Điều kiện có hiệu lực của điềuước quốc tế

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 46 - 47)

II. KÝ KẾT ĐIỀUƯỚC QUỐC TẾ 1 Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế

a. Điều kiện có hiệu lực của điềuước quốc tế

- Như đã tìm hiểu tại phần II của chương, chúng ta biết rằng điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế. Nhưng không phải mọi thỏa thuận quốc tế đều là điều ước quốc tế. Để trở thành điều ước quốc tế, thỏa thuận đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định:

♣ Điều ước quốc tế phải đựoc ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng Điều ước quốc tế được ký kết phải phù hợp với quy định của pháp luật các bên về thẩm quyền và thủ tục ký kết.

Nội dung của điều ước quốc tế phải phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại vì các nguyên tắc cơ bản là thước đo, là gốc của luật pháp quốc tế, để trên cơ sở đó hình thành lên các quy phạm pháp luật quốc tế. b. Hiệu lực về thời gian của điều ước quốc tế: Trong phần này chúng ta cần giải quyết 2 vấn đề, đó là: thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế và thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế.

Thời điểm có hiệu lực của điều ước quốc tế (trả lời cho câu hỏi: khi nào thì điều ước quốc tế có hiệu lực?) Về nguyên tắc, luôn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong điều ước. Tuy nhiên, thực tiễn chúng ta có thể khái quát thành 2 trường hợp sau:

- Đối với các điều ước song phương: thời điểm có hiệu lức là thời điểm các bên tiến hành ký đầy đủ hoặc tiến hành trao đổi thư phê chuẩn hoặc phê duyệt (trong trường hợp điều ước có quy định thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt). VD: Sau khi Việt nam và Hoa Kỳ tiến hành ký đầy đủ vào Hiệp định thương mại, 2 bên phải tiến hành phê chuẩn do hiệp định này quy định phải được phê chuẩn. Sau khi cơ quan có thẩm quyền của 2 quốc gia đã tiến hành thủ tục phê chuẩn, người đứng đầu 2 quốc gia sẽ làm thư phê chuẩn để tiến hành trao đổi.

- Đối với điều ước quốc tế đa phương: Thời điểm có hiệu lực của loại điều ước này rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung, điều ước quốc tế đa phương sẽ có hiệu lực khi các điều kiện về hiệu lực được ghi nhận trong điều ước quốc tế cụ thể được thỏa mãn (thường là quy định về quốc gia phê chuẩn và thời gian quốc gia phê chuẩn mới có hiệu lực). Trong trường hợp điều ước quốc tế không có quy định liên quan đến vấn đề này thì điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực khi các bên tiến hành ký đầy đủ.

VD: Công ước về quyền trẻ em quy định: công ước này có hiệu lực khi có 20 quốc gia phê chuẩn và sẽ có hiệu lực sau đó 30 ngày. Hay Công ước Luật Biển năm 1982 quy định Công ước sẽ có hiệu lực sau khi quốc gia thứ 60 phê chuẩn 1 năm. Ví dụ quốc gia thứ 60 phê chuẩn ngày 2/9/1993 thì ngày 2/9/1994 Công ước có hiệu lực. Thời hạn có hiệu lực của điều ước quốc tế (trả lời cho câu hỏi: điềuϖ ước quốc tế có hiệu lực đến thời điểm nào?) gồm 2 trường hợp:

- Nhóm điều ước quốc tế có thời hạn: bao gồm điều ước quốc tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhóm điều ước quốc tế chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế...

- Nhóm các điều ước quốc tế vô thời hạn: các điều ước này chỉ quy định thời điểm có hiệu lức của điều ước mà không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực. Thông thường các điều ước quốc tế loại này chủ yếu xuất hiện trong các lĩnh vực về nhân quyền, chiến tranh, biên giới và các vấn đề lớn mang tính toàn cầu.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w