Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà nước [7] [10]

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 69 - 83)

Q lc: Lượng hàng hoá lưu chuyển Sld: số lao động trong doanh nghi ệ p

2.2.1. Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà nước [7] [10]

nước [7] [10]

Quá trình hình thành và phát triển của nền thương mại Việt Nam nói chung và các DNTMNN nói riêng gắn liền với lịch sử đấu tranh oanh liệt dành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có thể khái quát quá trình phát triển hệ thống TMNN theo các thời kỳ gắn liền với các mốc lịch sử phát triển của dân tộc.

2.2.1.1. Thương nghiệp quốc doanh - thời kỳ 1945-1954

Cách mạng tháng Tám năm1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu mốc son trong lịch sử giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nhưng chưa được bao lâu, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta. Trong những năm kháng chiến (1946 - 1954) nước ta hình thành hai vùng xen kẽ lẫn nhau: vùng tự do và vùng bị tạm chiếm, hình thành hai vùng thị trường: thị trường vùng tự do và thị trường vùng bịđịch tạm chiếm với hai kiểu quản lý, kiểm soát khác biệt nhau. Thương mại vùng thị trường bị tạm chiếm do thực dân Pháp và Mỹ trực tiếp kiểm soát thông qua các công ty của Pháp, Mỹ và các nhà tư sản mại bản. Hàng hoá kinh doanh chủ yếu là hàng ăn uống (cà phê, rượu), may mặc, dịch vụ xa xỉ khác. Thị trường vùng tự do bao gồm nội thương và ngoại thương do nhà nước dân chủ nhân dân quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu của cuộc kháng chiến và đời sống nhân dân. Tham gia hoạt động thương mại thời kỳ này ngoài những hộ sản xuất, buôn bán nhỏ, những nhà tư sản dân tộc, còn có hệ thống mậu dịch quốc doanh/thương nghiệp quốc doanh được thành lập theo sắc lệnh số 22/SL ngày 14/5/1951 do chủ tịch Hồ Chí Minh ký. Trong bối cảnh đất nước lúc đó, thương nghiệp quốc doanh đã đặt nhiệm vụ

sống nhân dân. Nguồn hàng chủ yếu thời kỳ này là do sản xuất trong nước từ những người nông dân, thợ thủ công cung cấp để phục vụ kháng chiến và nhu cầu của nhân dân. Thực hiện thu mua kim loại cũ trong dân, khai thác, tìm kiếm, thu mua thiết bị, nguyên vật liệu để cung ứng cho các xưởng sản xuất (chủ yếu là vũ khí, đạn dược) phục vụ quốc phòng và dân dụng. Phương châm hoạt động thương mại thời kỳ này là “... không phải đặt hàng rào ngăn hẳn giữa ta và địch mà chúng ta vẫn mở mang buôn bán với địch nhưng chỉ cho vùng địch những thứ hàng không có hại cho ta và đưa ra vùng tự do những thứ hàng cần cho kháng chiến và cần cho đời sống nhân dân” .

Việc buôn bán với địch (hoạt động xuất khẩu hàng hoá với vùng bị tạm chiếm) bao gồm các nội dung sau đây:

- Đẩy mạnh xuất khẩu để phát triển sản xuất ở vùng tự do, nâng cao đời sống nhân dân, thu ngoại tệ (tiền Đông Dương) để nhập khẩu các loại hàng hoá cần thiết.

- Tranh thủ cơ hội để nhập khẩu các sản phẩm hàng hoá cần thiết cho sản xuất đời sống, cấm/hạn chế nhập những loại hàng hoá có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất ở vùng tự do.

- Đấu tranh giá cả trong trao đổi hàng hoá giữa vùng tự do và vùng tạm bị chiếm đểđảm bảo bình ổn giá cả ở vùng tự do.

- Đấu tranh tiền tệ nhằm mở rộng phạm vi lưu hành tiền Việt Nam và giữ vững giá trị đồng tiền Việt Nam.

Những chủ trương phát triển thương mại trong thời kỳ chiến tranh là phù hợp, vừa đảm bảo được lợi ích của nhân dân hai vùng, vừa đảm bảo đáp ứng các nhu cầu sản xuất phục vụ chiến đấu. Nhờ đó mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai vùng tăng lên nhanh chóng. Nếu lấy năm 1948 là 100% thì giá trị hàng hoá xuất khẩu sang vùng tạm chiến năm 1951 tăng 94%, năm 1952 tăng 663%, năm 1953 tăng 1433%, năm 1954 tăng 1762%. Lượng hàng nhập khẩu từ vùng tạm bị chiếm vào vùng tự do cũng tăng lên đáng kể: năm 1951 tăng 41%, năm 1952 tăng 268%, năm 1953 tăng 770%, năm 1954 tăng 947% [10, tr 81]. Mặc dù mới ra đời nhưng thương nghiệp quốc doanh đã phát triển nhanh chóng, phát

huy được vai trò chủ đạo trên thị trường vùng tự do, đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ của nước nhà.

2.2.1.2. Thương nghiệp quốc doanh thời kỳ 1955 - 1975

Đây là thời kỳ nước ta vẫn bị chia cắt thành hai miền: miền Bắc và miền Nam. Mỗi miền thực hiện nhiệm vụ chiến lược khác nhau. Miền Nam tiếp tục cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Miền Bắc thực hiện cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá theo chủ nghĩa xã hội, làm tốt vai trò hậu phương lớn phục vụ tiền tuyến lớn (miền Nam), đồng thời sẵn sàng chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Hai nhiệm vụ chiến lược trên gắn bó chặt chẽ với nhau. Đảng ta xác định nhiệm vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc là nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng trong cả nước.

Thời kỳ này có thể chia thành các giai đoạn sau gắn liền với các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- Thương nghiệp quốc doanh giai đoạn 1955 - 1957:

Đây là giai đoạn khôi phục kinh tế và hàn gắn các vết thương chiến tranh. Nền kinh tế miền Bắc sau chiến tranh vốn rất lạc hậu còn bị tàn phá nghiêm trọng. Nhiệm vụ chủ yếu của miền Bắc trong 3 năm (1955 - 1957) là phải khôi phục lại sản xuất, ổn định đời sống của nhân dân. Trước hết là khôi phục sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, những nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh chống Pháp. Đảng và nhà nước thực hiện việc chia ruộng đất cho nông dân, tích cực xây dựng các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước. Đó là các bộ quản lý sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế quốc dân. Trong lĩnh vực lưu thông có Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương.

Bộ Nội thương thành lập các Tổng công ty ngành hàng chịu trách nhiệm thu mua, đặt hàng, phân phối hàng hoá cho các nhu cầu trong nền kinh tế quốc dân. Bộ Ngoại thương chịu trách nhiệm đặt hàng, quan hệ với các nước theo hiệp định đã ký kết của chính phủ để nhập hàng về giao cho Bộ Nội thương hoặc giao tận nơi các công trình xây dựng cơ bản (đối với thiết bị toàn bộ).

Hệ thống thương mại quốc doanh thời kỳ này có những bước phát triển mạnh cả về mặt tổ chức cũng như hoạt động kinh doanh. Năm 1955 mới có 4 tổng công ty chuyên doanh, năm 1957 đã có 10 tổng công ty chuyên doanh, cùng với hệ thống cửa hàng bán buôn bán lẻ tăng nhanh không ngừng. Năm 1955 có 474 cửa hàng, năm 1957 đã có 906 cửa hàng. Tổng mức bán buôn tăng mạnh (306 lần từ năm 1955 đến năm 1957). Hình thức bán buôn tăng từ 28,1% năm 1955 lên 52,6% năm 1957 trong tổng mức bán của thương nghiệp quốc doanh. Hình thức bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh cũng được mở rộng. Tỷ trọng bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh chiếm trong tổng mức bán lẻ của hoạt động thương mại thuần tuý năm 1955 là 19,8%, năm 1957 tăng lên là 25,8%.

Thương nghiệp quốc doanh giai đoạn này phát triển nhanh chóng đã góp phần đắc lực cho sự nghiệp khôi phục, phát triển kinh tế, thực hiện cải tạo công thương nghiệp tư nhân và thực hiện chính sách bình ổn vật giá, quản lý thị trường của nhà nước ta.

- Thương nghiệp quốc doanh giai đoạn 1958 - 1960:

Đây là giai đoạn 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế. Sau 3 năm khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh (1955 - 1957) nền kinh tế miền Bắc đã được phục hồi. Đảng và nhà nước chủ trương tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng như cải tạo nông nghiệp. Bằng những hình thức biện pháp thích hợp, đã thực hiện tốt việc cải tạo các thành phần kinh tế. Thực chất của công cuộc cải tạo là xã hội hoá các quan hệ sở hữu nhỏ trong thương mại. Sau công cuộc cải tạo này trong nền kinh tế chỉ còn hai thành phần tham gia hoạt động thương mại đó là thương mại quốc doanh (thương mại nhà nước) và thương mại tập thể. Lực lượng buôn bán nhỏ vẫn tồn tại không đáng kể trong nền kinh tế.

Trong giai đoạn này, thương nghiệp quốc doanh được mở rộng về mạng lưới cả thu mua, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh phục vụ ăn uống, may mặc, sửa chữa. “Tổng số cửa hàng bán lẻ của thương nghiệp quốc doanh năm 1957 là 906 cửa hàng, đến năm 1960 đã có 1345 cửa hàng trong đó 571 cửa hàng ở thành thị, các trạm thu mua năm 1957 có 51 trạm, năm 1959 đã có 153 trạm. Năm 1957 chưa có cửa hàng ăn uống nào, năm 1959 đã có 79 cửa hàng” [10, tr 85]. Hệ thống thương nghiệp quốc doanh đã thu mua được từ “50% đến 95% sản phẩm

hàng hoá nông sản, mua được gần như toàn bộ hàng công nghiệp tiêu dùng; chiếm 93,6% tổng mức bán buôn và 51% tổng mức bán lẻ của thị trường xã hội” [18, tr 15]. Trình độ chuyên môn hoá của thương nghiệp quốc doanh cũng được nâng lên một bước. Năm 1957, hệ thống thương nghiệp quốc doanh của Bộ Thương nghiệp có 10 Tổng công ty, đến cuối năm 1960 đã có 12 tổng công ty với hệ thống các công ty, cửa hàng chuyên doanh. Thời kỳ này đã bắt đầu thực hiện phân cấp quản lý đối với các công ty thương nghiệp (từ năm 1958). Theo chế độ phân cấp này, hệ thống tổ chức của thương nghiệp quốc doanh chia thành các công ty cấp I (do trung ương quản lý) có nhiệm vụ tổ chức nguồn hàng, bán buôn (đối với các mặt hàng quan trọng) và các công ty cấp II (thuộc địa phương, tỉnh, thành phố quản lý) có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức nguồn hàng và bán lẻ, bán buôn trong phạm vi địa phương.

- Thương nghiệp quốc doanh giai đoạn 1961 - 1975

Đây là giai đoạn củng cố và phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại theo mô hình chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Giai đoạn này nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và tiếp tục chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc đã thực hiện cơ chế quản lý tập trung cao độ để huy động sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để phù hợp với mô hình quản lý kế hoạch hoá tập trung trong lĩnh vực thương mại, tháng 10/1961 Tổng cục Vật tưđược thành lập. Nhà nước giao cho Tổng cục Vật tư quản lý, phân phối lưu thông theo kế hoạch các loại vật tư chủ yếu (như máy móc, thiết bị xăng dầu, kim khí, than, xi măng…) và nhiệm vụ quản lý dự trữ nhà nước. Bộ Nội thương giai đoạn này chỉ quản lý và tổ chức lưu thông hàng tiêu dùng và những loại tư liệu sản xuất khác (ngoài danh mục nhà nước giao cho Tổng cục Vật tư) và các loại vật tư chuyên dùng của các bộ ngành quản lý sản xuất. Bộ Ngoại thương có nhiệm vụ ký kết các đơn hàng nhập khẩu theo hiệp định của chính phủ và nhập hàng từ các nước về giao cho Tổng cục Vật tư, bộ Nội thương cung ứng cho các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân.

Để thực hiện những nhiệm vụ được giao, các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông hình thành hệ thống kinh doanh của mình theo hai cấp:

- Tổng công ty - công ty ở các đầu mối (Bộ Ngoại thương); công ty khu vực (Tổng cục Vật tư); công ty tỉnh, thành phố (Bộ Nội thương). Dưới các tổng công ty có các hệ thống trạm, ban tiếp nhận, tổng kho và các kho khu vực. Dưới các công ty khu vực có các trạm, ban tiếp nhận, cửa hàng đặt theo vùng trực thuộc.

- Các bộ ngành quản lý sản xuất cũng có hệ thống lưu thông riêng để thực hiện phân phối, lưu thông các loại vật tư chuyên dùng của bộ, ngành mình, chẳng hạn: Bộ Nông nghiệp có Cục Tư liệu sản xuất nông nghiệp; Bộ Nông trường có Cục Cung tiêu; Bộ Công nghiệp nặng có Cục Vật tư.

Những tổ chức thương nghiệp nhà nước giai đoạn này phát triển thành các công ty thương mại quốc doanh - các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay.

2.2.1.3. Thương nghiệp quốc doanh thời kỳ 1976 - 1986

Ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước Việt Nam đã thống nhất liền một dải. Trong bối cảnh đất nước độc lập thống nhất sau nhiều năm chiến tranh tàn phá ác liệt của đế quốc Mỹ, nền kinh tế vẫn còn lạc hậu, kém phát triển, nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội rất lớn đặt ra cho toàn Đảng và toàn dân. Hoạt động thương mại thời kỳ này có nhiều thuận lợi lớn nhưng cũng có không ít khó khăn mới. Chúng ta có nhiều điều kiện và khả năng để khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước, phát huy lợi thế so sánh của cả ba miền Bắc - Trung - Nam để đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật trong đó có ngoại thương (thương mại quốc tế). Bên cạnh đó, chúng ta cũng có những khó khăn mới, gay gắt do trình độ phát triển kinh tế của cả nước còn rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế hàng hoá kém phát triển, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế hầu như chưa có, nền kinh tế phụ thuộc vào bên ngoài còn khá nặng nề, hậu quả tàn phá của cuộc chiến tranh thống nhất tổ quốc... Những khó khăn chồng chất ở một nền kinh tế vốn đã nghèo nàn và lạc hậu đòi hỏi Đảng và nhà nước, nhân dân ta những nỗ lực to lớn, khẩn trương trong công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện mới. Tầm quan trọng của hoạt động thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm, nhấn mạnh. Ở miền Nam chúng ta tiến hành cải tạo các thành phần kinh tế và triển khai mô hình kinh tế theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Sau một thời gian ngắn, mô hình kinh tế này đã được thực thi trong toàn quốc.

Đến những năm 1981, Đảng và nhà nước ta chủ trương phân cấp quản lý kinh tế cho cấp huyện và tiến hành xây dựng huyện thành cấp cơ bản quản lý kinh tế. Các huyện được trực tiếp quản lý kinh tế quốc doanh, cả sản xuất và lưu thông chủ yếu là các nông trường, trang trại, cơ khí, nông, lâm, ngư nghiệp và hợp tác xã.

Hoạt động thương mại quốc doanh đã có những bước phát triển mạnh nhờ có những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, góp phần đáng kể vào sự phát triển, tăng trưởng nền kinh tế, trong những năm 1976 – 1986 [26] (xem biểu 2.1)

Biểu 2.1: Tăng trưởng kinh tế thương mại Việt Nam thời kỳ 1976 - 1986

Tốc độ tăng trưởng (năm trước 100%). Trong đó: Năm Dân số (1000 người) Toàn bộ nền kinh tế Nông nghip Công nghip Xut khu Nhp khu 1976 49.160 14,3 1977 50.413 2,8 -5,6 10,8 44,8 18,9 1978 51.421 2,3 -1,8 8,2 1,4 6,9 1979 56.200 2,0 -8,7 -4,7 0,2 17,1 1980 53.722 -1,4 7,5 -10,3 5,5 -13,9 1981 54.927 2,3 4,4 1,0 18,5 5,2 1982 56.170 8,8 11,3 8,7 31,2 6,5 1983 57.373 7,2 3,3 13,0 17,1 3,7 1984 58.653 8,3 5,3 13,2 5,4 14,3 1985 59.872 5,7 2,5 9,9 7,5 6,4 1986 61.109 6,5 4,8 6,2 12,9 16,0

Nguồn: Kinh tế 1994 - 1995, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 17 – 1995.

Hoạt động xuất nhập khẩu có những tiến bộ đáng kể song do điều kiện nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này (1976 - 1986) còn yếu kém, nhập siêu quá lớn so với xuất khẩu, [10] (xem biểu 2.2)

Biểu 2.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam (giai đoạn 1976 - 1985)

Đơn vị: Triệu Rup - USD

Cán cân thương mại Năm Tng kim ngạch XNK Xuất khẩu Nhập khẩu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” doc (Trang 69 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)