0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

PAI PAII PAI PA

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2001 2010 BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC (Trang 67 -82 )

- Mặt hàng Thịt:

PAI PAII PAI PA

Tổng giá trị XK (Tr.USD) 3.289,2 5.812 6.190 10.020 11.165 Các mặt hàng chính Cao su (1000 tấn) 35,2 47,2 49,2 53,0 60,9 Chè (1000 tấn) 3,0 4,2 4,5 4,8 5,7 Cà phê (1000 tấn) 441,4 483 424 540 490 Diều (1000 tấn) 5,6 7,8 8,6 16,7 19,8

Thuỷ sản (TY. USD) 110,2 182,6 211 300 543 Giầy dép (Tr.USD) 1.048,8 2.130 2.202 2.640 1.820

Dệt may (Tr.USD 614,7 1.120 1.150 1.800 1.950

Điện tử (Tr.USD) 17,2 55 120 300 580

T/công mỹ nghệ (Tr.USD) 113,3 135,2 250 410 510

Nguồn: Bộ Thương mại.

5.3.2 Phương án xuất khẩu sang thị trường SNG

Có khả năng XK hàng hoa của Việt Nam sang khu vực thị trường SNG sẽ phục hồi nhanh trong giai đoạn 2001 - 2005 với mức tăng trưởng trên 40%/nãm và sau giai đoạn tăng tốc sẽ đi vào quỹ đạo phát triẩn ổn định với mức tăng trưởng 15 - 27,7%/nãm trong giai đoạn 2006 - 2010.

Dự báo xuất khẩu sang thị trường SNG

Đơn vị: triệu USD

2000 2005 2010

PAI PAII PAI PAII

SNG 257,4 1.518 1.540 3.135 5.235

Riêng thị trường Nga 122,5 728 770 1.881 3.400

Nguồn: Bộ Thương mại.

5.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa của ViệtNam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2001-2010

5.4.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

5.4.1.1. Giải pháp tầm vĩ mô:

a. Cần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam từng bưc năng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường châu Ầu.

b. Hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý xuất khẩu sang châu Âu.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách xuất khẩu hàng hoa sang thị trường EU và SNG.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

- Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chính sách, biện pháp tài chính - tiền tệ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất khẩu

c. Nhà nước hỗ trợ về xây dựng lực lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng hoa sang thị trường châu Au.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng lực lượng cán bộ, nhân viên giỏi nghiệp vụ xuất nhập khẩu và có trình độ quản lý cao nhằm đáp ứng

được nhu cầu xâm nhập thị trưủng EU và SNG.

- Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực đủ sức duy trì và nang cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu tại thị trưủng các nước chau Âu.

5.4.1.2. Giải pháp tầm vi mô (vềphía doanh nghiệp)

' a. Nâng cao năng lực quản trị chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trưởng châu Au.

Đây là giải pháp nhằm đáp ứng tiêu chí về đánh giá năng lực quản trị chiến

lược kinh doanh cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoa sang thị trưủng châu Âu. Nội dung của giải pháp này bao gồm:

- Định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

- Các mục tiêu định hướng chiến lược kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

b. Lựa chn chiến lược phát triển doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Việc lựa chọn chiến lược phát triển phải thoa mãn hai yêu cầu cơ bản sau: - Chiến lược lựa chọn phải phù hợp vói các điều kiện của môi trưủng kinh tế chung, đặc biệt phải phù hợp với đặc thù của thị trưủng EU, SNG.

- Chiến lược lựa chọn phải phù hợp với chức năng nhiệm vụ, chính sách và khả năng trình độ mọi mặt của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển, chủ yếu là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá ở mức nào.

Mô hình chiến lược kinh doanh quốctế phối hợp (Giai đoạn đến 2006):

Đây là giai đoạn nền móng để doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuẩn bị và trang bị cho mình các điều kiện, phương tiện cần thiết tạo thế và lực đủ sức bước vào cạnh tranh thật sự trên thị trưủng châu Âu. Trong giai đoạn này doanh nghiệp áp dụng chiến lược kinh doanh quốc tế là phù hợp.

• Chiến lược kinh doanh quốc tế (là then chốt): • Chiến lược lợi thế so sánh (để phối hợp):

• Chiến lược mặt hàng và kinh doanh dịch vụ (để phối hợp): • Chiến lược liên doanh liên kết (để phối hợp):

• Chiến lược vốn kinh doanh (để phối hợp): • Chiến lược thị trưủng và khách hàng (trọng tâm):

• Chiến lược Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp (để làm công cụ triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế đạt kết quả)

Mô hình Chiến lược cạnh tranh phối hợp (Giai đoạn lừ 2006-2010)

• Chiến lược cạnh tranh xuất khẩu (làm then chốt):

• Chiến lược tài chính (để phối hợp): đảm bảo cho các doanh nghiệp có

đủ khả năng tài chính trong cạnh tranh với đối thủ.

• Chiến lược nhân sự (con người) (để phối hợp): để đảm bảo cho. doanh nghiệp thực hiện cạnh tranh thắng lợi-yếu tố con người luôn là quyết đinh, nó

phụ thuộc vào khâu tuyển chọn, sứ dụng, bồi dưỡng, đào tạo phát triển và đãi ngộ của doanh nghiệp.

c. Lựa chọn phương thức kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt nam trên thị trường châu Au.

Ngoài các phương thức buôn bán thông thường, các phương thức buôn bán

đặc thù trong thương mại quốc tế có thể phát huy tác dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường châu Âu giai đoạn tới 2006 theo chúng tôi có thể là:

• Phương thức buồn bán đối ứng (Counter Trade) • Phương thức đấu giá (Auction)

• Phương thức bán hàng qua đại lý • Phương thức gia công xuất khẩu

Từ năm 2006 trở đi, khả năng nền kinh tế nước ta sẽ phát triển lên một trình

độ cao hen. Mặt khác, do yêu cầu của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, cùng những tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và sự gia tăng sức ép cạnh tranh toàn cầu, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải vươn lên áp dụng các

phương thức kinh doanh tiên tiến. Các phương thức kinh doanh tiên tiến và hiệu quả

đó là:

• Thương mại điện tứ: (Electronic Commerce).

• Phương thức buôn bán hàng hoa giao ngay và thị trường hàng hoa kỳ hạn (Commodity Exchange /Commodity Future Market)

• Phương thức kinh doanh chuyển khẩu (Transaction des affaires).

ả. Sử dụng có hiệu quả hoạt đng marketing xuất khẩu ở doanh nghiệp Việt Nam nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng hoa sang thị trường châu Âu.

• Đa dạng hoa sản phẩm:

• Chuyên môn hoa, chuyên biệt hoa sản phẩm

• Thích nghi hoa sản phẩm với từng thị trường các nước EU, SNG. • Phát triển sản phẩm mới:

• Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:

- Về định giá hàng hoa xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Các nhà quản trị Marketing xuất khẩu của doanh nghiệp cần nắm và thực hiện đầy đủ quy trình định giá xuất khẩu gọm năm bước sau:

• Bước Ì: Xác định mục tiêu cho việc định giá xuất khẩu

• Bước 2: Phân tích tình hình thị trường và hành vi của người tiêu thụ để định giá.

• Bước 3: Tính chi phí một cách đầy đủ, khách quan khoa học để định giá.

• Bước 4: Thiết lập các khung giá mục tiêu

• Bước 5: Bao giá (Quotation) hoặc chào hàng (offer).

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu sang thị trường châu Âu cán phải tuân thủ những giải pháp Marketing trong quá trình định giá sau:

• Một là, áp dụng các bước định giá (5 bước nêu trên).

• Hai là, dựa vào quan hệ cung cẩu để định giá xuất khẩu đúng.

• Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Bốn là, đầu tư phát triển mặt hàng mới, sản phẩm thay thế.

• Năm lá, các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU, SNG cần phấn đấu giảm thiểu các chi phí.

• Sáu là, chú trọng công tác nghiên cứu, khảo sát giá.

-Về phân phối (Physical Distribution)

Theo quan điểm Marketing, phàn phối là các quá trình kinh tế và những điều

kiện tổ chức liên quan tới việc giao dịch, điều hành và vận chuyển hàng loạt hàng hoa, dịch vụ, từ sản xuất qua lun thông đến người tiêu dùng bởi những điều kiện và giải pháp hiệu quả tối đa.

Phân phối theo đánh gia của các chuyên gia nước ngoài (Mỹ, úc, EU) có tầm quan trọng thứ hai đối với doanh nghiệp xuất khẩu sau giá.

Để phát triển thị phần hàng hoa trên thị trường châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực hiện các giải pháp Marketing trong chiến lược phân phối sau:

• Một là, quyết định kênh phân phối, gồm ba giai đoạn:

* Giai đoạn 1: lựachọn các kênh phân phối: khi lập kế hoạch Marketing xuất khẩu, doanh nghiệp cẩn phải cân nhắc nhẫng vấn đề liên quan đến kênh phân phối và giải đáp các câu hỏi sau:

* Giai đoạn 2: xác định cường độ phân phối và cấp độ kênh phẫn phối nhằm tính được hiệu quả sử dụng kênh phân phối.

* Giai đoạn 3: thiết lập các đơn vị chức năng trong kênh phân phối và biện pháp kiểm soát, khống chế.

• Hai là, phương ấn phân phối và các bước tiếp cận nhà phân phối

• Ba là, nhẫng động tác kinh tế kỹ thuật thực hiện chiến lược phân phối:

- Về xúc tiến xuất khẩu (Promotion)

• Một là, tuyên truyền, quảng cáo (Advertising), xét về hình thức hoạt

động quảng cáo có các loại sau: Quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, Quảng cáo thể thức hoạt động sản xuất kinh doanh, Quảng cáo theo vùng lãnh thổ, Quảng cáo theo loại thị trường.

• Hai là, tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm- hội nghị, hội thảo.

• Ba là, điều tra khảo sát thị trường từng nước EU hay từng nước SNG.

• Bốn là, công tác thông tin thương mại về thị trường châu Âu

• Năm là, khai thác tối đa sự trợ giúp của các cơ quan Việt Nam ở EU và các nước SNG và các cơ quan của họ tại Việt Nam.

• Sáu là, hoạt động thuê tư vấn và đào tạo.

e. Nâng cao trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ- kỹ thuật mới ở các

doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

- Trước mắt, đặt kế hoạch thay thế công nghệ cũ; thực hiện phương châm "đi

tắt đón đầu" bằng cách nhập về nhẫng thiết bị, công nghệ nguồn từ các nước phát triển như EU, Mỹ, Nhật, giảm tối đa nhập từ các nước Châu á và khu vực ASEAN.

- ứng dụng công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất từ thiết kế mẫu m ã đến việc sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 14000, HACCP và các tiêu chuẩn chất lượng của

/. Liên kết và hợp tác mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại thị trường châu Âu.

- Thứ nhất, hợp tác đầu tư với các tập đoàn kinh tế, công ty đa quốc gia của

các nước châu Âu, hình thành công ty con của các tập đoàn - công ty đa quốc gia này trên lãnh thổ các nước đó và được quyền kinh doanh và sử dụng nhân lực tại chỗ.

- Thứ hai, dưới sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp thương mại nhà

nước chủ động đứng ra làm nòng cốt tiến hành sát nhập, hợp nhất với ca doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhà nước khác ở cờ trung ương và địa phương, hình thành các tập đoàn kinh tế tổng hợp, đủ sức cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường châu Âu.

g. Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và các giỗi pháp khác

ng.

h. Giỗi pháp về xây dựng thương hiệu thương mại và văn hoa kinh doanh doanh nghiệp.

5.4.2. Các giời pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa của Việt Nam sang thị trường các nước SNG.

5.4.2.1 Các giỗi pháp của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sỗn xuất và xuất khẩu hàng hoa sang thị trường các nước SNG.

Trước hết, đó là việc tăng cường quan hệ thương mại ở cấp Chính phủ.

Thứ hai, quan hệ ngân hàng giữa hai nước sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, tạo các điều kiện tín dụng quốc tế cho các nhà nhập khẩu hàng Việt nam vào Ucraina, Belaruc và các nước SNG.

Thứ ba, sự trợ giúp của các cơ quan Nhà nước về thông tin thị trường, dối tác và chính sách xuất nhập khẩu của các nước SNG là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ tư, Nhà nước cần trợ giá cho một số mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường bất cứ nước SNG nào, làm bước đệm để dần chiếm lĩnh thị trường này.

Thứ năm, hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý cho các doanh nghiệp mở kho ngoại quan để lưu hàng trong những trường hợp cần thiết.

Thứ sáu, trong trường hợp các doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng các cơ sở sờn xuất trên đất Nga, Ucraina, Belaruc hay các nước SNG khác Nhà nước cẩn xem xét hỗ trợ cho vay vốn.

Thứ bảy, Nhà nước hỗ trợ hoặc đầu tư xây dựng một số Trung tàm giới thiệu

và bán hàng Việt nam tại các thành phố lớn ở Nga, Ucraina, Belaruc.vv.

Thứ tám, thành lập các tổ chức của người Việt ngọ cư trẽn đất Nga, Ucraina, Belaruc và các nước SNG, nhằm hỗ trợ nhau trong kinh doanh trên cơ sở tôn trọng lợi ích từng doanh nghiệp; tổ chức Hiệp hội các nhà nhập khẩu hàng từ Việt nam; tuyên truyền, quảng cáo về hàng Việt nam qua các triển lãm, hội chợ.

Thứ chín, mở rộng các chương trình trao đổi, hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Thứ mười, cần nâng cao trình độ giám định hàng hoa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc

tế và đáp ứng yêu cầu quy định của Nga, Ucraina, Belaruc, các nước SNG khác.

5.4.2.2. Một số giải pháp chủ yếu từ phía doanh nghiệp nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước SNG.

a. Về phương thức kinh doanh:

Hiện nay việc các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trả chậm đã gần như là một thông lệ trên thị trường Nga. Sở dĩ cấc tập đoàn tư bản phương Tây và các doanh nghiệp Trung Quốc bán được khối lượng hàng hoa lớn vào Nga cũng là do họ đã thực hiện phương tức bán hàng trả chậm - điều m à một số nước như Thái lan, Việt nam,...w rất khó thực hiện. Vì vậy hàng hoa của Việt nam muốn bán được vào thị trường Nga cũng phải chấp nhận phương thức bán hàng trả chậm này với cơ

chế thanh toán linh hoạt.

Ngoài phương thức bán hàng tại kho hàng, các doanh nghiệp của ta còn có thể mở cửa hàng bán lẻ hàng Việt nam tại các thành phố lán ở Liên bang Nga, trước mắt có thể làm thí điểm ở Matxcơva, Sankt Peterburg, Nhizhnyi Novgorod, đặc biệt nên nghiên cứu xây dựng các cửa hàng tại vùng Viễn Đóng Nga.

b. Giải pháp cải thiện cơ cấu trao đổi hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga.

Chú trọng đẩu tư vốn và công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hoa xuất

khẩu.

Chuyển mạnh từ xuất khẩu sản phẩm thò, nguyên liệu sang các sản phẩm chế biến sâu và tinh nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu, từng bước khắc phọc tình trạng tỷ lệ trao đổi (Terms of Trade) bất lợi.

c. Tăng cường Hợp tác sản xuất trẽn lãnh thổ các nước SNG.

5.4.3. Các giải pháp đay mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoa của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn tới năm 2010

5.4.3.1. Các giải pháp vĩ mô (về phía Nhà nước)

a. Hoàn thiện hành la?ĩi> pháp lý tạo thuận lợi cho xuất khẩu

Rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa rõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việtnam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu. Tăng cường sự dụng các công cụ phi thuế "hợp lệ" như hàng rào kĩ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế mùa vụ, thuế chống bán giá, thuế chống trợ cấp.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoa bỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.

b. Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2001 2010 BÁO CÁO TÓM TẮT ĐỀ TÀI NCKH ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC (Trang 67 -82 )

×