4. Củng cố: 10 phút
Hướng dẫn HS làm bài tập 5 trang 88 SGK.
5. Hướng dẫn học tập về nhà: 3 phút
- Cần nắm được: các khái niệm: phân tích chuyển động, chuyển động thành phần, chuyển động tổng hợp; các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển động ném ngang; các đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang (phương trình quỹ đạo, dạng của quỹ đạo, thời gian chuyển động, tầm ném xa).
- Làm các bài tập 4, 6, 7 trang 88 SGK.
- Xét bài toán vật bị ném xiên: Một vật bị ném xiên từ mặt đất với vận tốc đầu vr0hợp với phương
ngang góc α. Bỏ qua sức cản của không khí. Khảo sát chuyển động của vật. - Đọc phần “Em có biết?”. ... Tiết 26 - 27: THỰC HÀNH: ĐO HỆ SỐ MA SÁT Ngày:.../.../... I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:
- Chứng minh được các công thức 16.2 trong SGK, từ đó nêu được phương án thực nghiệm đo hệ số ma sát trượt theo phương pháp động lực học (gián tiếp qua gia tốc a và góc nghiêng α).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hành: Lắp ráp được thí nghiệm theo phương án đã chọn, biết cách sử dụng đồng hồ đo thời gian hiện số điều khiển bằng nam châm điện có công tắc và cổng quang điện để đo chính xác khoảng thời gian chuyển động của vật.
- Tính và viết đúng kết quả phép đo, với các chữ số có nghĩa cần thiết. 3. Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác khi làm thí nghiệm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
+ Mặt phẳng nghiêng có thước đo góc và quả dọi.
+ Nam châm điện có hộp công tắc đóng ngắt để giữ và thả vật.
+ Giá đỡ mặt phẳng nghiêng có thể thay đổi độ cao điểm kê nhờ khớp nối. + Trụ kim loại đường kính 3cm, cao 3cm.
+ Đồng hồ đo thời gian hiện số, chính xác 0,001s, cổng quang điện E. + Thước kẻ vuông để xác định vị trí ban đầu của vật, thước thẳng 100m. 2. Học sinh:
- Ôn tập lại bài cũ.
- Giấy kẻ ô, báo cáo thí nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:1. Ổn định lớp: 1 phút 1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: 10 phút
- Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt, lực ma sát lăn, ma sát nghỉ. Viết công thức của lực ma sát trượt.