loại bao bì này.

Bao bì carton sóng được sử dụng rộng rãi cho các mặt hàng: Hàng điện, điện lạnh, điện tử, hàng thuỷ hải sản đông lạnh, hàng nông, lâm sản, hàng rượu bia, nước giải khát, hàng măy mặc, giày dép, hàng thực phẩm, bánh kẹo, thuốc lá, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ khí, kim khí…

* Bao bì hộp carton duplex: Đây là loại bao bì giấy chất lượng cao. Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là nhập khẩu. Đặc điểm nổi trội của bao bì này là gọn, nhẹ, mẫu mã đẹp, dễ trang trí, tính hấp dẫn cao, có tác dụng to lớn trong việc quảng cáo bằng bao bì, khả năng tái sử dụng cao, không gây ô nhiễm môi trường.

Loại bao bì này được sử dụng chủ yếu cho các mặt hàng: Xà phòng, mỹ phẩm, chè, rượu bia, bánh kẹo, thuốc lá, giày dép…

Do ưu việt hơn bao bì carton sóng về mặt mẫu mã trang trí nên hộp Carton duplex thường dùng làm bao bì ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Xu hướng sử dụng loại bao bì này ngày càng cao do yêu cầu thẩm mỹ, văn hoá tiêu dùng của thị trường ngày càng phát triển. Hiện nay, ở nước ta mới có một nhà máy sản xuất giấy duplex làm bao bì, đó là Nhà máy giấy Việt Trì. Nhà nước đã có những đầu tư nhất định để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm nguyên liệu bao bì tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu cho lĩnh vực bao bì có xu hướng ngày càng gia tăng này.

Trung bình giai đoạn 2000 - 2001, nhu cầu loại bao bì carton duplex ở các tỉnh phía Bắc là khoảng 15.000 tấn/năm. Với tốc độ phát triển lưu thông hàng hoá như hiện nay, dự kiến đến năm 2005, nhu cầu ở các tỉnh phía Bắc khoảng 28.000 tấn/năm. Theo tính toán của các chuyên gia trong Hiệp hội Bao bì Việt Nam, nhu cầu loại bao bì này cho kinh doanh thương mại ở các tỉnh phía Nam,

năm 2000 - 2001 bình quân 60.000 - 70.000 tấn/năm (gấp 4 lần nhu cầu của các tỉnh phía Bắc).

* Bao bì nhựa: Là loại bao bì đang có xu hướng gia tăng mạnh ở Việt Nam và có nhiều khả năng thay thế cho các loại bao bì thuỷ tinh, bao bì gỗ, kim loại. Nó là loại bao bì trong, thông dụng hiện nay, sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực: Hàng thực phẩm, dược phẩm, hàng tiêu dùng xuất khẩu, hàng bánh kẹo, hàng mỹ phẩm, hoá chất…

Bao bì nhựa phổ biến ở dạng lọ, chai, can, thùng… Trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm, bao bì nhựa được sử dụng với số lượng lớn nhất, chiếm khoảg 70% tổng số bao bì nhựa.

Sở dĩ loại bao bì này có xu hướng được sử dụng này càng tăng là do công nghiệp chất dẻo ngày càng phát triển và do chính các ưu điểm của nó. Ưu điểm của bao bì nhựa là nhẹ, dễ vận chuyển, giá thành thấp (Theo tính toán của các nhà sản xuất bao bì nhựa thì giá thnàh sản xuất bao bì nhựa bằng 1/3 giá thành bao bì giấy có cùng kích cỡ). Thiết bị công nghệ sản xuất đơn giản hơn so với các loại bao bì phức hợp, có thể hình thành các kiểu dáng đẹp, thuận tiện…

Trên thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, lượng bao bì nhựa có xu hướng tăng nhanh. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1999 - 2001 là 18 - 20%. Năm 2001, tổng sản lượng ngành nhựa của Việt Nam là 700.000 tấn thì có tới 100.000 tấn dùng cho sản xuất bao bì (chiếm 14,3%). Dự kiến tỷ trọng này chiếm 26,5% vào năm 2005.

* Bao bì hộp kim loại: Bao bì hộp kim loại có những ưu điểm so với các loại bao bì khác như: Bảo quản hàng hoá tốt, có khả năng làm nóng khử trùng rồi sau đó làm lạnh nhanh; Có độ bền vật lý cao mà không quá nặng; Ánh sáng, nước, không khí không thẩm thấu qua được; Chống được sâu bọ, vật gặm nhấm phá hoại, xâm nhập; Không gây ảnh hưởng đến sản phẩm chứa đựng; Thời gian sử dụng lậu, dễ vận chuyển, đặc biệt là ở những nơi điều kiện lưu thông khó khăn.

Bao bì kim loại thường được sử dụng trong kinh doanh thương mại nước ta chủ yếu ở dạng can, hộp, ống tuýp, thùng phuy… Bao bì kim loại dùng cho

các mặt hàng rau quả xuất khẩu, bánh kẹo, sữa bột, sữa nước, chè, cà phê, thuỷ sản chế biến, xăng dầu, hoá chất, các loại đồ uống (bia, coca cola,pepsi…).

Do nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu, công nghệ sản xuất ở Việt Nam còn thấp nên chất lượng bao bì kim loại còn chưa đáp ứng được yêu cầu của lưu thông hàng hoá, giá thành cao nên tiêu dùng loại bao bì này tăng chậm. Bao bì kim loại (loại hộp 2 mảnh, 3 mảnh) chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan, mặc dù khả năng sản xuất trong nước khá dồi dào. Theo tài liệu của Bộ Thương mại thì công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất bao bì hộp thiếc kim loại ở nước ta hiện nay khá lớn: trên 300 triệu hộp/năm. Nhưng thực tế các khách hàng trong nước chỉ có nhu cầu tiêu thụ khoảng 10%. Còn chủ yếu nhu cầu loại bao bì này là nhập khẩu, lý do cơ bản là giá cả bao bì hộp thiếc kim loại trong nước cao, quy cách chủng loại nghèo nàn, chất lượng còn hạn chế. Công ty liên doanh sản xuất hộp thiếc kim loại Việt Nam - Singapore - Italia (CANS - ALIPACK) mới chỉ sản xuất được 3 loại hộp, trong khi trên thế giới đã có tới 376 kiểu loại hộp có kích cỡ khác nhau. Đây cũng là những cản trở cho việc sử dụng loại bao bì này trong kinh doanh ở nước ta.

Theo thống kê của Packexim, năm 2001, khu vực thị trường phía Bắc tiêu thụ khoảng 300 triệu hộp/năm. Hàng năm nhập khẩu khoảng 50 triệu hộp các loại. Trong tương lai, nhu cầu bao bì kim loại có xu hướng giảm, do sự thay thế của bao bì chất dẻo.

* Chai PET: Loại bao bì này được sử dụng chủ yếu trong kinh doanh nước khoáng, nước giải khát có ga, dầu thực vật… Xu hướng loại bao bì này tăng mạnh, có tính chất bùng nổ trong công nghệ đóng gói. Ưu điểm nổi trội của bao bì loại bao bì này là trọng lượng nhẹ, không vỡ, chịu được áp suất cao, an toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng, tiết kiệm được năng lượng trong sản xuất, có độ trong suốt, độ bóng hoàn hảo, có khả năng tái sử dụng. Trên thế giới, loại chai PET đã có vị trí nhất định trong ngành bao bì và trong hoạt động thương mại. Hàng năm có hàng tỷ chai PET được sản xuất ra và đã được thị trường chấp nhận. Ở nước ta, chai PET có nhu cầu sử dụng cao, năm 2001 khoảng 100 triệu chai. Dự báo tốc độ tăng bình quân khoảng 14 - 15% hàng năm và thay thế dần các loại chai lọ thuỷ tinh.

Bao bì dạng bao được các DNTM sử dụng rộng rãi cho kinh doanh các sản phẩm rời như xi măng , gạo, đường, phân hoá học, cà phê, hồ tiêu... các bao bì này rất gọn nhẹ, dễ vận chuyển, dễ xếp dỡ hàng hoá, đóng gói và sử dụng hàng hoá thuận tiện. Chi phí sản xuất thấp, có khả năng thu hồi, tái sử dụng. Trong số các dạng bao trên thì xu hướng sử dụng các bao PP và bao giấy Sackkraft ngày càng tăng, bao đay có xu hướng giảm đi. Bao dứa chủ yếu dùng trong kinh doanh các loại phân bón.

Theo số liệu của công ty vật tư nông nghiệp, số lượng bao dứa sử dụng rất lớn. Năm 1999: nhập 987.087 tấn phân bón, tương đương sử dụng 19.714.740 bao. Năm 2000: nhập 1.320.081 tấn phân bón, tương đương sử dụng 26.410.620 bao. Năm 2001 nhập 1.351.680 tấn phân bón, tương đương sử dụng 27.033.600 bao.

Phân lân Lâm Thao: Năm 2001 tiêu thụ 560.000 tấn lân, tương đương sử dụng 11.200.000 bao, 280.000 tấn NPK tương đương sử dụng 5.600.000 bao.

Theo điều tra của Packexim: nhu cầu tiêu thụ bao bì PP của cả nước: khoảng 480 triệu bao, bao giấy Sackkraft: 80 triệu bao, bao đay: 30 triệu bao năm 2001. Mức độ tăng trưởng bình quân 18 - 20% năm giai đoạn 2001 - 2005 đối với bao PP và bao Sackkraft. Đó cũng là xu hướng phù hợp với tiến bộ công nghệ sản xuất bao bì, trình độ phát triển thương mại ở nước ta.

* Bao bì thuỷ tinh:

Bao bì thuỷ tinh có các ưu điểm: bảo quản hàng hoá được lâu do không phản ứng với hàng hoá, không thẩm thấu nước, không khí, bụi bẩn, khách hàng nhìn thấy được số lượng, chất lượng sản phẩm bên trong do đó có độ tin cậy cao đối với nhà đóng gói - kinh doanh, có tiềm năng thu hồi tái sinh. Loại bao bì này thường ở các dạng chai lọ, dùng phổ biến trong kinh doanh hàng thực phẩm chế biến, rượu, nước hoa quả, bia, nước giải khát có ga. Tuy nhiên do nhược điểm của bao bì thuỷ tinh là dễ vỡ, cồng kềnh nên xu hướng ngày càng ít dùng. Năm 1995: lượng bao bì thuỷ tinh sử dụng trên thị trường (tính theo sức chứa) khoảng 30 triệu lít. Năm 2001: 50 triệu lít. Loại bao bì này sẽ được thay thế bằng chất dẻo trong tương lai.

* Bao bì gỗ: loại bao bì này trước kia được sử dụng rộng rãi do nguồn nguyên liệu phong phú, dễ khai thác, tận dụng, công nghệ sản xuất đơn giản do

đó chi phí tương đối thấp. Dạng chủ yếu là các hòm gỗ kín, hòm gỗ có ô thoáng. Thường làm bao bì vận chuyển đối với các mặt hàng hoa quả, xà phòng, nước giải khát, đóng gói các sản phẩm cồng kềnh, dễ vỡ. Xu hướng loại này ít sử dụng và sẽ được thay thế bằng chất dẻo cứng, chất dẻo hỗn hợp.Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cơ cấu bao bì sử dụng tại các khu vực cũng khác nhau. Với các loại carton sóng được sử dụng chủ yếu ở khu vực phía Nam (65%) và phía Bắc (30%). Bao bì nhựa chủ yếu sử dụng ở phía Nam 80%, các tỉnh phía Bắc 15%. Hộp kim loại : phía Nam 65%, phía Bắc 30%. Hộp Đuplex ở phía Bắc chỉ chiếm 20%, phía Nam 75%. Các tỉnh miền Trung, các loại bao bì sử dụng chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều đó cũng là hợp lý bởi lẽ trình độ phát triển cao của sản xuất, thương mại ở nước ta tập trung chủ yếu ở hai khu vực miền Bắc và miền Nam (xem mô hình)

30%

5%65% 65%

Khu vùc phÝa B¾c Khu vùc miÒn Trung Khu vùc phÝa Nam

20%

5%

75%

Khu vùc phÝa B¾c Khu vùc miÒn Trung Khu vùc phÝa Nam

Bao bì Cát tông

Sơ đồ: Cơ cấu một số loại bao bì chủ yếu sử dụng trong toàn quốc năm 2000

(Nguồn Packexim)

Trong tổng số các loại bao bì, thì bao bì carton sóng chiếm khoảng 25- 30%, bao bì Đuplex: 20%, nhựa các loại: 25%, còn lại các loại khác: 30%.

Do tính hiệu quả trong sử dụng các loại bao bì đã làm cho lượng bao bì trong kinh doanh thương mại ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Packexim cho thấy, tất cả các loại bao bì đều có nhu cầu tăng nhanh. Điều đó một mặt phản ánh quy mô, cơ cấu sản xuất thương mại không ngừng phát triển, mặt khác phản ánh trình độ của ngành công nghiệp bao bì nước ta có những bước tiến bộ mới, đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Điều quan trọng hơn là các DNTM đã biết lựa chọn đúng các loại bao bì hàng hoá và sử dụng chúng có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình (xem biểu 2.10).

15% 5% 5%

80%

Khu vùc phÝa b¾c Khu vùc miÒn Trung Khu vùc phÝa Nam

30%

5%65% 65%

Khu vùc phÝa B¾c Khu vùc miÒn Trung Khu vùc phÝa Nam

Bao bì nhựa

Biểu 2.8: Nhu cầu bao bì của Việt Nam TT Sản phẩm bao bì 1993 1995 2000 1 Bao bì nhựa (tấn) 43.400 60.000 150.000 2 Thùng carton sóng (tấn) 25.000 30.000 70.000 3 Bao xi măng Craft (tấn) 30.000 36.000 45.000 4 Bao giấy (tấn) 5.000 7.000 15.000 5 Hộp carton đuplex (tấn) 9.000 11.000 20.000

6 Lon kim loại 2 mảnh (triệu lon) 170 400 800

7 Hộp kim loại 3 mảnh (triệu hộp) 200 360 700 8 Chai lọ thuỷ tinh ( triệu chai) 150 400 1.000

9 Bao bì gỗ (m3) 2.500 3.600 10.000

Nguồn: Packexim 2001

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 83 - 91)