Khuyến khích sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của công ty Vilexim trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 61 - 65)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU MUA VÀ XUẤT KHẨU MẶT HÀNG LẠC CỦA CÔNG TY VILEXIM TRONG

1.1.Khuyến khích sản xuất lạc

1. Những giải pháp ở tầm vĩ mô.

1.1.Khuyến khích sản xuất lạc

Nhà nước cần có các giải pháp nhằm tập trung nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng lạc cho xuất khẩu trong khi vẫn giữ nguyên và còn giảm chi phí sản xuất. Trước hết là tăng cường đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích. Trong 10 năm qua diện tích trồng lạc đã tăng 1,5 lần, diện tích canh tác ngày càng được mở rộng, hàng năm Nhà nước đã đầu tư cho khai hoang khoảng 5% tổng số vốn đầu tư nông nghiệp là 238 tỷ đồng. Bên cạnh chính sách đầu tư là chính sách kinh tế khuyến khích các đơn vị tập thể và tư nhân vào những vùng

Nhà nước dự kiến năm 2005 sẽ đưa vào sử dụng 500.000 ha sản xuất lạc tức là gấp 3,5 lần diện tích hiện nay. Cùng với việc tăng năng suất lên 12 tạ/ha chúng ta có sản lượng lạc khoảng 300.000 tấn gấp 3 lần sản lượng hiện nay *. Đây là chỉ tiêu khả quan và hiện thực. Để thực hiện chỉ tiêu đó, Nhà nước cần tập trung đầu tư khai hoang vùng miền núi và vùng trung du vì ở đó tiềm năng đất

đai còn rất lớn, chưa được khai thác cụ thể ban hành những chính sách kinh tế để khuyến khích nhân dân trồng trọt các cây hoa màu xuất khẩu như cây lạc.

(* Nguồn: Nguyệt san Nông thôn ngày nay số 06 tháng 06 / 2002)

Ngoài việc khai hoang mở rộng diện tích, vì nước ta đất không rộng, nên biện pháp quan trọng nữa là tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích đất trồng bằng việc tăng vụ. Phương châm là không để đất nghỉ nhưng vẫn duy trì được

độ phì nhiêu của đất. Các tỉnh trung du Bắc Bộ đã áp dụng thành công công thức luân canh lạc xuân - hoa mùa trên diện tích trước đây bỏ hoang trong vụ đông xuân như vậy không chỉ làm tăng thêm vụ lạc mà đất sẽ được cải tạo làm tăng năng suất lúa xuân vụ sau. Các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và trung du Bắc Bộ với việc đưa vụ đông xuân thành vụ sản xuất chính là đã chuyển một phần diện tích đất 2 vụ thành 3 vụ: Lạc xuân - lúa mùa sớm - đỗ tương đông hay lạc nhân – ngô đông. Đối với vùng đất cao và ít mưa có thể trồng lúa đồi + lạc, đỗ.

Đối với vùng phù sa ven sông cơ cấu là 1 vụ lúa + 1 vụ lạc + 1 vụ rau .

Cùng với việc mở rộng diện tích thâm canh tăng vụ chúng ta cần phải xây dựng kế hoạch phân vùng canh tác. Đặc điểm của sản xuất lạc ở nước ta là phân tán cả về không gian và thời gian tuỳ theo thói quen, đặc điểm từng vùng,

địa phương. Có vùng coi việc trồng lạc là phụ, chỉ giải quyết thực phẩm. Nhưng phần lớn hiện nay trồng lạc để xuất khẩu, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thành phẩm. Quy vùng sản xuất là yêu cầu cần thiết, không những làm tăng hiệu quả sản xuất mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cũng như tạo điều kiện cho tổ chức kinh doanh và tiêu thụ lạc. Vùng lạc xuất khẩu nên đầu tư cho vụ đông xuân ở Đồng Bằng Sông Hồng, các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam Ninh, vùng khu 4 cũ như Thanh Hoá. Nghệ An, ở miền Nam tập

trung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long như Long An…. Hiện nay các xí nghiệp chế biến lạc hầu như tập trung ở các thành phố và thị xã lớn cho nên việc thu mua nguyên liệu cũng dễ dàng.

Nhà nước phải tăng cường đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ

thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất lạc từ khâu tạo giống tới kỹ thuật canh tác và chế biến, bảo quản. Để giúp lạc Việt Nam xâm nhập sâu vào các thị

trường đã có và mở rộng được sang các thị trường mới thì nâng cao chất lượng lạc xuất khẩu là biện pháp tối ưu và rất cần thiết .Đồng thời nó còn có tác dụng nâng cao giá lạc xuất khẩu tại các thị trường cũ. Điều này gắn với việc lạc Việt Nam phải đạt một số chỉ tiêu :

- Hạt to , mẩy đều, không lép, không giập - Màu vỏ hạt , không nhăn nheo, bong tróc - Tạp chất tối đa 1 %

- Thuỷ phân 8,5 % - Aflatoxin 5 phần tỷ

Về giống lạc, chúng ta cần nghiên cứu tạo ra những giống lạc có hạt to, năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu nhằm khắc phục nhược điểm hạt nhỏ và không đồng đều như những năm qua. Chọn lọc giống cây trồng có năng suất cao là hướng đầu tư khoa học kỹ thuật có hiệu quả nhất mà vốn lại không lớn. Xu hướng là chọn giống có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng nhanh với điều kiện khí hậu, chịu sâu bệnh và ít chất độc hại. Đối với lạc xuất khẩu chọn loại có nhân to, ít nhất cũng phải đạt mức 200 – 220 hạt/kg. Hiện nay chúng ta đang trồng một số giống lạc được khách hàng thế giới ưa chuộng như lạc sen Nghệ An, lạc lai Nam Hà, lạc Trạm Xuyên, chung ta đã lai tạo ra được gần 20 loại giống mới . Giống lạc mới mang cả ưu điểm và nhược điểm, vì lẽ đó phải trồng những giống lạc ở các vùng thích hợp, như lạc sen lai sinh trưởng khoẻ , thích hợp thâm canh và năng

suất cao hơn lạc sen Nghệ An , giống này trồng trọt ở đồng bằng Bắc bộ . Giống Bắc Giang có năng suất tương đối ổn định hợp với nhiều loại đất, chịu úng , chịu hạn , tỷ lệ bệnh thấp , có thể trồng được khắp các vùng theo công thức xen canh , gối vụ. Viện Khoa học kỹ thụât đã tiến hành thí nghiệm các giống lạc ở các khu vực khác nhau ở Miền bắc. Kết quả đã chứng minh rằng năng suất trồng cây thực tế của ta còn quá thấp so với khả năng có thể đạt được . Điều quan trọng là phải nhanh chóng nhân rộng các loại giống thích hợp với vùng. Cùng với vấn đề giống lạc tốt là vấn đề đảm bảo phân bón và thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác làm tăng năng suất cây trồng.

Nhà nước phải có chính sách khuyến khích nông dân trồng lạc bằng cách cung cấp vốn, giống, khoa học kỹ thuật. Người sản xuất luôn luôn muốn sản phẩm của mình có chất lượng tốt lưu thông trên thị trường được dễ dàng nhưng họ thật sự thiếu những điều kiện cơ bản trên, họ cần Nhà nước hỗ trợ. Nhà nước có thể cho người sản xuất được vay vốn thế chấp và cả tín chấp với lãi suất ưu đãi và thời gian hoàn vốn dài.

Nhà nước phải có những biện pháp tuyên truyền hướng dẫn người nông dân trồng và thu hoạch lạc theo những nguyên tắc nhất định và khoa học, tổ

chức biên soạn và xuất bản các tài liệu, sách báo liên quan đến nghề và thị

trường lạc để cung cấp kỹ thuật sản xuất cho người nông dân và thông tin thị

trường cho cán bộ làm hàng xuất khẩu.

Theo chủ trương công nghiệp hóa , hiện đại hóa, Nhà nước cần trang bị,

đổi mới những máy móc lạc hậu dùng trong nông nghiệp, đầu tư hơn nữa vào hệ thống đê điều thuỷ lợi và những nhà máy tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp. Cần thiết lập những vùng chuyên canh trồng lạc xuất khẩu với diện tích lớn, có cơ sở hạ tầng đủ điều kiện để đưa năng suất và chất lượng lạc ngày càng tăng. Chúng ta cần quan tâm hơn nữa vào khâu chế biến và bảo quản lạc với công nghệ chế biến cao, hiện đại hoá thiết bị máy móc, sấy lạc đồng thời xây lại hệ

thống kho bãi, cải tiến hệ thống đóng gói bao bì... cũng như đào tạo xây dựng

đội ngũ lao động kỹ thuật có tay nghề cao.

Nếu chúng ta làm tốt những vấn đề đó thì tin rằng chất lượng sản phẩm lạc xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng sẽ nhanh chóng

được cải thiện, tạo được khả năng cạnh tranh cao với các Công ty khác trên thị

trường nội địa cũng như các nước khác trên thị trường quốc tế và như vậy chúng ta thậm chí sẽ có cơ hội thâm nhập vào các khu vực thị trường khó tính như Tây Âu và Bắc Mỹ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Hiện trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của công ty Vilexim trong giai đoạn hiện nay” doc (Trang 61 - 65)