II. KÝ KẾT ĐIỀUƯỚC QUỐC TẾ 1 Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế
4. Thựchiện điềuước quốc tế
a. Nguyên tắc thực hiện điều ước quốc tế: Thực hiện điều ước quốc tế là việc các bên thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đã được ghi nhận trong điều ước. Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí. Các thành viên của điều ưuớc không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
b. Giải thích điều ước quốc tế
- Là quá trình làm sáng tỏ nội dung của các quy phạm điều ước. Việc áp dụng các điều khoản của một điều ước đòi hỏi các bên phải hiểu đúng, chính xác các quy định của điều ước, tránh việc hiểu sai, hiểu không thống nhất giữa các thành viên. Yêu cầu này đặt ra đòi hỏi phải giải thích điều ước. Và việc giải thích điều ước này được đặc biệt quan tâm khi các bên ký kết có những ý kiến bất đồng về ý nghĩa thực sự của điều ước.
- Chủ thể giải thích điều ước quốc tế: Việc xác định chủ thể giải thích điều ước quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt. Tính chất và ý nghĩa pháp lý của việc giải thích phụ thuộc vào chủ thể của việc giải thích. Giải thích điều ước quốc tế có thể là giải thích chính thức (là giải thích của các quốc gia tham gia ký kết điều ước quốc tế có thể thông qua Bộ ngoại giao..hoặc giải thích của các tổ chức quốc tế); hoặc giải thích không chính thức (là giải thích của các học giả, các chuyên gia hay các cơ quan nghiên cứu pháp luật...)
- Yêu cầu của việc giải thích điều ước là:
• Điều ước phải được giải thích thiện chí, phù hợp với ý nghia thông thường của các thuật ngữ được sử dụng tròn điều ước và trong mối quan hệ với đối tượng và mục đích của điều ước.
• Việc giải thích điều ước phải căn cứ vào nội dung văn bản điều ước, các thỏa thuận có liên quan đến điều ước được các bên chấp nhận trong khi ký kết điều ước, các thỏa thuận sau này của các bên về giải thích và thực hiện điều ước, thực tiễn thực hiện điều ước liên quan đến việc giải thích điều ước và các quy định thích hợp của pháp luật quốc tế.
c. Đăng ký và công bố điều ước quốc tế
- Về nguyên tắc, điều ước đăng ký hay không điều ước đều có giá trị pháp lý như nhau nếu chúng được ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
- Theo điều 109 hiến chương LHQ thì: "Mọi Hiệp ước và công ước quốc tế do bất cứ thành viên nào của LHQ ký kết, sau khi hiến chương này có hiệu lực, phải được đăng ký tại Ban thư ký và do ban này cônhg bố càng sớm càng tôt". Cũng theo Hiến chương LHQ thì "Nếu không đăng ký theo quy định của khoản 1 điều này thì không một bên nào của điều ước được quyền dẫn hiệp ước hay công ước đó trước một cơ quan nào của LHQ". Như vậy, việc đăng ký và công bố điều ước quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia có cơ sở pháp lý khi giải quyết các tranh chấp có liên quan và cần phải viện dẫn điều ước quốc tế ra trước các cơ quan giải quyết tranh chấp của Liên Hợp Quốc.
- Phù hợp với pháp luật quốc tế, Luật về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của Việt nam cũng ghi nhận rất rõ về vấn đề công bố và đăng ký điều ước quốc tế,
theo đó "Điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được công bố trên công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Niên giám điều ước quốc tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên Việt nam và bên ký kết nước ngoài hoặc có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền..."(Điều 69); và "Bộ ngoại giao đăng ký tại Ban thư ký của Liên hợp quốc điều ước quốc tế hai bên và điều ước quốc tế nhiều bên có hiệu lực trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên". (Điều 70). Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực, điều ước sẽ được đăng trong công báo của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. d. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với nhau và với pháp luật trong nước
CHƯƠNG IV CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ
Mục đích nghiên cứu:
- Trong bất kỳ quan hệ pháp luật nào, chủ thể tham gia đóng vai trò vô cùng quan trọng và là một trong những dấu hiệu để xác định quan hệ nào đó có thuộc phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật đó hay không? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu về một trong những đặc trưng quan trọng của luật quốc tế, đó là vấn đề về chủ thể của luật quốc tế.
- Nghiên cứu về chủ thể luật quốc tế sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các đối tượng được xác định là chủ thể của luật quốc tế, và địa vị pháp lý của các chủ thể trong đời sống quốc tế, trên cơ sở đó sinh viên có thể tự so sánh sự khác nhau giữa đối tựong là chủ thể của luật quốc tế và đối tượng là chủ thể của luật quốc gia; vấn đề công nhận quốc tế, kế thừa quốc tế...
Tài liệu tham khảo: Nghiên cứu vấn đề này, sinh viên cần tham khảo các tài liệu sau:
1. Giáo trình luật quốc tế trường Đại học Luật Hà Nội 2. Luật quốc tế - lý luận và thực tiễn
3. Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ngày 27/12/1933
I. KHÁI NIỆM