Thủ công nghiệp:

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 32 - 37)

Chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của cư dân Champa, gồm nhiều ngành nghề phong phú và khá phát triển như nghề nuôi tằm kéo tơ, dệt lụa, trồng bông dệt vải, làm gốm, chế tác đá, xây dựng, kim hoàn, tạc tượng…

QUỐC GIA CỔ CHAMPA

Bình gốm cổ của người Chăm

- Nghề gốm cuả người Chăm rất phát triển, đa dạng phong phú về kiểu loại, trang trí, tiến bộ về kĩ thuật.

Người Chăm đã sớm tiếp thu và phát triển những kĩ thuật làm gốm ngoại nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á.

Sản phẩm Gốm Chăm (Gốm Gò Sành) rất nổi tiếng, với đặc trưng men ngọc xanh xám hoặc nâu nhạt.

- Nghề chế tác đá có từ thời văn hóa tiền Sa Huỳnh phát triển thành nghề làm các vật liệu xây dựng, kiến trúc cột đá, chạm trổ, tiêu biểu là bệ thờ Trà Kiệu với tượng vũ nữ, bệ thờ Đồng Dương với nhiều phù điêu.

- Nghề đúc đồng, rèn sắt rất phát triển, nhiều hiện vật, công cụ, vũ khí, đồ trang sức bằng đồng và sắt đã được tìm thấy như: lưỡi rìu, mũi giáo, mũi tên, vòng tay,

các pho tượng bằng đồng… Tượng Phật Đồng Dương – Quảng Nam

Đài thờ ở Trà Kiệu – Quảng Nam

d. Thương nghiệp:

Hoạt động thương mại của Champa rất phát triển. Ngay từ khi mới được hình thành các triều đại không ngừng đẩy mạnh giao lưu buôn bán và trao đổi hàng hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Ấn Độ, Trung Hoa, Phù Nam…

=> Như vậy, nền kinh tế Champa lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng bên cạnh một số nghề thủ công khá phát triển. Nền kinh tế đa dạng, đa canh khá phát triển, có mối quan hệ trao đổi, giao lưu kinh tế và văn hóa với các nước trong khu vực. Tuy vậy, nền kinh tế đó còn ở tình trạng phát triển chưa cao, chưa có dấu hiệu của việc sử dụng tiền tệ và buôn bán với bên ngoài. Nhìn chung, đây là nền kinh tế mang tính tự cấp, tự túc.

1. 3.2. Tình hình xã hội

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(118 trang)