5.Các quá trình của đội công tác

Một phần của tài liệu Bài giảng Tâm lí học quản lí (Trang 96 - 102)

Các giai đoạn phát triển của đội

Khi một đội công tác được thành lập, đội trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao. Có 5 giai đoạn phát triển của đội công tác, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu dưới đây.

(i)Giai đoạn hình thành: Giai đoạn hình thành nhóm là thời kỳ định hướng và làm quen. Các thành viên của đội “phá vỡ băng giá” và thăm dò lẫn nhau trong việc tìm kiếm tình thân hữu khả dĩ cũng như trong định hướng nhiệm vụ công tác.

(ii)Giai đoạn bão tố : Trong giai đoạn bão tố, nhân cách cá nhân sẽ nối trội. Các thành viên ngày càng khẳng định rõ về vai trò của mình trong đội và về kỳ vọng mà đội đặt ra đối với họ. Giai đoạn này đư ợc đánh dấu bằng những xung đột, mâu thuẫn, bất đồng ý kiến. Đây là một giai đoạn đầy thử thách đối với người lãnh đạo đội cũng như mỗi thành viên.

97

(iii)Giai đoạn định chuẩn: trong giai đoạn định chuẩn, các xung đột được giải quyết, sự hài hoà và tính thống nhất trong đội phát triển cao độ. Sự nhất trí nảy nở giữa những người có quyền lực, những người lãnh đạo đội, và các thành viên đóng vai trò chuyên gia công tác cũng như vai trò cảm xúc xã hội. Các thành viên trong đội hiểu biết nhau và chấp nhận nhau dễ dàng. Những khác biệt, bất đồng đều được giải quyết, giữa các thành viên nảy nở ý tưởng về sự cố kết, gắn bó của đội.

(iv)Giai đoạn hành động: trong giai đoạn hành động, trọng tâm của đội là giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các thành viên cam kết chặt chẽ với sứ mệnh của đội. Họ phối hợp làm việc với người khác và mọi bất đồng đều được giải quyết một cách xuôn sẻ. Họ cùng nhau đương đầu với những khó khăn và chung sức giải quyết vấn đề vì quyền lợi của sự hoàn thành nhiệm vụ chung. Họ thường xuyên tương tác với nhau và thảo luận trực tiếp để tìm cách đạt được mục tiêu của đội.

98

(v)Giai đoạn kết thúc: Giai đoạn kết thúc xảy ra đối với các đội như uỷ ban, đội công tác đặc nhiệm và những đội có nhiệm vụ hữu hạn để hoàn thành và sẽ giải tán sau khi hoàn tất công việc. Trong giai đoạn này, trọng tâm là tổng kết công việc đã làm và giảm dần cường độ công việc. Việc phải hoàn tất nhiệm vụ không còn là ưu tiên hàng đầu nữa.Các thành viên có thể cảm thấy những xúc cảm ngày càng tăng lên, sự cố kết với nhau càng mạnh, họ buồn phiền hoặc lấy làm tiếc rằng đã đến lúc phải giải tán đội. Một mặt, họ thấy hài lòng, mãn nguyện vì đã hoàn tất công việc, mặt khác lại buồn rầu vì sẽ không còn tình thân hữu và sự hợp tác lâu hơn nữa. Chính ở thời điểm này, người lãnh đạo đội có thể phải “đánh dấu” sự giải tán đội bằng một nghi lễ long trọng, thậm chí trao những kỷ niệm chương hoặc phần thưởng để ghi nhận sự kết thúc của đội và sự hoàn tất mỹ mãn công việc.

99

Sự gắn kết của đội công tác

Sự gắn kết của đội được định nghĩa như là mức độ, phạm vi mà các thành viên được lôi cuốn hấp dẫn vào đội, đồng thời thúc đẩy, động viên họ lưu lại làm việc trong đội

Các yếu tố tạo nên sự gắn kết của đội công tác:

(i)Cấu trúc của đội:

•Sự tương tác trong đội: nếu các thành viên có cơ hội giao tiếp thường xuyên và làm việc bên nhau càng nhiều, sự gắn kết càng lớn. Họ hiểu biết nhau rõ hơn và sẵn sàng cống hiến nhiều hơn vì lưọi ióch chung

•Những mục tiêu được chia sẻ: nếu các thành viên đồng thuận về mục tiêu, họ sẽ gắn kết với nhau trong công việc. Sự đồng thuận về mục tiêu và định hướng của đội khiến các thành viên trong đội gắn kết thành một tập thể thống nhất.

•Sức hấp dẫn cá nhân trong đội ; các thành viên có chung những thái độ và hệ thống giá trị,khiến họ gắn bó với nhau cả trong công việc lẫn trong đời sống xã hội.

100 (ii)Bối cảnh của đội:

•Sự cạnh tranh (vừa mức) với các đội khác là một yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn kết trong đội.

•Thành tích của đội và sự đánh giá xứng đáng từ bên ngoài cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn kết trong đội., các thành viên cảm thấy hãnh diện và sự cam kết của họ càng bền chặt hơn vì thành tựu của cả đội.

Hệ quả của sự gắn kết trong đội:

Sự gắn kết trong đội công tác tạo nên hiệu quả cả về phương diện đạo đức lẫn thành quả công tác.Như một quy luật chung, đạo đức trong đội công tác gắn kết thường cao hơn các đơn vị khác vì sự giao tiếp chặt chẽ và thường xuyên hơn, bầu không khí thân hữu trong đội cao hơn, sự duy trì tình cảm đồng nghiệp tốt hơn bởi có sự cam kết bền vững hơn cùng với lòng trung thành, sự tận tuỵ, và sự tham gia của các thành viên vào việc giải quyết vấn đề, ra quyết định. Sự gắn kết cao có ảnh hưởng tích cực đến sự thoả mãn hài lòng cũng như trạng thái đạo đức của các thành viên.

101

Chuẩn mực của đội

Một chuẩn mực của đội là một tiêu chuẩn về hành vi được các thành viên của đội chia sẻ và nó sẽ định hướng cho hành vi của họ

Những sự kiện trọng đại. Những sự kiện trọng đại, hay cũng có thể gọi là những sự kiện gay cấn, đáng ghi nhớ trong lich sử của đội sẽ tạo nên tiền lệ quan trọng cho các hành vi, ứng xử sau này của đội.

Tính ưu việt. Tính ưu việt ngụ ý đến những hành vi đầu tiên trong đội tạo nên tiền lệ cho những kỳ vọng sau naỳ của đội

Những hành vi ngoại lai. Là những chuẩn mực hành vi từ bên ngoài được chuyển thành chuẩn mực hành vi của đội.

Những tuyên bố rõ ràng. Bằng cách tuyên bố rõ ràng những chuẩn mực hành vi trong đội, người lãnh đạo đội hoặc các thành viên có thể hình thành nên ngay từ đầu những chuẩn mực của đội nhờ việc chúng được truyền đạt rành mạch và thẳng thắn.

102

Phần thứ ba (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các quá trình tổ chức

Chương IX : Giao tiếp-truyền thông trong tổ chức

Một phần của tài liệu Bài giảng Tâm lí học quản lí (Trang 96 - 102)