Về bón phân

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất cà phê ROBUSTA bền vững trên cơ sỡ sữ dụng phân bón và nước tưới hợp lý tại huyện KRONG PAK tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)

Hiệu quả của việc sử dụng phân bón rất khác nhau tùy vào loại ñất,

ñiều kiện khí hậu, kỹ thuật canh tác... Việc sử dụng một lượng phân bón cao cho những vùng có lượng mưa thấp và phân bố không ñều, vườn cây không

ñược tưới nước, có nhiều cây che bóng... thường không mang lại hiệu quả.

Cà phê là loại cây lâu năm nên việc cung cấp dinh dưỡng không phải chỉ ñể nuôi quả mà còn ñể tạo ra những cành lá dự trữ cho năm sau. Theo Bheemaiah (1992), lượng dinh dưỡng lấy ñi từ sản phẩm thu hoạch chỉ bằng 1/3 tổng số dinh dưỡng mà cây cần ñể nuôi quả và bộ khung tán. Lượng dinh dưỡng trong 1.000 kg quả tươi có 15 kg N; 2,5 kg P2O5; 24 kg K2O (Catani). Còn trong 1.000 kg nhân cà phê (bao gồm vỏ quả) biến ñộng từ 30 kg N;

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………22

3,75 kg P2O5 và 36,5 kg K2O (Forestier, 1969) ñến 40,83 kg N; 5,27 kg P2O5 ; 49.6 kg K2O (dẫn theo Trương Hồng, 1999) [6].

Ở Ấn ðộ lượng phân bón bình quân cho 1 ha có năng suất dưới 1 tấn là 80 kg N, 60 kg P2O5, 80 kg K2O và trên 1 tấn là 120 kg N, 90 kg P2O5, 120 kg K2O (Bheemaiah, 1992) (dẫn theo Trương Hồng, 1999) [6].

Tại Việt Nam, Tôn Nữ Tuấn Nam (1993) [8] khuyến cáo lượng phân bón cho 1 ha có có năng suất 3 tấn nhân là 340 kg N, 100 Kg P2O5 và 230 Kg K2O. Kết quả nghiên cứu của Trình Công Tư (1999) [24] cho thấy tổ hợp phân khoáng có ý nghĩa nhất ñối với sinh trưởng và năng suất cà phê vối kinh doanh trên ñất ñỏ bazan ở Tây Nguyên là 400 N, 150 P2O5, 400 K2O/ha và ñạt năng suất 3,71 tấn/ha.

Lượng phân bón cho cây cà phê ñược sử dụng rất khác nhau tùy thuộc vào năng suất, tính chất ñất nhưng nhìn chung ở các vườn không có cây che bóng, lượng phân bón ñược khuyến cáo luôn luôn cao hơn khi có cây che bóng. Theo De Geus, (1973) (dẫn theo Hoàng Thanh Tiệm, 2004) [21] lượng phân bón cho 1 ha cà phê ở một số nước như sau:

Bảng 2.3: Lượng phân bón sử dụng cho cà phê trong ñiều kiện có che bóng và không che bóng

Nước Nguồn Vườn cây N (kg) P2O5 (kg) K2O (kg)

Ecuador Sylavain,1965 Có che bóng 100 50 100

Không che bóng 150-200 75-100 150-200 El Salvador Viện cà phê Salvador Có che bóng Không che bóng 120-180 160-240 40-60 50-80 40-60 50-80

Hawaii Goto, 1956 Không che bóng 412 112 448

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc s khoa hc Nông nghip ………23

Ngoài các nguyên tố ña lượng NPK, cây cà phê có yêu cầu khá cao về

lưu huỳnh. Theo kết quả nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam thì phần lớn ñất trồng cà phê của Việt Nam ñều thiếu nguyên tố này. ðất ñỏ bazan tuy có hàm lượng lưu huỳnh khá cao, từ 300 – 700 ppm nhưng không ñủ ñể bảo ñảm cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt và tác giả ñề nghị bổ sung từ 30 – 60 kg S/ha/năm bằng cách dùng phân amonium sulphate (SA), là loại phân có chứa 24% S ñể thay thế một phần phân urê (Tôn Nữ Tuấn Nam, 1999) [9] và Trình Công Tư, 1999 [24] cũng ñã khuyến cáo nên sử dụng phân N dưới dạng SA với mức 100 kg/ha ñể giải quyết vấn ñề thiếu lưu huỳnh của cây cà phê vối trên ñất ñỏ bazan ở Tây Nguyên.

Ảnh hưởng của phân chuồng ñến năng suất cà phê vối ở Tây Nguyên cũng ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu. Trương Hồng (1999) [6] nhận xét: bón bổ sung thêm 20 tấn phân chuồng/ha theo chu kỳ 3 năm bón 1 lần ñã có tác dụng nâng cao năng suất trên 15% và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với

ñối chứng không bón phân chuồng. Trình Công Tư (1999) [24] cũng có kết luận tương tự và khuyến cáo nên bón bổ sung 10 tấn phân chuồng/ha/năm ñể

nâng cao hiệu quả sử dụng của phân khoáng.

Kết quả ñiều tra của Phân viện Thiết kế quy hoạch Nông nghiệp miền Trung (2004) [32] cho thấy tỷ lệ hộ bón phân chuồng cho cà phê thay ñổi tuỳ

vùng, biến ñộng từ 21% ở huyện Krông Păk ñến 100% ở vùng Buôn Ma Thuột. Trung bình có trên 50% nông dân bón phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) cho vườn cà phê với lượng bón từ 15 – 30 m3/ha, chu kỳ 3 – 4 năm bón một lần.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình sản xuất cà phê ROBUSTA bền vững trên cơ sỡ sữ dụng phân bón và nước tưới hợp lý tại huyện KRONG PAK tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 30)