Hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ (Asean)

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 81 - 83)

III. KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ

3. Hiệp hội các quốc gia Đông Na mÁ (Asean)

a. Về sự hình thành

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng Cóc ngày 8/8/1967 của Hội nghị ngoại trưởng 5 nước thuộc khu vực Đông nam Á là Thái Lan, Malayxia, Singapore, Philippin và Inđônêsia. Hiện nay, Asean có 11 quốc gia thành viên. Ngoài 5 thành viên ban đầu, các thành viên mơi gia nhập là: Bruney (1985), Việt Nam (1995), Lào và Myanmar (1997), Campuchia (1999). b. Mục đích, nguyên tắc

* Mục đích: Theo Tuyên bố Băng cốc 1967 và Tuyên bố Kualalumpua 1971, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á theo đuổi các mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển vân hóa trong khu vực; thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằg việc tôn trọng công lý và nguyene tắc pháp luật trong quan hệ giữa các

nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; duy trì sự hợp tác chặt chẽ, cùgn có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có cùng tôn chỉ và mục đích; xây dựung Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và trung lập, không có sự can thiệp từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào. * Nguyên tắc: Asean phải tuân thủ những nguyên tắc đã được ghi nhận trong Tuyên bố Băng Cốc 1967 và được cụ thể hóa trong Hiệp ước Bali 1976 trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên với nhau và với các chủ thể khác, bao gồm: - Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quố gia;

- Tôn trọng quyền của mọi quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức từ bên ngoài;

- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

- Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; - Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

- Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.

Ngoài những nguyên tắc trên, việc điều phối hoạt động còn được tiến hành trên một loạt các nguyên tắc khác như: nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc đồng thuận... c. Cơ cấu tổ chức: Với định hướng phát triển đặc thù, "thống nhất trong đa dạng" và "linh hoạt" trong các thời kỳ hoạt động, cơ cấu tổ chức của Asean đã đựoc linh hoạt thay đổi phù hợp với tình hình và yêu cầu hợp tác đặt ra trong mỗi giai đoạn khác nhau. Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của Asean đã trải qua nhiều lần cải tổ khác nhau. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Asean bao gồm các cơ quan:

* Hội nghị thượng đỉnh Asean

Là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Asean. Theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ IV (1992), những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên Asean họp chính thức 3 năm một lần trên nguyên tắc luân tphiên theo chữ cái tên nước. ngoài ra có thể họp không chính thức ít nhất một lần trong khoảng thời gian 3 năm đó để đề ra phương hướng và chính sách chung cho hoạt động của Asean và đưa ra quyết định về các vấn đề lớn.

* Hội nghị Bộ trưởng

Là hội nghị hàng năm của các bộ trưởng ngoại giao Asean. Hội nghị bộ trưởng có trách nhiệm đề ra và quyết định các chính sách cụ thể của Asean trên cơ sở phương hướng và chính sách chung của Hội nghị thượng đỉnh Asean.

Hội nghị bộ trưởng có trách nhiệm báo cáo lên Hội nghị thượng đỉnh Asean. * Hội nghị bộ trưởng kinh tế Asean

Là cơ quan họp chính thức hàng năm. Ngoài ra, hội nghị có thể họp không chính thức nếu cần thiết nhằm chỉ đạo các mặt hợp tác kinh tế trong Asean. Trong hội nghị bộ trưởng kinh tế Asean có hội đồng AFTA, được thành lập theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ tư tại Singapore để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

* Hội nghị bộ trưởng các ngành chuyên môn: Là hội nghị bộ trưởng các ngành như: năng lượng, nông nghiệp, y tế...được tổ chức khi cần thiết để điều hành các vấn đề trong lĩnh vực này.

* Ủy ban thường trực Asean: Là cơ quan soạn thỏa chính sách và điều phối Asean giữa hai kỳ họp của Hội nghị bộ trưởng Asean. Ủy ban thường trực Asean chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội nghị Bộ trưởng Asean.

- Cơ cấu của Ủy ban thường trực Asean bao gồm: chủ tịch là Bộ trưởng ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị Bộ trưởng Asean, Tổng thư ký Asean và vụ trưởng các ban thư ký Asean quốc gia.

- Ủy ban thường trực Asean họp hai tháng một lần để xem xét các đề nghị của cuộc họp các quan chức cao cấp và các ủy ban hợp tác chuyên ngành nhằm thực hiện chủ trương và chính sách của Hội nghị Bộ trưởng Asean.

* Ban thư ký Asean

- Là cơ quan hành chính của Asean, được thành lập năm 1978 theo Hiệp định về Ban thư ký Asean (Bali, 1976). Trụ sở của Ban thư ký đặt tại Giacácta (Inđônêsia). - Cơ cấu của Ban thư ký Asean bao gồm Tổng thư ký, các Phó tổng thư ký, các vụ trưởng, trợ lý vụ trưởng và các nhân viên. Nhiệm vụ của Ban thư ký Asean là tăng cường sự phối hợp trong việc thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau của Asean. Tuyên bố Singapore năm 1992 có những sửa đổi nhất định đối với cơ cấu và chức năng quyền hạn của Ban thư ký. Theo đó, Tổng thư ký của Ban thư ký được chỉ định lại là Tổng thư ký Asean và có hàm Bộ trưởng. Ban thư ký cũng được mở rộng hơn phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình.

- Ngoài những cơ quan nêu trên, trong cơ cáu tổ chức của Asean còn có một số cơ quan khác như: Hội nghị liên bộ trưởng, các Ban thư ký quốc gia...

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w