(của người Nam Đảo) hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam Chạm khắc trên đá tại Mỹ Sơn

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 76 - 81)

- Nắm được thể chế chính trị, đời sống kinh tế xã hội, và những thành tựu văn hóa của quốc gia này.

(của người Nam Đảo) hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam Chạm khắc trên đá tại Mỹ Sơn

a. Nông nghiệp

- Vương quốc Phù Nam nằm trên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai vốn là đầm lầy nên rất màu mỡ, lại nằm trên lưu vực các con sông lớn (trung và hạ lưu sông Mêkông) nên được phù sa bồi đắp thường xuyên => điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa.

Phù Nam kí cho biết: “Cư dân Phù Nam làm ruộng theo lối cổ, gieo giống một năm gặt hái luôn ba năm”.

Tác giả Nguyễn Xuân Hiển xác nhận: “Bằng chứng khảo cổ học càng khẳng định truyền thống và tính đa dạng của hoạt động trồng lúa”…

Hệ thống kênh rạch cổ vùng Óc Eo

- Cư dân Phù Nam ở vùng châu thổ sông Cửu Long không trị thủy bằng đê mà bằng cách đào kênh, dẫn nước vào ruộng, khai thác lợi thế từ nguồn nước, sông rạch.

- Những minh chứng khảo cổ cho thấy ở vương quốc Phù Nam có sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống thủy lợi => nông nghiệp trồng lúa cổ Óc Eo thuộc dạng trồng lúa đầm lầy, đã sử dụng hệ thống kêng rạch để hỗ trợ cho lúa.

- Các bằng chứng khảo cổ còn cho thấy sự giao lưu kinh tế trong nông nghiệp của Phù Nam với Ấn Độ. Trong sách Con đường lúa gạo Watabe còn cung cấp một bằng chứng quan trọng: “Trong gạch mộc ở Óc Eo có chứa vỏ trấu hạt dài (…). Loại lúa hạt dài có tên gọi là lúa tiên, thuộc hệ Bengal, được du nhập từ Ấn Độ đến vào khoảng những thế kỷ đầu Công Nguyên”.

- Qua đây có thể thấy sự phong phú trong hoạt động kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước của cư dân Phù Nam cổ. Về cơ bản chúng ta có thế đoán định được: nền nông nghiệp của cư dân Phù Nam cổ có nhiều điểm tương đồng với nghề nông trồng lúa nước ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

- Bên cạnh kinh tế trồng lúa nước, cư dân Phù Nam còn trồng cây ăn quả và thuần dưỡng gia sức, gia cầm. Những dấu tích tìm thấy tại di tích Nền Chùa hay trong những hình khắc trên vật dụng và trang sức bằng gốm, đồng và vàng có hình voi được đóng bành trên lưng cho thấy cư dân Phù Nam cổ đã biết thuần dưỡng các loại súc vật lớn làm phương tiện đi lại và công cụ vận chuyển.

=> Những minh chứng trên đây chứng tỏ hoạt động nông nghiệp phong phú, đạt tới trình độ tương đối cao của cư dân cổ Phù Nam.

Một phần của tài liệu VƯƠNG QUỐC CỔ CHAMPA - PHÙ NAM (Trang 76 - 81)