CÁC CHỦ THỂ KHÁC CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1 Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 52 - 54)

1. Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết

* Khi tham gia quan hệ quốc tế và thực hiện các chức năng chính trị của mình, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết được luật quốc tế hiện đại thừa nhận là những chủ thể đang trong giai đoạn quá độ để tiến lên thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, có chủ quyền. Nói cách khác, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể quá độ lên chủ thể cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, với tính chất chủ thể như vậy, nên các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập

và các quốc gia đều là những chủ thể chủ yếu của luật quốc tế hiện đại và là những chủ thể bình đẳng với nhau về mặt pháp lý.

* Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết phát sinh từ chủ quyền dân tộc, được dân tộc đó thực hiện và bảo vệ. Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thành lập một quốc gia dân tộc độc lập có những quyền dân tộc cơ bản sau:

- Được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình;

- Được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc trên thế giới, các tổ chức quốc tế...giúp đỡ;

- Quyền được thiết lập những quan hệ với các chủ thể khác của LQT hiện đại; - Được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ;

- Được tham gia vào quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế và độc lập trong quá trình thực thi luật quốc tế.

Cũng như các chủ thể khác của luật quốc tế hiện đại, đi đôi với các quyền quốc tế cơ bản, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết cũng có những nghĩa vụ quốc tế cơ bản. Đó là ng.ĩa vụ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, tôn trọng các quyền của các dân tộc khác, của các chủ thể khác của luật quốc tế hiện đại.

2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ

* Khái niệm: Trong thời đại ngày nay, tổ chức quốc tế giữ vai trò rất quan trọng trong việc hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Tổ chức quốc tế là chủ thể của luật quốc tế được hiểu là tổ chức quốc tế liên chính phủ-là tổ chức do các quốc gia thành lập lên trên cơ sở một điều ước quốc tế nhằm thực hiện các quyền năng nhất định theo tôn chỉ, mục đích thành lập tổ chức đó, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại.

Như vậy, khác với quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể luật quốc tế không phải căn cứ vào thuộc tính tự nhiên vốn có là chủ quyền, mà do sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên. Phạm vi quyền năng chủ thể của các tổ chức quốc tế liên quốc gia được xác định cụ thể trong điều lệ của chính tổ chức đó. Do đó, số lượng các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức quốc tế khác nhau sẽ khác nhau Điểm khác biệt này thể hiện ở chỗ: Quốc gia có thể tham gia ký kết bất kỳ điều ước quốc tế nào xuất phát từ lợi ích của chính mình. Còn tổ chức quốc tế không tự xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ cho mình khi tham gia quan hệ pháp lý quốc tế, mà tham gia trong phạm vi được các thành viên trao quyền. Do đó, tổ chức quốc tế là chủ thể phát sinh, chủ thể có quyền năng hạn chế (không đầy đủ) của luật quốc tế.

VD: WTO không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề an ninh, quốc phòng...theo thỏa thuận của các thành viên, WTO chỉ tham gia các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực thương mại hành hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ...

*Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quốc tế liên quốc gia: Nhìn chung các tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền quốc tế cơ bản sau đây:

- Quyền được tiếp nhận cơ quan đại diện của các quốc gia thành viên và nhận các quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên của tổ chức cử đến; - Quyền được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao;

- Quyền được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau;

- Quyền được yêu cầu có các kết luận tư vấn của tòa án quốc tế của Liên hợp quốc; - Quyền được giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các thành viên với nhau và giữa thành viên với tổ chức quốc tế.

- Hưởng các quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà tổ chức tham gia ký kết với các quốc gia hoắc các tổ chức quốc tế khác.

Ngoài các quyền cơ bản nêu trên, tổ chức quốc tế liên chính phủ có nghĩa vụ tôn trọng các nguyên tắc của luật quốc tế, tôn trọng các quyền của tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một chủ thể luật quốc tế.

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w