Khả năng thích ứng cửa một số mặt hàng của ViệtNam trên thị trường các nước SNG.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường châu âu giai đoạn 2001 2010 báo cáo tóm tắt đề tài NCKH độc lập cấp nhà nước (Trang 50 - 53)

- Thứ sáu, các biện pháp phi quan thuếkhácvẫn rất đa dạng và rất khó định liệu.

3.3.2. Khả năng thích ứng cửa một số mặt hàng của ViệtNam trên thị trường các nước SNG.

trường các nước SNG.

Nghiên cứu đặc điểm và thực trạng thị trường hàng hoa của các nưóc SNG qua c h u y ế n khảo sát thị trường N g a và Ucraina của Ban chủ n h i ệ m đề tài c h o thấy, chúng tôi cho rằng, n ề n k i n h t ế thị trường ở đáy đang từng bước được hình thành và ổn định, sản xuất hàng hoa, dịch vụ tăng trưởng đáng kể, hoạt động ngoại thương có những bước t i ế n nhảy vọt, mức sống của người lao động không ngừng được nâng cao.

- Gạo: Hàng năm, khối lượng gạo được nhập khẩu vào thị trường Nga và các

nước SNG từ các nước khác nhau vào khoảng 200.000 tấn, trong số đó gạo của Việt Nam chiếm khoảng 1 0 % thị phần.

Các nước SNG có nền kinh tế công - nông nghiệp, có một số nước như Nga, Ucraina... sản xuất được cả lúa gạo nên cần phải chú ý rằng các nước này nhập khẩu gạo không phải vì thiếu lương thọc, gạo chỉ là lương thọc phụ của họ. Trên cơ sở đó chúng ta có thể nhận định rằng, trong thời gian tới gạo sẽ được nhập khẩu vào thị

trường SNG cũng chỉ với khối lượng đó, tức là vào khoảng 200.000 tấn/năm và nói chung sẽ không có biến động gì lớn.

- Hàng may mặc: Thọc tế cho thấy rằng sản phẩm may mặc của Việt Nam luôn đi sau Thổ Nhĩ Kỳ một bước. Một thí dụ điển hình là các thương nhân Việt Nam tại Ukraina đặt các cơ sở gia công sản phẩm may mặc ở Việt Nam dọa trên cơ

sở những sản phẩm của Thổ Nhĩ Kỳ được tiêu thụ mạnh ở năm trước. Thứ hai là các sản phẩm may mặc của Trung Quốc có thế mạnh là mẫu m ã đa dạng m à giá thì rất rẻ phù hợp với đại đa số người dân có thu nhập thấp mặc dù chất lượng kém hơn so

với hàng của Thổ Nhĩ Kỳ và của Việt Nam.

- Các sản phẩm da dày, dép: Trong những năm qua thị trường các nước SNG tràn ngập các sản phẩm da dày, dép nhập khẩu từ các nước Tây Âu còn các sản phẩm rẻ tiền thì được nhập khẩu từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và một số

nước Đông Âu khác. Trong các sản phẩm này thì chỉ có dép xốp của Việt Nam chiếm thị phần lớn trong các sản phẩm dép. Theo ước tính, thì hàng năm số lượng dép xốp xuất sang cảng Odessa vào khoảng 5.000.000 đôi (5.000.000 USD). Nhìn chung các thương nhân Việt Nam khá thành công trong mặt hàng này trên thị trường SNG trong 5 năm gần đây.

- Chè, cà phê: Thị trường SNG là nơi tiêu thụ một khối lượng lớn chè và cà phê. Tuy nhiên, cho đến nay các sản phẩm chè chủ yếu được nhập khẩu từ Ấn Độ, Sri-lanca, Anh, còn cà phê chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ-latinh. Các sản phẩm loại này của Việt Nam mới được nhập vào thị trường SNG với khối lượng không đáng

kể. Điều này được giải thích bởi: Thứ nhát, các sản phẩm chè và cà phê của các n-

ước nói trên đã khẳng định được thương hiệu của mình từ lâu trên thế giới và đã có mặt khá lâu trên thị trường các nước SNG, tâm lý của người tiêu đùng đã quá quen thuộc với các sản phẩm của họ. Thứ hai, là hàng của Việt Nam chỉ được xuất khẩu

dưới dạng nguyên liệu hoặc chỉ là mới qua sơ chế, đây chính là diêm yếu nhất của ngành chè và cà phê Việt Nam.

- Hải sản: là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở thị trường SNG. Cho đến nay, mặt hàng này một phần thì được sản xuất tại chỗ, một phần lớn được nhập từ Na-uy. Nghiên cứu cho thấy rằng, các sản phẩm loại này của Việt Nam rất khó cạnh tranh với các sản phẩm có nguồn gốc nói trên, mặc dù chất lượng có thể cao hơn.

Như vậy, Nga và các nước SNG là thị trường truyền thống của Việt Nam, các quan hệ hữu nghị thân thiện được hình thành trước đây tiếp tục là chỗ dựa cho việc phát triển các mối quan hệ kinh tế - thương mại hiện nay .Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp Việt Nam cứ giữ kiểu kinh doanh như thời Xô Viết, không tiếp cận được theo tư duy mới, cách thức mới thì việc có chỗ đứng ở thị trường SNG là rẩt khó.Hơn nữa thực tế cho thẩy chỉ có các doanh nhân (tư nhân - đặc biệt là người Việt Nam làm ăn ở Nga và các nước SNG khác) Việt Nam là có chỗ đứng trên thị trường SNG, còn các doanh nghiệp Nhà nước buôn bán chính ngạch ngoài xuẩt khẩu theo hiệp định trả nợ, thì hầu như bị tê liệt tại thương trường Nga, SNG.

PHẦN 4

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của việt nam sang thị trường châu âu giai đoạn 2001 2010 báo cáo tóm tắt đề tài NCKH độc lập cấp nhà nước (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)