Ảnh hưởng của chỉ tiêu cấu trúc đến tỷ lệ (Hod = Hg/Dg)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 82 - 83)

3 9 Giả thuyết bị bác bỏ

4.6.1. Ảnh hưởng của chỉ tiêu cấu trúc đến tỷ lệ (Hod = Hg/Dg)

Tỷ số giữa chiều cao vút ngọn và đường kính là một chỉ tiêu về hình thái, tỷ số này càng lớn thì khả năng lợi dụng gỗ càng cao. Từ kết quả nghiên cứu ở phần 4.5 cho thấy giữa chiều cao và đường kính trong lâm phần luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ theo hướng đồng biến. Tuy nhiên, chiều cao và đường kính thực sự có ý nghĩa đại diện cho sinh trưởng lâm phần là chiều cao và đường kính của cây có tiết diện bình quân, vì thếđây mới chính là chỉ tiêu được nghiên cứu ảnh hưởng trong đề tài. Trong đó, Hg sẽ được tính thông qua Dg bằng phương trình tương quan (4.29) theo kết quả phần 4.5.1 cho từng lâm phần. Kết quả tính toán chi tiết được trình bày trong phụ biểu 13, 14.

Để làm rõ mức độảnh hưởng của các chỉ tiêu cấu trúc (A, N, q) đến tỷ lệ (Hod), tác giả tiến hành phân tích ảnh hưởng riêng rẽ của từng nhân tố và của tổng hợp các nhân tố theo các dạng phương trình thử nghiệm (...) kết quả tính toán trong phụ biểu 15 và tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 4.15. Ảnh hưởng của các chỉ tiêu (A, N, q) đến tỷ lệ Hod = Hg/Dg Phương trình r (R) tr/ t0.5 FR/ F0.5 Các tham số số hiệu PT Hod = 0.89-0.01A 0.55 >1 b không tồn tại (4.44) Hod = 0.6587+0.0002N 0.90 >1 a,b tồn tại (4.45) Hod = 0.55+0.20q 0.68 >1 b không tồn tại (4.46) Hod = 0.21-37.35(A/N)+852.70(q/N) 0.99 >1 a,b, c tồn tại (4.47) Hod = 5.119-0.481ln(A/N)+0.959ln(q/N) 0.99 >1 a,b,c tồn tại (4.48)

Từ bảng kết quả 4.15 cho thấy, giữa tỷ lệ Hg/Dg với các nhân tố ảnh hưởng luôn tồn tại mối quan hệ từ vừa đến rất chặt. Hay tỷ lệđường kính và chiều cao chịu ảnh hưởng của các nhân tố N, A, q. Kết quả kiểm tra trong tổng thể cho thấy, tỷ lệ này chủ yếu phụ thuộc vào mật độ lâm phần theo dạng phương trình (4.45) theo chiều đồng biến. Thực tế cũng cho thấy, khi mật độ càng cao thì đường kính thân cây bình quân (Dg) sẽ càng giảm, tỷ lệ Hg/Dg càng cao và ngược lại. Còn nhân tố A, q

trong tổng thể có tồn tại quan hệ song các tham số kiểm tra đều không tồn tại, hay chúng chưa có ảnh hưởng thực sựđến tỷ lệ Hg/Dg. Do Tếch là loài cây có phiến lá rộng, dầy hơn các loài cây lấy gỗ khác (thông, keo, trẩu) nên mặc dù hệ số giao tán lớn hơn 1 song vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng lớn.

Kết quả kiểm tra ảnh hưởng tổng hợp của tổng hợp cho hệ số tương quan rất chặt, kết quả kiểm tra trong tổng thể thực sự tồn tại mối quan hệ theo 2 dạng phương trình (4.47 và 4.48). Điều đó chứng tỏ rằng: Mật độ là nhân tốảnh hưởng chính, tuổi và độ giao tán bắt đầu có ảnh hưởng xong còn ở mức nhỏ, chưa đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)