Hiệu lực của điềuước quốc tế đối với bên thứ

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 47 - 48)

II. KÝ KẾT ĐIỀUƯỚC QUỐC TẾ 1 Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế

d. Hiệu lực của điềuước quốc tế đối với bên thứ

Về nguyên tắc, điều ước quốc tế chỉ có ý nghĩa ràng buộc với các bên trong điều ước. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ từ nguyên tắc này. Có một số điều ước quốc tế tạo ra quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế cho bên thứ 3 (các quôc sgia không phải là thành viên của điều ước), đó là:

- Trường hợp điều ước quốc tế xác định quyền và nghĩa vụ cho bên thứ 3, nếu bên thứ 3 đồng ý. VD: Điều 87 Công ước Luật Biển quy định: "Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển...".

- Điều ước quốc tế tạo ra hoàn cảnh khách quan, mặc dù không phải thành viên của điều ước nhưng quốc gia này cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ một cách triệt để những nghĩa vụ này. VD: Hiệp định về Nam cực được ký kết năm 1959 giữa Mỹ, Liên xô và một số quốc gia khác. Từ Hiệp định này, Nam cực trở thành một vùng lãnh thổ quốc tế, và không quốc gia nào được quyền xác lập chủ quyền đối với Nam cực, nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng được quyền khai thác Nam cực cho mục đích nghiên cứu hay thương mại.

- Điều ước quốc tế được các quốc gia không phải thành viên viện dẫn với tư cách là tập quán quốc tế.

- Điều ước quốc tế có điều khoản tối huệ quốc

e. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan, chủ quan đến hiệu lực của điều ước quốc tế. Về nguyên tắc, các điều ước quốc tế khi ký kết thỏa mãn những điều kiện được đặt ra sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, hiệu lực thi hành của một điều ước quốc tế có thể chịu sự tác động khác nhau của các yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến hệ quả chấm dứt vĩnh viễn hoặc tạm thời đình chỉ hiệu lực của điều ước quốc tế trong các trường hợp sau:

* Về chủ quan:

- Do các bên thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế - Do điều ước quốc tế hết thời hạn

- Do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ khi bên ký kết khác đã vi phạm nghiêm trọng điều ước

- Do một bên đơn phương tuyên bố hủy bỏ trên cơ sở cho phép của điều ước đó - Do các bên thỏa thuận ký kết một điều ước quốc tế mới về cùng một vấn đề - Do có hành vi bảo lưu điều ước

* Về khách quan

- Do có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh (Rebus-sic-stantibus), sự thay đổi này vào thời điểm ký kết các bên không dự tính được. Tuy nhiên, dù có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh các bên vẫn phải thực hiện điều ước quốc tế, đó là: sự thay đổi này do một bên chủ định tạo ra hoặc điều ước quốc tế đó liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ.

- Do có sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia (không áp dụng đối với các điều ước về biên giới, hay Công ước Giơnevơ về bảo hộ nạn nhân chiến tranh);

- Xuất hiện quy phạm Jus cogens mới có nội dung trái với điều ước, trong trừong hợp này điều ước quốc tế sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w