105000 122410 105682 72800 75870 9 Cty thương mại dịch vụ 425400 467757 463227 470000 49
3.3.4. Đầu tư sản xuất bao bì theo hướng tập trung chuyên môn hoá hiện đại hoá theo tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện
hoá theo tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện
đại.
Trong điều kiện tăng trưởng kinh tế của đất nước, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi hàng hoá không chỉ có tiêu chuẩn chất lượng cao mà còn phải có bao bì phù hợp với các yêu cầu của thị trường về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu, các quy định mang tính chất pháp lý. Trong quá trình lưu thông hàng hoá, các chức năng của bao bì phải được thực hiện nghiêm túc, hơn nữa cần thiết phát huy vai trò của các chức năng đó để thoả mãn các nhu cầu thị trường-
Thực tế sử dụng bao bì hiện nay của nước ta còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết, trước hết từ khâu sản xuất bao bì chẳng hạn sự rối loạn về chủng loại, chất lượng thấp, giá cả bao bì còn cao, tính hấp dẫn, vai trò marketing của bao bì chưa đáp ứng dẫn đến tình trạng giảm sút về sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường, hạn chế khả năng tiêu thụ hàng hoá.
Việc lưu thông sản phẩm hàng hoá được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau với cơ chế quản lý hiện nay: các doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường; các DNTM thực hiện kinh doanh hàng hoá mua hàng từ người sản xuất bán lại cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bao bì được sản xuất, cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: doanh nghiệp sản xuất tự sản xuất bao bì tiêu thụ; doanh nghiệp chuyên môn hoá trong lĩnh vực sản xuất bao bì và có cả trường hợp các nhà nhập khẩu quy định các tiêu chuẩn riêng về bao bì cho sản phẩm nhập khẩu vào thị trường của họ.
Sự gia tăng về kinh tế, đời sống xã hội, đòi hỏi của tiến trình chủ động hội nhập kinh tế có hiệu quả, yêu cầu về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, các yêu cầu môi trường sinh thái, các sắc luật quản lý kỹ thuật -xã hội - môi trường, đòi hỏi nguồn cung cấp các bao bì sản phẩm phải được cải thiện. ở một số nước phát triển như Anh, Đức, Mỹ, Nhật.. ngành công nghiệp bao bì được xếp vào các ngành trọng điểm của đất nước. Với xu thế đó để sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là các DNTMNN cần nhấn mạnh trọng tâm các giải pháp trong lĩnh vực sản xuất bao bì hàng hoá.
- Mục tiêu quan trọng cần đạt được trong việc đầu tư cho sản xuất - cung cấp bao bì cho kinh doanh thương mại là tập trung, hiện đại hoá nguồn cung cấp bao bì, nâng cao năng suất chất lượng và giảm gía thành bao bì. Tạo khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường mà trước hết là khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng hàng hoá kinh doanh đảm bảo cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhanh chóng, chủ động, hiệu quả, mở rộng hàng hoá trên thị trường trong nước.
+Thoả mãn đầy đủ nhất, tốt nhât các nhu cầu bao bì hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. Yêu cầu này đòi hỏi nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị sản xuất bao bì.
+Cân đối giữa nhu cầu và khả năng cung ứng bao bì. Yêu cầu này đặt ra cho công tác kế hoạch hoá sản xuất bao bì phải tính đến vòng đời và khả năng thu hồi, tái sinh, tái chế bao bì trong phạm vi toàn nền kinh tế quốc dân.
+Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất bao bì, từ công nghệ sản xuất vật liệu đến sản xuất bao bì, trang trí và quảng cáo trên bao bì, nhằm đẩy nhanh năng suất và chất lượng toàn diện của bao bì hàng hoá.
+Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sản xuất bao bì trong nước và sử dụng các vật liệu mới trong sản xuất bao bì nhằm giảm chi phí sản xuất bao bì mà vẫn đảm bảo chất lượng bao bì khi thực hiện các chức năng của nó.
Những yêu cầu trên đây đặt ra cho người sản xuất bao bì chuyên nghiệp cũng như các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá sản xuất bao bì tiêu thụ những trách nhiệm to lớn. Trước hết cần nhận thức rõ ràng và nhất quán quan điểm về bao bì: Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của một sản phẩm, nó quyết định khả năng tiêu thụ/bán sản phẩm trên thị trường. Bao bì có tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Toàn bộ sản phẩm bao gồm cả bao bì của nó phải có khả năng cạnh tranh về các phường diện : chất lượng, tính kịp thời và giá cả…
Trách nhiệm của các nhà sản xuất bao bì tựu chung ở 3 nội dung cơ bản:
- Bao bì phải có kiểu dáng phù hợp để đảm bảo khả năng tiêu thụ/bán được sản phẩm trên thị trường.
- Đảm bảo rằng bao bì phải bảo quản tốt hàng hoá trong suốt quá trình vận động và lưu giữ (dự trữ) của nó.
- Đảm bảo bao bì có khả năng cạnh tranh về giá cả trên thị trường.
Sản phẩm bao bì cần bộc lộ được tính văn hoá, tính thẩm mỹ của sản phẩm hơn thế nữa là bộc lộ trình độ phát triển, trình độ văn minh của một doanh nghiệp, một quốc gia. Do đó công nghiệp bao bì cần ý thức được xu hướng bao bì trong lưu thông kể cả trong nước và xuất khẩu. Chính những xu thế về nhu
bao bì, không chỉ với các nhà sản xuất, nhà kinh doanh, người tiêu dùng mà còn với các chính sách quản lý của nhà nước. Các áp lực ảnh hưởng đến bao bì hàng hoá tập trung ở những xu hướng chủ yếu sau : [2]
- Chuyển từ hàng rời sang hàng có bao gói phục vụ tiêu dùng bán lẻ.
- Chuyển từ bao bì tập quán (thói quen) sang các hệ thống bao bì mới hơn, hiện đại, tiên tiến.
-Tăng mức thuận tiện, dễ dàng trong sử dụng, bảo quản sản phẩm. -Tăng mức thuận tiện dễ dàng cho các hệ thống sản xuất, phân phối - Cải tiến hệ thống kinh tế quốc gia/toàn bộ nền kinh tế.
Hiện đại hoá sản xuất bao bì cần tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm sau đây :
3.3.4.1-Khâu thiết kế bao bì:
Thiết kế bao bì là khâu đầu tiên quyết định việc hình thành các sản phẩm bao bì. Mục tiêu của khâu thiết kế là hình thành được các loại bao bì đảm bảo thực hiện các chức năng của nó phù hợp với từng loại hàng hoá và các đặc điểm riêng về nhu cầu thị trường ; hình thành các phương án về sử dụng vật liệu, công nghệ chế tạo và dự toán được chi phí sản xuất. Việc định ra các tiêu chuẩn khi thiết kế bao bì chỉ có giá trị khi nó dựa trên những dữ kiện về người tiêu dùng và những ý kiến của họ.
Theo đánh giá chung của các nhà kinh doanh, hiện nay vấn đề thiết kế bao bì của Việt Nam nói riêng và ngay cả ở các nước đang phát triển khác vẫn còn những thiếu sót quan trọng cần khắc phục: 1/Thiếu tính đồng bộ, thường không có những mẫu thiết kế bao bì đặc sắc. 2/Trên bao bì thường trình bày quá nhấn mạnh về tên sản phẩm khi bản thân sản phẩm chưa hoàn toàn được khách hàng chú ý và biết đến mà chưa chú ý đến biểu hiện các tiêu chuẩn chất lượng, công dụng đặc biệt/chủ yếu của sản phẩm. 3/Trình độ in ấn bao bì, nhãn mác hàng hoá chưa đáp ứng được những yêu cầu trong điều kiện thị trường cạnh tranh (đặc biệt với hàng hoá xuất khẩu)
+Đảm bảo tính đồng bộ cao : từ tạo dáng, quy cách, kết cấu, đảm bảo hài hoà các thông tin trên bao bì, đến mầu sắc, cách trình bày… thích ứng với từng loại hàng hoá. Tất cả các yếu tố trên được xem xét trong mối quan hệ biện chứng để tạo ra một sản phẩm bao bì tương lai đáp ứng tính thẩm mỹ, văn hoá, phát huy các chức năng vốn có của nó. Việc thiết kế đồ hoạ bề ngoài bao bì phải kết hợp đựơc các ý đồ về hình ảnh, mầu sắc, biểu tượng và nhãn hiệu thương mại. Việc trình bày bố trí mỗi yếu tố trên cho một bao bì đều có ý nghĩa rất lớn. Trong khi phần hoạ tiết chuyển tải những thông điệp, mô tả thành phần sản phẩm, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng về cách sử dụng, bảo quản… thì các hình ảnh minh hoạ lại chuyển tải các hình thức sản phẩm, giúp tạo ra sự liên tưởng quan hệ giữa giá trị và chất lượng sản phẩm.
Về màu sắc bao bì, theo kinh nghiệm của một số nước có ngành công nghiệp bao bì phát triển (Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan…) khi thiết kế cần chú ý đến một số màu sắc thông dụng, thường được chọn cho một số loại sản phẩm nhất định. Chẳng hạn màu đen, màu xanh nhạt, màu trắng có thể dùng cho sản phẩm sữa; màu nâu, màu vàng dùng cho sản phẩm cà phê; màu tím, màu tía nhạt thường dùng các sản phẩm nước hoa… Quy cách, kết cấu đảm bảo phù hợp với hàng hoá chứa đựng, đảm bảo độ bền vững (chịu nén, chịu va đập, rung sóc khi vận chuyển, xếp, dỡ, lưu kho).
Tính đồng bộ trong thiết kế bao bì còn thể hiện ở hệ thống bao bì trong lưu thông (bao bì thương phẩm, bao bì trung gian/vận chuyển) đối với một loại sản phẩm nhất định. Mỗi loại bao bì trên cần được nghiên cứu cụ thể trên cơ sở nhu cầu thị trường, điều kiện vận chuyển, tính chất thương phẩm của hàng hoá. Những thiết kế đồ hoạ trên mỗi bao bì hàm chứa các ý nghĩa khác nhau; do đó các yếu tố của thiết kế đồ hoạ cũng khác nhau.
*Đảm bảo tính phù hợp theo từng loại thị trường. Trong kinh doanh
thương mại việc xác định phạm vi lưu thông hàng hoá do chiến lược Marketing quyết định. Một chiến lược Marketing đúng đắn có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các loại bao bì trong kinh doanh. Thiết kế bao bì hiệu quả phải được bắt đầu từ chính sản phẩm được kinh doanh ở thị trường nào (kinh doanh nội địa hay xuất khẩu). Với điều kiện kinh doanh nội địa, môi trường kinh doanh có tính đồng nhất cao, thời gian lưu thông ngắn, điều kiện tự nhiên (khí hậu,
nhiệt độ, độ ẩm…), điều kiện giao thông vận tải thuận lợi, các loại bao bì sử dụng không cần những yêu cầu cao. Với thị trường quốc tế, điều kiện môi trường kinh doanh phức tạp hơn nhiều, đặc biệt là các thói quen thương mại, các sắc luật, điều kiện lưu thông… đòi hỏi các loại bao bì có những tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Khâu thiết kế bao bì cần phải có những thông tin chính xác, cụ thể về từng loại thị trường để hình thành các yếu tố bao bì hoàn chỉnh và đảm bảo hàng hoá có thể bán (xuất khẩu) được, có sức cạnh tranh.
Xu hướng tiêu dùng của thị trường đang có những thay đổi đáng kể:
- Sự thay đổi các hình thức sử dụng và thưởng thức của người tiêu dùng. - Sự thay đổi về mô hình gia đình
- Sự chuyển đổi từ chủ nghĩa thực dụng sang nhu cầu thưởng thức - Sự thay đổi về phương thức tiếp thị và hệ thống kênh phân phối sản phẩm.
Những xu hướng vận động của thị trường hàng hoá làm cho bao bì có những thay đổi, bổ sung thêm các chức năng. Mối liên hệ giữa bao bì với các yếu tố thị trường đòi hỏi các nhà thiết kế, khai thác và phát huy hết các yếu tố của bao bì một cách hiệu quả hơn.
Các chuẩn mực tiêu dùng thường bị thay đổi, các mẫu hình về gia đình lớn đang dần bị thay thế bởi các gia đình nhỏ, lối sống đô thị hoá phát triển theo trình độ phát triển kinh tế, trình độ văn minh của nền văn hoá, phong cách làm việc, cách thức nghỉ ngơi có sự thay đổi đáng kể nhất là khu vực thành thị, kéo theo sự thay đổi lớn nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm vật chất và nhu cầu đời sống văn hoá tinh thần. Xu hướng đó dẫn tới việc tiêu dùng các đơn vị hàng hoá nhỏ lẻ hơn là đơn vị hàng hoá lớn, tập trung, dẫn tới sự đa dạng hoá về kích cỡ, kết cấu, nguyên liệu, kiểu dáng bao bì. Bao bì ngày nay và trong tương lai có xu hướng mang tính quảng cáo hơn là tính sử dụng, có tính hình thức, thẩm mỹ, văn hoá hơn là chất lượng (độ bền cao của bao bì). Trong nhiều trường hợp bao bì hàng hoá được xem như những vật kỷ niệm để chiêm ngưỡng.
Với những hàng hoá xuất khẩu, tính phù hợp với thị trường nước ngoài đòi hỏi các nhà thiết kế, trước khi định hình các tiêu chuẩn bao bì phải làm tốt hoạt động marketing quốc tế. Mỗi thị trường có những tập tục mua bán, tiêu dùng không giống nhau. Bởi vậy sự nhìn nhận về bao bì cũng có sự khác nhau
từ thị trường này sang thị trường khác, ngay cả với một loại sản phẩm cụ thể hoặc một nhóm sản phẩm cùng loại. Chẳng hạn với mặt hàng gia vị, mỗi quốc gia nhập khẩu lại có thói quen sử dụng các loại bao bì đóng gói bằng các chất liệu khác nhau. Người Đức thích đóng trong gói, người Bỉ, Pháp, Italia, Anh có thị hiếu tiêu dùng là các chai lọ thuỷ tinh, người Hà Lan chọn các sản phẩm trong bao gói hoặc trong hộp kim loại. Những yếu tố văn hoá, xã hội, thậm chí cả các yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn đến yếu tố màu sắc, từ ngữ, biểu tượng nhãn hiệu thương mại. Quốc gia Thụy Sỹ rất kiêng kỵ hình ôvan vì họ quan niệm hình ôvan là điềm của cái chết. Ở Thổ Nhĩ Kỳ hình tam giác màu xanh là dấu hiệu của hàng mẫu - không bán - không phải trả tiền. Các hình mẫu giống như chữ thập thường không được các nước Châu Âu ưa chuộng.
Các từ ngữ trong bao bì xuất khẩu cần được cân nhắc sử dụng, tránh gây ra sự hiểu nhầm, gây ra các cảm giác giả tạo. Ở nước Đức người ta rất kiêng kỵ từ “MIST” và từ “GIFT” vì từ “MIST” làm người ta liên tưởng đến một thứ chất thải của súc vật (phân súc vật), “GIFT” liên tưởng đến một loại thức ăn cực kỳ khó chịu. Trong thực tế đồ hoạ, yếu tố từ ngữ nên tránh sử dụng các từ đó. Ở một số nước, yếu tố màu sắc bao bì có ý nghĩa rất lớn đến việc lựa chọn hàng hoá. Nhìn màu sắc bao bì có thể thấy được sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu hay không. Hàng mỹ phẩm ở Pháp, Thuỵ Điển, Hà Lan thường có bao bì màu xanh. Bao bì màu xanh da trời thường phổ biến dùng cho các sản phẩm của nam giới (dao cạo râu), trong khi đó những sản phẩm này ở Pháp lại thường sử dụng bao bì màu đỏ. Hà Lan, Thuỵ Điển không ưa thích các loại bao bì có màu sắc giống với màu quốc kỳ của họ…
Các quy định về ký hiệu, mã hiệu…hàng hoá đối với bao bì vận chuyển cần phải được quán triệt trong khâu thiết kế cho phù hợp với thói quen thương mại, điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng của mỗi khu vực thị trường.
*Đảm bảo tiết kiệm chi phí trong kinh doanh
Chi phí trong kinh doanh thương mại xét về nội dung kinh tế, bao gồm chi phí mua hàng, chi phí lưu thông, chi phí khác (thuế - bảo hiểm…). Phân tích một cách sâu xa, cụ thể, ta thấy bao bì hàng hoá có ảnh hưởng đến các chi phí này và do đó ảnh hưởng đến xu hướng vận động của chỉ tiêu hiệu quả trong kinh doanh. Khâu thiết kế bao bì quyết định các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm
bao bì và do đó tác động đến các yếu tố chi phí trong kinh doanh: chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển xếp dỡ, chi phí hao hụt mất mát do tác động cơ học và