Sơ ĐỔ Cơ CẤU Tổ CHỨC CỦA EU Hội đồng châu  u
2.3. Chính sách thương mại của EU đối vói ViệtNam
Trong quan hệ thương mại với Việt Nam, EU xây dựng một chính sách
thương mại dựa trên nguyên tểc "không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng" như đối với các nước đang phát triển khác, với các biện pháp phổ biến như: thuế quan, hạn ngạch, chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ thuật (đặc biệt là quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm).
Tuy nhiên, bên cạnh những quy định chung như chúng tôi trình bày trên, Việt Nam và EU cũng đã ký kết các Hiệp định và có những thoa thuận riêng bổ sung cho chính sách thương mại của EU với Việt Nam. Cụ thể:
2.3.1. Hiệp định khung giữa Việt Nam và EU - cơ sở điêu chỉnh chính sách thương mại cửa EU đối với Việt Nam
Bản Hiệp định khung là một văn kiện ngoại giao hoàn chỉnh, ngoài phần mở
đầu, gồm 21 điều khoản và 3 phụ lục, bao hàm một nội dung hợp tác phong phú và
đa dạng: từ kinh tế đến bảo vệ môi trường, phát triển sự hợp tác - trong quan hệ quốc
tế và an ninh khu vực... và điều đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam là EU đã cam kết dành cho Việt Nam quy chế Tối huệ quốc (MFN) và quychế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu hàng hoa sang thị trường EU được quy định trong Điều 3 và Điều 4 của Hiệp định.
2.3.2. Những khía cạnh cụ thể trong chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam
Trên cơ sở chính sách thương mại của mình và những cam kết về thương mại trong Hiệp định khung đã kí với Việt Nam, EU đã cụ thể hoa chính sách thương mại dành cho Việt Nam thông qua các công cụ sau:
- Hệ thống ưu đãi thuế quan phô cập (GSP)
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU được hưởng GSP từ 1996, và hiện nay Việt Nam đang được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập của EU áp dụng cho thời kỳ 1/7/1999 đến 3 1/12/2001. Theo chương trình này, EU chia các sản phẩm được hưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bèn nhập khẩu như đã trình bày phần trên, tuy nhiên, cũng
căn cứ vào mức độ phát triển của bẽn xuất khẩu và những văn bản thỏa thuận đã kí kết giữa EU và Việt Nam để có sự điều chỉnh thích hợp.
Nếu so với chế độ GSP của Nhật Bản có 67 mặt hàng được hưầng 5 0 % thuế suất so với thuế MFN, hay chế độ GSP của Mỹ quy định tất cả các mặt hàng được hưầng GSP đều có thuế suất bảng không thì chế độ GSP của EU có phần phức tạp hem. Tính phức tạp của hệ thống GSP trong chính sách ngoại thương của EU thể hiện qua một số những quy định như:
Quy định về xuất xứ hàng hóa trong chính sách thương mại của EUlà căn cứ để xác định hàng hoa của Việt Nam được hưởng chế độ GSP:
Thứ nhất, đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất hay trổng, khai thác
và thu hoạch tại lãnh thổ nước hưầng GSP (Việt Nam): như khoáng sản, động thực vật, thúy sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hoa được sản xuất từ các sản phẩm đó thì được xem là "có xuất xứ toàn bộ" và được hưầng trọn vẹn mức thuế suất GSP.
Thứ hai, đối với những sản phẩm sản xuất tai Việt Nam có thành phần nhập
khẩu thì EU quy định "thoa mãn xuất xứ theo GSP" nếu chúng đã trải qua "quá trình gia công chế biến đầy đủ" tại nước xuất khẩu được hưầng GSP. Thông thường hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước xuất khẩu (tính theo giá xuất xưầng) phải đạt 6 0 % tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên đối với một số nhóm hàng như: điều hoa, tủ lạnh, đồ trang trí làm từ kim loại, giày dép...hay đối với một số nước cụ thể như: Lào, Campuchia, Banglades thì hàm lượng này thấp hơn.
Thứ ba, EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một Việt Nam
có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưầng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Quy định này rất có ý nghĩa với Việt Nam trong thời gian qua vì khi ta xuất khẩu sang EU những mật hàng có thành phần nhập khẩu từ các nước ASEAN thì vẫn được coi là có xuất xứ Việt Nam và được hưầng GSP nếu đủ hàm lượng quy định.
Thứ tư, EU còn cho phép áp dụng quy tắc bảo trợ để xác định xuất xứ hàng hoa. Nghĩa là nếu EU cung cấp nguyên phụ liệu, các bộ phận được sản xuất tại EU cho nước hương GSP (Việt Nam) để sử dụng trong quá trình gia công thì các thành phần này được coi là có xuất xứ nước đó khi xác định điều kiện hưầng GSP của sản phẩm cuối cùng.
Thứ năm, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào EU muốn được hưầng GSP
còn phải đáp ứng yêu cầu về vận tải trực tiếp sau: Hàng hoa đó phải là hàng được vận chuyển thẳng không qua lãnh thổ của một nước nào khác. Hoặc hàng hoa cũng có thể được vận chuyển qua lãnh thổ của nước khác với nước xuất khẩu và có thể
EU còn đưa ra một sỏ biện pháp khuyến khích trong chế độ GSP mới (có hiệu lực từ 1/7/1999). Căn cứ vào các biện pháp này hàng hoa xuất khẩu của Việt Nam thoa mãn các yêu cầu sau còn được hưởng ưu đãi thêm, chẳng hạn:
- Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP (Việt Nam) cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy đổnh về việc áp dụng các tiêu chuẩn, nguyên tắc về quyền tổ chức, đàm phán tập thể, và tuổi lao dộng tối thiểu theo Công ước 80, 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO).
- Bảo vệ môi trường: Các văn bản pháp quy của nước được hường GSP (Việt Nam) phải có các quy đổnh phù hợp với các chuẩn mực của OIBT (Tổ chức Môi trường Quốc tê) về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, EU còn có một số quy đổnh khác về cơ chế trưởng thành, cơ chế tự vệ, việc thu hồi tạm thòi quyển hưởng GSP, bằng chứng về chứng từ, việc hợp tác quản lý hành chính giữa EU và Việt Nam...nhưng yêu cầu mấu chốt để được hưởng GSP đối với hàng hoa của các nước đang và chậm phát triển khi xuất khẩu vào thổ trường EU là phải tuân thủ các quy đổnhvề xuất xứ hàng hoa và phải xuất trình c/o form A do cơ quan thẩm quyền của nước đó cấp.
- Các Hiệp định và thoa thuận khác
Cùng với Hiệp đổnh hợp tác khung, hai bên Việt Nam và EU đồng thời cũng
đã ký kết những Hiệp đổnh và thoa thuận chuyên ngành về dệt may, giấy dép, thúy
sản...
Ngày 15/12/1992 tại Brussel, Việt Nam và EU đã ký tắt "Hiệp định về buôn bán hàng dệt và may mặc" có hiệu lực 5 năm bắt đầu từ 1/1/1993, quy đổnh những điều khoản về xuất khẩu hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam sang EU. Đây là lần đầu tiên Việt Nam ký một hiệp đổnh song phương lớn với EU. Nó là cơ sở pháp lý mở ra một giai đoạn mới với những điều kiện thuận lợi và ổn đổnh cho phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may của Việt Nam, đồng thời từng bước đưa Việt Nam hoa nhập vào hệ thống kinh doanh quốc tế hiện đại.
Cho đến nay, Hiệp đổnh này đã được điều chỉnh, bổ sung 3 lần, trong đó có 2 lần được gia hạn và tăng hạn ngạch bằng: thư trao đổi ký tắt ngày 1/8/1995 và được ký chính thức ngày 16/7/1996; Hiệp đổnh bổ sung áp dụng cho giai đoạn từ 1998- 2000 ký tháng 11/1997, có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/1998; và biên bản thỏa thuận điều chỉnh Hiệp đổnhvề buôn bán hàng dệt may thay thế cho Hiệp đổnh hiện hành ký tắt tháng 3/2000 và được bắt đầu thực hiện từ ngày 15/6/2000. Cả 3 văn bản này được ký giữa chính phủ Việt Nam và Cộng đổng kinh tế châu Âu.
Hiệp đổnh này không chỉ quy đổnh mức hạn ngạch m à còn quy đổnh có thể chuyển đổi hạn ngạch, theo đó Việt Nam được sử dụng thêm hạn ngạch của
Singapore, Inđônêsia và Philippin tới mức 1 0 % hạn ngạch của các chủng loại (thường gọi là Cát). Theo Hiệp định, trong giai đoạn trước năm 2000, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21.938 tấn - 23.000 tấn. Số Cát chịu sự quản lý bằng hạn ngạch giảm từ 106 xuống 29, tăng hạn ngạch ổ một số Cát "nóng" và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các Cát lên 27%. Hiệp định ký tháng 3/2000 quy định thay đổi thời hạn đến hết năm 2002 thay vì năm 2000, đồng thời tăng hạn hàng dệt may 16 Cát của Việt Nam xuất khẩu vào EU; trọng lượng tăng lên 4.324 tấn, đạt mức trên 2 6 % so với hạn ngạch cơ sổ của 16
Cát.
Mạt hàng giầy dép cũng là một mặt hàng được quan tâm nhiều trong chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam. Thị trường EU ngày càng mổ rộng hơn cho mặt hàng này. Trước đây, xuất khẩu mặt hàng này có quy định hạn ngạch, tuy nhiên do những năm qua xuất hiện việc giả danh hàng xuất xứ từ Việt Nam để vào EƯ, hai bên đã ký tắt Bản ghi nhớ về chống gian lận trong buôn bán giầy dép, áp dụng từ 1/1/2000 và ký biên bản chính thức vào tháng 10/2000. Phía Việt Nam cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mặt hàng giầy dép, còn EU không áp dụng hạn ngạch với mặt hàng này của Việt Nam. Thêm vào đó, EU cũng cho hàng giầy dép của Việt Nam được hưổng mức thuế nhập khẩu thấp hem hàng của một số nước. Đây là thuận lợi mới để mặt hàng này tiếp tục tâng cường xuất khẩu sang thị trường EU.
Đối với hàng thúy sản xuất khẩu của Việt Nam, từ 1/1/1997 EU đưa ra quyết định cấm nhập khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sò, hến); hàng thúy sản Việt Nam trước năm 1999 xuất khẩu vào nước thành viên nào phải tuân thủ quy định về vệ sinh thực phẩm riêng của nước đó và không được tự do luân chuyển sang các nước thành viên EU khác. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/1999, trong khuôn khổ thị trường EU thống nhất và theo tinh thần của Hiệp định Hợp tác, cơ quan chức năng EU đã cùng Bộ Thúy sản Việt Nam kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh hàng thúy sản của Việt Nam, và tháng 3/2000 EU đã công nhận 29 doanh nghiệp chế biến thúy sản Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh, đến cuối tháng 6/2000, EU công nhận thêm 11 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp lèn 40; và EU sẽ công nhận, bổ sung thường xuyên các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thúy sản xuất khẩu vào EU. Trong số 40 doanh nghiệp này, có 4 doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Việc công nhận của EU không những đảm bảo xuất khẩu ổn định hàng thúy sản Việt Nam vào EU do hàng thúy sản của ta chỉ phải tuân theo quy định chung của khối về sinh thực phẩm, được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và được nhập khẩu vào EU và được lưu thông tự do vào các nước thành viên, m à còn nâng cao uy tín về chất lượng hàng thúy sản của Việt Nam
Tuy nhiên, những quy định và quy chế về vệ sinh an toàn thực phàm của EU rất chặt chẽ và thực thi nghiêm túc không cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam coi nhẹ hay sơ xuất. Một doanh nghiệp được xếp vào danh sách ì có thể xuất khẩu thúy sản vào bất cứ nước EU nào, nhưng nếu bị phát hiện có hàng bị nhiễm các chất bị cấm, doanh nghiệp đó sẽ bị xỏ phạt ngay và nếu lặp lại nhiều lần sẽ bị loại khỏi danh sách, còn nếu nhiều doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh thì trung tàm Naíìquacen sẽ thu hổi lại tư cách kiểm chứng.
Ngoài nhóm hàng dệt may, giầy dép và thúy hải sản, EU còn dành cho Việt Nam quota xuất khẩu lớn các sản phẩm công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, lâm sản, hải sản, công nghệ phẩm..., miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng như hạt điều, cao su. Đổng thời, EU cũng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam về các loại thiết bị toàn bộ, tàu biển, máy móc, phụ tùng, hoa chất, nguyên nhiên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu và đặc biệt là công nghệ nguồn (công nghệ mà Chính phủ đang khuyến khích nhập khẩu để thực hiện công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước).
Trong chuyến thăm EU của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2000, EU thông báo Hội đổng EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường. Tuy việc này không tạo thêm ưu đãi cho xuất khẩu của Việt Nam nhưng có ý nghĩa quan trọng khẳng định hàng của Việt Nam không bị phân biệt đối sỏ.
Trên thực tế, sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định hợp tác (1995) với các điều khoản đối sỏ tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hoa của nhau thì việc quy định phải xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được bãi bỏ. Tuy nhiên, hiện nay EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối sỏ hàng của Việt Nam với hàng của các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thi hành các biện pháp chống phá giá.
Cụ thể, khi có một cóng ty nào đó kiện lên cơ quan chức năng EU là một mặt hàng nào đó của Việt Nam bán phá giá vào EU, cơ quan chức năng EU sẽ tiến hành điều tra, nhưng cơ quan đó không căn cứ vào giá thành sản xuất ở Việt Nam m à lấy giá thành ở một nước kinh tế thị trường cũng sản xuất mặt hàng đó hoặc mặt hàng t- ương tự thường là Thái Lan, Inđônêsia, để so sánh với giá xuất khẩu của hàng Việt Nam. Giá thành ở các nước đó thường cao hơn giá thành của Việt Nam. Vì vậy, có trường hợp hàng của Việt Nam bán vào E Ư thực chất đã cao hơn giá thành của ta nhưng thấp hơn giá thành của Thái lan, hay Indonesia và bị EU kết luận là hàng của Việt Nam bán phá giá, và EU sẽ áp dụng các biện pháp chống bán phá giá (cắt giảm GSP, đánh thuế nhập khẩu cao hơn thuế MEN, v.v...).
Việc EU công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế thị trường đã thực sự giúp hàng của Việt Nam không bị phân biệt đối sỏ, tuy nhiên, hàng xuất khẩu của ta vẫn phải
chờ đợi cho đến k h i H ộ i đồng E U chính thức đưa V i ệ t Nam ra khỏi danh sách các nước có nền thương nghiệp quốc doanh.
T ó m lại, so v ớ i chính sách ngoại thương chung của EU, chinh sách thương mại của E U v ớ i V i ệ t Nam có n h i ề u q u y định tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi hơn cho hàng xuất kháu của ta vào thị trường EU, đặc biệt là các ưu đãi về t h u ế q u a n và hạn ngạch. Nhưng bên cạnh đó vẫn tựn tại không ít những khó khăn như các q u y định khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu.v.v...
PHẨN 3