Các quốc gia: Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế Tuy nhiên, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế nhiều trường hợp quốc gia

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 41 - 42)

II. KÝ KẾT ĐIỀUƯỚC QUỐC TẾ 1 Thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế

a. Các quốc gia: Về nguyên tắc, tất cả các quốc gia đều có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế Tuy nhiên, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế nhiều trường hợp quốc gia

ước quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế nhiều trường hợp quốc gia có thể từ chối hoặc chuyển cho một quốc gia (VD: Hiệp ước về liên minh thuế quan giữa Thụy Sỹ và Liechtenstein năm 1923 ghi nhận Thụy Sỹ sẽ ký các điều ước quốc tế nhân danh Liechtenstein), hay tổ chức quốc tế khác thực hiện thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế (VD: Trong một số trường hợp nhất định cộng đồng Châu âu có thể thay mặt cho các quốc gia thành viên ký kết một số điều ước quốc tế nhất định).

b. Các tổ chức quốc tế: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình các tổ chức quốc tế sẽ tiến hành ký kết các điều ước quốc tế xuất phát từ quyền năng chủ thể luật quốc tế của mình.

c. Một số thực thể đặc biệt trong quan hệ quốc tế: như: tòa thánh Vaticăng, Đài Loan, Hồng Kông, Ma cao...cũng tham gia ký kết một số điều ước quốc tế nhất định.

Khi ký kết các điều ước quốc tế, các chủ thể thông qua các đại diện của mình là đại diện đương nhiên, không cần thư ủy nhiệm, bao gồm:

- Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng bộ ngoại giao trong mọi hoạt động liên quan đến việc ký kết điều ước quốc tế;

- Người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao trong việc thông qua văn bản của một điều ước quốc tế giữa nước cử cơ quan đại diện và nước sở tại;

- Những người thay mặt cho quốc gia tại các hội nghị quốc tế hoặc tại tổ chức quốc tế.

Ngoài các đại diện nêu trên, những người đứng đầu các bộ hay cơ quan ngang bộ cũng có quyền ký các điều ước quốc tế thuộc lĩnh vực mà mình quản lý. Ngoài ra, đối với các đại diện phải có thư ủy nhiệm khi tham gia quá trinhd ký kết điều ước quốc tế thì phải xuất trình thư ủy nhiệm.

* Tại khoản 1 điều 2 Luật ký kết và thực hiện điều ước quốc tế 2005 của Việt nam quy định "Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận quốc tế được ký kết hoặc gia nhập nhân danh nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của luật quốc tế...". Điều này khẳng định rằng, điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập được với 2 danh nghĩa là nhà nước và chính phủ (không có các bộ, ngành). Dưới góc độ pháp lý quốc tế, thì điều ước quốc tế dù được ký dưới danh nghĩa nhà nước hay chính phủ đều có giá trị pháp lý như nhau, vì nó đều là kết quả của sự thỏa thuạn giữa các chủ thể luật quốc tế. Việc quy định 2 danh nghĩa ký kết này chỉ có ý nghĩa đối với quá trình thực hiện điều ước quốc tế sau này. Cũng theo quy định tại Luật 2005, thì đại diện cho quốc gia thực hiện các hành vi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế là Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ hoặc đại diện được ủy quyền (có thể là các Bộ, ngành chức năng thuộc hệ thống chính trị của Nhà nước Việt nam).

Một phần của tài liệu giáo trình luật quốc tế (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w