Đơn vị xã hội cơ sở của nhà nước Champa là các làng, công xã (tiếng Phạn là Grama).

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 37 - 41)

làng, công xã (tiếng Phạn là Grama).

Xã hội Chăm bao gồm các tầng lớp:

Quý tộc, quan lại là những người có chức sắc, phục vụ cho triều đình nhà vua từ TW đến địa phương. Tầng lớp này được vua ban hiện vật, được miễn trừ mọi nghĩa vụ lao dịch.

Tăng lữ Bàlamôn là tầng lớp phụ trách các vấn đề tế lễ, tang ma, cưới hỏi của nhà nước, có ảnh hưởng khá lớn đến công việc chính trị xã hội của đất nước.

Nông dân công xã giữ vai trò chủ yếu trong việc bảo đảm những nhu cầu căn bản của vương quốc, sống trong các công xã – làng (gra-ma).

Nô lệ - tầng lớp xuất hiện ngay trong giai đoạn đầu của vương quốc cổ Champa. Nô lệ có nguồn gốc từ tội phạm, tù binh chiến tranh hay do buôn bán. Bên cạnh việc phục dịch quý tộc, quan lại và trong các đền miếu, nô lệ có khi cũng được sử dụng trong những công việc mà không huy động được nông dân công xã.

1.4. Văn hóa

a. Tôn giaó, tín ngưỡng, phong tục tập quán tục tập quán

- Thời kỳ đầu lập quốc, người Champa đã tiếp thu và sử dụng hệ thống thần quyền của Ấn Độ. Người Chăm tôn thờ các thần sơ khai của người Ấn, đứng đầu là thần Indra – vị thần chủ của các thần. Bên cạnh đó còn có 3 vị thần khác của Ấn Độ giáo là thần Brahama, Visnu, Siva.

Tượng phật thế kỷ V - Đạo Phật được du nhập

vào từ thế kỉ IX, thuộc dòng Đại thừa. dòng Đại thừa.

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 37 - 41)