Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 92 - 97)

- Nắm được thể chế chính trị, đời sống kinh tế xã hội, và những thành tựu văn hóa của quốc gia này.

2.3.2.Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán

Qua các thư tịch cổ cho thấy xã hội Phù Nam có các tầng lớp khác nhau như: vua, tăng lữ, quý tộc

2.3.2.Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán

- Trước khi chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, người Phù Nam giai đoạn đầu theo tín ngưỡng bái vật giáo với truyền thống thờ đá. Tục thờ sinh thực khí bằng đất nung, bằng cuội tự nhiên và những hình tượng thảo mộc, cầm thú trên các hiện vật tìm thấy có thể đã có biểu tượng lâu đời trước khi có biểu tượng Siva.

- Khi người Ấn Độ vào thì tôn giáo là lĩnh vực mà người Phù Nam tiếp nhận của văn hóa Ấn Độ. Người Phù Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: đạo Bàlamôn và đạo Phật, đặc biệt là đạo Phật. Phù Nam đã trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng nhất ở Đông Á.

- Cư dân Phù Nam cũng có phong tục tập quán riêng như tục chôn người chết có 4 hình thức: thủy táng (ném thi hài xuống sông), hỏa táng (thiêu đốt thi thể), thổ táng (chôn cất trong huyệt đất) và điểu táng (phơi xác cho chim mổ). Đa số hỏa táng theo phong tục Ấn Độ.

- Tập quán phổ biến là ở trần hoặc mặc áo chui đầu, xăm mình, xõa tóc, đi gốc hoặc dép bằng gỗ cây bao hương. Cuộc sống giản dị, hòa hợp với cộng đồng. Cả làng thường dùng một giếng nước. Trong hôn nhân, nhà gái cưới chồng, nam nữ tự do tìm hiểu lứa đôi, theo chế độ mẫu hệ.

2.3.3. Kiến trúc

- Phù Nam tuy không có những công trình kiến trúc lớn, vĩ đại, đạt trình độ thẩm mĩ cao, nhưng kiến trúc nhà ở cũng như đền chùa ở Phù Nam được thiết kế rất độc đáo theo hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên.

- Điểm nổi bật trong kiến trúc Phù Nam đó là kiến trúc đô thị.

- Cùng với việc xây dựng thành thị là việc xây dựng đền miếu.

Dấu tích nền móng công trình kiến trúc của vương quốc Phù Nam

2.3.4. Điêu khắc

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 92 - 97)