DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LẠC TRONG NHỮNG NĂM TỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của công ty Vilexim trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 56 - 60)

HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

1. Dự báo tình hình thị trường lạc

- Về nguồn cung: sẽ tăng do việc tăng diện tích trồng cùng việc tăng năng suất do khí hậu thuận lợi và việc áp dụng các thành tựu công nghệ sinh học mới trong canh tác và thu hoạch, đồng thời với sản xuất lạc tăng thì việc xuất khẩu lạc cũng tăng trong đó các nước xuất khẩu lạc hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Arhentina. Việt Nam đứng thứ tư chiếm 9,5% khối lượng xuất khẩu lạc trên thế giới (không kể các nước tái xuất) theo đánh giá của Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc (FAO). (Nguồn: Niên giám thống kê của FAO - NXB Thống kê, 1999)

- Về nhu cầu:

Xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu đang ngày càng trở nên phổ

biến. Các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng các mối quan hệ hợp tác buôn bán của mình đối với tất cả các quốc gia và các tổ chức kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã qua đi và các nước lại bắt đầu thời kỳ tăng trưởng. Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy trong những năm tới, kim ngạch trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước sẽ tăng lên nhanh chóng về nhiều lĩnh vực.

Riêng các mặt hàng nông sản sẽ được xếp vào những mặt hàng thiết yếu cho đời sống con người. Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm nói chung của thế giới

đang có chiều hướng trở về với những loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, trong đó lạc và các sản phẩm từ lạc sẽ là những mặt hàng quan trọng. Do đó nhu cầu của thị trường thế giới về nông sản nói chung và lạc nói riêng vẫn tiếp tục tăng một cách đều đặn. Nhu cầu nhập khẩu lạc của châu Á sẽ lớn nhất vì diện tích ở khu vực Châu Á thì nhiều, có thể trồng lạc được nhưng ở đây lại thường xuyên xảy ra hạn hán nóng cho nên lượng lạc trồng không đáp ứng đủ

nhu cầu. Mặt khác khoa học kỹ thuật ở khu vực còn lạc hậu, chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào việc phát triển trồng cây lạc nên năng suất kém, hơn nữa phần lớn lượng lạc sản xuất ra lại dùng để phát triển các ngành công nghiệp chế biến khác, do đó làm cho cung không đủ cầu. Để giải quyết vấn đề

- Về giá cả và chất lượng:

Xu hướng tự do hoá thương mại trên thế giới làm cho các hàng rào thương mại ngày càng bịđẩy lùi và có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia vào cuộc chơi. Mặt khác, như đã nêu trên, do sự phát triển của khoa học kỹ

thuật và các ứng dụng của nó trong hoạt động gieo trồng, thu hoạch và chế biến sản phẩm xuất khẩu làm cho năng suất cây trồng tăng cao và theo đó, khối lượng nông sản xuất khẩu cũng tăng lên. Dù nhu cầu có tăng nhưng nguồn cung trên thế giới còn tăng nhanh hơn. Chính vì vậy, giá cả các mặt hàng nông sản nói chung và lạc nói riêng có xu hướng giảm xuống trong khi yêu cầu về

chất lượng phải cao hơn. Đời sống con người đang được nâng cao từng ngày. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm chất lượng cao ngày càng tăng, nhất là những mặt hàng nông sản có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Do đó, thị trường thế giới sẽ không cho phép những sản phẩm chất lượng kém tồn tại mặc dù giá có thể rẻ. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập khối AFTA và sắp tới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tuy có nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông tin... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế song cũng

đang đứng trước những khó khăn thách thức lớn nhất là sau năm 2005 – 2006 (trong khuôn khổ ASEAN - AFTA) khi Việt Nam không còn bảo hộ

thị trường nội địa bằng hàng rào thuế quan thì vấn đề thách thức lớn là khả

năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung. Do đó Công ty VILEXIM sẽ

gặp khó khăn trong vấn đề cạnh tranh về chất lượng mặt hàng xuất khẩu. *Thị trường trong nước:

Thời gian gần đây, hoạt động trồng lạc bắt đầu được chú trọng do chủ

trương của Nhà nước và cũng do lạc có giá trị kinh tế cao cho tiêu dùng nội địa và đặc biệt là cho xuất khẩu, do đó tạo nguồn cung ổn định hàng lạc nhân xuất khẩu. Diện tích lạc cao nhất trong 43 năm trở lại đây là 237,8 ngàn ha (năm 1987). Vùng có diện tích trồng lạc cao nhất là các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ 60.000 tới 70.000 ha (chiếm 28,4 %) sau đó là các tỉnh khu bốn từ 45.000 đến

55.000 ha (chiếm 23,6%) rồi đến các tỉnh miền trung du Phía bắc 31.000 đến 37.000 ha (chiếm 16,26%). Cả nước có 14 tỉnh với tổng diện tích gieo trồng lạc hàng năm từ 5.000 ha trở lên, trong đó có 12 tỉnh với diện tích gieo trồng từ 7.000 ha trở lên ( 4 tỉnh miền Bắc, 5 tỉnh Miền Trung và 3 tỉnh Miền Nam).

Bảng 9 : Diện tích gieo trồng lạc của 12 tỉnh trong năm 2000 STT Tỉnh Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1. VĨNH PHÚC 7.000 4.300 2. Bắc Ninh 7.200 6.600 3. Nam Định 8.200 6.400 4. Thanh Hoá 11.200 11.400 5. Nghệ An 19.700 21.600 6. Hà Tĩnh 7.900 8.900 7. Quảng Nam 9.000 8.100 8. Gia Lai 7.300 5.300 9. Đắc Lắc 10.500 10.800 10. Sóc Trăng 15.800 13.100 11. Tây Ninh 29.700 51.300 12. Long An 11.900 20.300 13. TỔNG SỐ 158.700 108.100

(Nguồn: Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê Việt Nam - NXB Thống kê, 2001)

Nhưng trong mấy năm gần đây diện tích trồng lạc có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường tiêu thụ lạc không ổn định và giá thu mua lại thấp nên người nông dân dần dần chuyển sang trồng loại cây khác. Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ đã phát biểu: “Trong điều kiện kinh tế thị trường chưa ổn định, tiêu thụ

nông sản khó khăn , giá một số nông sản ở nước ta còn thấp, để đảm bảo thực hiện giá sàn có lợi cho nông dân, Nhà nước có thể sẽ phải chi những khoản ngân sách, món trợ cấp cho nhiều mặt hàng, trong đó có cây lạc. Chính Phủ đang giao cho các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu giá sàn đối với các

mặt hàng nông sản trong đó phải quan tâm đến hai vấn đề: Nguồn ngân sách cấp bù và cơ chếđảm bảo việc trợ giá cho người nông dân “.

(Nguồn : Nguyệt san Nông thôn ngày nay số 09 tháng 09/2001) .

2. Định hướng phát triển của Công ty .

Trong chiến lược xuất khẩu Công ty vẫn tiếp tục coi lạc là mặt hàng xuất khẩu chính bên cạnh những mặt hàng khác.

Ở trong nước Công ty sẽ tăng cường hoạt động thu mua, khai thác tối đa nguồn lạc ở ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm đảm bảo lượng lạc thu mua năm sau cao hơn năm trước. Công ty cố gắng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, nâng cao chất lượng, giành ưu thế trên thị trường.

Ở ngoài nước, Công ty sẽ tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng cáo, chủ động tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Chiến lược thị trường xuất khẩu của Công ty trong những năm tới là phải mở rộng địa bàn hoạt động sang khu vực thị trường mà sản phẩm nông sản của nước nhà vẫn còn vắng bóng như: EU, Bắc Mỹ trên cơ sở duy trì các bạn hàng truyền thống trong khu vực như các nước ASEAN: Singapore, Malaysia, Inđonexia... Thị trường có nhiều biến động nên công ty không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường mhằm tránh tình trạng kim ngạch xuất khẩu của công ty bị giảm sút khi thị

trường chủ lực có biến động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để làm được như vậy, Công ty phải theo dõi bám sát giá cả các mặt hàng kinh doanh và những biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế

một các chặt chẽ, chính xác...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của công ty Vilexim trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 56 - 60)