- Năng suất máy lạnh cần là
( / ) m Q Q kcal h Txk Trong đó:
Q : tổng lạnh cần cung cấp cho toàn phân xưởng trong 1 ngày (kcal) T : thời gian máy lạnh hoạt động trong 1 ngày (T=24) (h) k : hệ số hao tổn của máy lạnh (k = 0,75)
→ 3089748 171623(( / )
24 0, 75
m
Q kcal h
x
- Quá trình tải lạnh thì bị hao tổn 10 % nên năng suất thực tế máy lạnh cần đạt được là 171623 /0,9 = 190692 (kcal/h)
Vậy chọn máy lạnh với
Năng suất: 200000 (kcal/h) Công suất động cơ: 30 KW
Số xilanh : 4
Phần 6 : Tính xây dựng – tính điện
6.1 Tính xây dựng
6.1.1 Nguyên tắc bố trí tổng mặt bằng
Phân xưởng sản xuất thiết kế với năng suất 8 triệu lít bia/ năm. Phân xưởng dự tính được thiết kế và đặt trong nhà máy sản xuất nhiều loại mặt hàng chủ yếu là đồ uống. Nhà máy được đặt trong khu công nghiệp Tiên Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đây là một khu công nghiệp mới đang trên đà phát triển và hưởng nhiều chính sách ưu đãi. Hiện nay trong khu công nghiệp có khoảng 60 – 70 doanh nghiệp trong nước và khoảng 40 doanh nghiệp nước ngoài đặt tại đây. Nhà máy đặt tại đây sẽ dễ dàng phát thiển và có nhiều ưu đãi tốt. Nhà máy được đặt theo hướng gió chính là hướng đông – nam.
Trong khu vực nhà máy thì xưởng được đặt trong khu riêng và đặt cuối hướng gió để tránh ảnh hưởng tới các khu phân xưởng sản xuất khác do phân xưởng có quá trình nấu toả nhiều nhiệt. Phân xưởng phải được đặt ở vị trí có thể liên kết với các bộ phận phụ trợ tốt nhât và liên hệ tốt với các khu còn lại của nhà máy để có thể hỗ trợ nhau tốt nhất.
Trong phân xưởng thì các khu được thiết kế sao cho đường đi dây chuyền sản xuất là ngắn nhất và đảm bảo tính mật thiết của các công đoạn, tính liên tục công nghệ.
Nguyên tắc chung cho xây dựng nhà máy cũng như trong phân xưởng đó là nguyên tắc phân vùng.
6.1.2 Nguyên tắc phân vùng
Với nguyên tắc phân vùng tuy dây chuyền công nghệ kéo dài, đường ống tốn nhưng nó có nhiều điểm thuận lợi:
- Dễ quản lý theo ngành, theo xưởng, theo các công đoạn của dây chuyền sản xuất của nhà máy.
- Thích hợp với những nhà máy có các phân xưởng, các công đoạn có đặc điểm và điều kiện khác nhau.
- Đảm bảo được yêu cầu vệ sinh công nghiệp, dễ dàng xử lý được các bộ phận phát sinh, các điều kiện bất lợi trong quá trình sản xuất như bui, khí độc...
- Dễ dàng bố trí hệ thống giao thông trong nhà máy.
- Thuận lợi trong quá trình phát triển và mở rộng của nhà máy. Về tổng quan thì phân xưởng bao gồm những vùng sau:
6.1.2.1 Vùng sản xuất chính
Đây là vùng quan trọng nhất của phân xưởng bao gồm phân xưởng nấu, lên men, hoàn thiện. Vùng này được ưu tiên về mọi mặt như vị trí, hướng gió, địa hình và sự liên hệ với các vùng còn lại phụ thuộc vào vùng này.
6.1.2.2 Vùng phụ trợ sản xuất
Ngoài vùng sản xuất chính thì đây là vùng có vai trò lớn trong vấn đề đảm bảo năng suất và hoạt động bình thường của dây chuyền công nghệ. Vùng này không được ưu tiên giống vùng sản xuất mà sự sắp xếp các khu trong vùng này phụ thuộc vào mục đích sử dụng của chúng trong công nghệ. Vùng này được đặt phía sau vùng sản xuất chính và cuối hướng gió.
Vùng này bao gồm :
- Kho nguyên liệu: được đặt cạnh phân xưởng nấu và tiện giao thông.
- Khu vực cung cấp hơi: gồm nhà chứa nồi hơi được đặt cạnh nhà nấu và cuối nhà máy, cuối hướng gió.
- Khu nhà lạnh: đặt gần phân xưởng lên men.
- Khu nhà chứa thành phẩm: đặt cạnh phân xưởng hoàn thiện - Phân xưởng cơ điện:
6.1.2.3 Vùng công trình phụ và nhiễm bẩn
Vùng này cần tách biệt và cách xa vùng sản xuất chính. Vùng này cho phép đặt ở vị trí không ưu tiên và cuối hướng gió.