Thực trạng và nguồn gốc rừng trồng Tếch ở địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 41 - 43)

Cây Tếch xuất hiện rất sớm ở Yên Châu, từ những thập niên 60 của thế kỷ 20, tuy nhiên nó chỉ được gây trồng rải rác ở trong các vườn hộ gia đình, cơ quan, mà chưa được quan tâm gây trồng thành rừng. Từ một vài chục năm trở lại đây, khi tài nguyên rừng tự nhiên ngày càng cạn kiện, năng suất cây trồng giảm, môi trường sinh thái ngày càng bị đe doạ (Yên Châu được đánh giá là huyện có khí hậu khắc nghiệt nhất tỉnh Sơn La, có những ngày nhiệt độ tăng trên 400C) thì việc trồng rừng mới trở thành vấn đề bức xúc của chính người dân địa phương và của toàn xã hội. Căn cứ vào điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu, hàng loạt các dự án trồng rừng nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân bản xứđã được triển khai. Tiêu biểu cho những dự án tại địa phương phải kểđến: Dự án Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (GTZ) năm 1994, do cộng hoà Liên bang Đức tài trợ; chương trình 327 được thực hiện theo quyết định số 327 – QĐ ngày 15/09/1992 của Thủ tướng Chính Phủ với cây Tếch là cây trồng rừng chủđạo - đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Tìm hiểu thực trạng và nguồn gốc rừng trồng Tếch sẽ giúp cung cấp cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về bản chất quá trình hình thành rừng Tếch tại địa phương, là nguồn tài liệu cơ sở ban đầu song rất quan trọng để góp phần hiểu đúng bản chất các quy luật cấu trúc của rừng Tếch và lựa chọn đúngđịa bàn thu thập số liệu trong những nghiên cứu sau. Theo số liệu thống kê của hạt kiểm lâm huyện Yên Châu về diện tích rừng trồng Tếch ban đầu của toàn huyện được trình bày trong biểu 4.1. Để làm rõ hơn các thông tin, ngoài phân tích các số liệu do kiểm lâm cung cấp chúng tôi còn tiến hành điều tra hiện trường (điều tra sơ thám) và kết hợp phỏng vấn các hộ gia đình có trồng rừng Tếch một số chủ đề mở như: (1) Rừng trồng Tếch tại gia đình được bắt đầu trồng từ năm bao nhiêu; (2) cây con được lấy từ đâu về trồng; (3)

Người dân có được hướng dẫn trồng rừng không; (4) Trồng được mấy năm thì chặt tỉa bớt cành; (5) Nhà nước có trả tiền công quản lý và công trồng hay không; (6) Chủ quản lý rừng trồng hiện nay là ai?.

Biểu 4.1. Biểu tổng hợp diện tích rừng trồng Tếch tại huyện Yên Châu stt Địa phương Diện tích rừng trồng

Tếch (ha) Tỷ lệ % 1 Chiềng Đông 166,185 12,42 2 Chiềng Sàng 114,965 8,59 3 Chiềng Pằn 228,826 17,10 4 Viêng Lán 76,071 5,68 5 Sập Vạt 61,950 4,63 6 Chiềng Hặc 148,986 11,13 7 Tú Nang 317,022 23,69 8 Chiềng Khoi 224,182 16,75 Tổng 1338,187 100,00

Kết quả cho thấy: Rừng Tếch được bắt đầu gây trồng thành rừng từ năm 1994, liên tiếp trong 4 năm đến năm 1997, được nhà nước đầu tư vốn, thiết kế và chuyển giao kỹ thuật, cung ứng cây con cho dân trồng. Tuy nhiên, cũng có một số hộ gia đình được trả tiền để tự gieo ươm tại nhà và tự trồng. Mặt khác, đối với nhiều hộ, do trong vườn đã xuất hiện cây Tếch trước khi có dự án, nên dù họ trồng rất thủ công thì cây Tếch vẫn sống rất tốt, kết quả này bước đầu cho thấy Tếch là một loài cây rất phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương. Sau khi trồng khoảng 5 năm thì bắt đầu tiến hành tỉa cành, song phần đa là không tác động, vì thực tế công người dân nhận được từ việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng rất ít.

Từ năm 2001, thực hiện giao đất lâm nghiệp, giao rừng theo quyết định số 3011 ngày 12/12/2001 của UBND tỉnh Sơn La, những gia đình trồng Tếch đều được

cấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp lâu dài và được giao diện tích rừng đã trồng để quản lý bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế sau khi rừng Tếch khép tán cũng là thời điểm không thể trồng xen canh thêm các cây nông nghiệp (ngô, đậu, v...), dân số thì ngày càng gia tăng, thiếu đất canh tác. Vì thế, nhiều hộ gia đình đã lấn đất rừng Tếch để làm nông nghiệp.

Từ biểu thống kê 4.1 và kết quảđiều tra sơ thám cho thấy, tổng diện tích rừng trồng Tếch toàn huyện theo thiết kế, thống kê ban đầu của ban quản lý dự án là 1.338,187 ha, phân bố trong 8/15 xã, thị trấn. Các xã được lựa chọn gây trồng trong vùng dự án hầu hết đều nằm dọc hai bên đường quốc lộ 6 từ Sơn La đi Hà Nội. Trong đó Tú Nang là xã có diện tích trồng rừng lớn nhất 317,022 ha chiếm 23,69% tổng diện tích rừng Tếch toàn huyện, tiếp đến các xã Chiềng Pằn (chiếm 17,10%) và Chiềng Hặc (11,13%). Đồng thời đây cũng là các xã có chất lượng sinh trưởng và còn giữa được diện tích rừng Tếch khá tốt. Các xã có diện tích trồng rừng lớn tiếp theo phải kể đến: Chiềng Đông theo thiết kế ban đầu chiếm 12,14%, Chiềng Khoi chiếm 16,75%, tuy nhiên trên thực tế diện tích Tếch còn lại rất ít, đường kính nhỏ và cây phân bố rải rác. Nguyên nhân, do xây dựng đường quốc lộ 6 đi qua (Chiềng Đông) và do thiếu đất canh tác, phần đa diện tích trồng rừng Tếch đều chuyển thành các bãi đất nông nghiệp canh tác ngô, sắn. Xã có diện tích rừng Tếch trồng ít nhất là Sập Vạt chiếm 4,63%. Song, theo đánh giá ban đầu đây cũng là xã có Tếch sinh trưởng rất tốt, đồng thời có ranh giới hành chính và ranh giới đất trồng Tếch tiếp giáp với xã Chiềng Hặc và Chiềng Pằn. Vì thế, đểđảm bảo dung lượng mẫu nghiên cứu, đề tài đã quyết định lựa chọn vùng điều tra thu thập số liệu trên 4 xã: Chiềng Pằn, Chiềng Hặc, Tú Nang, Sặp Vạt với tổng diện tích rừng Tếch là: 756,784 ha, chiếm 56,55% tổng diện tích rừng trồng Tếch theo thiết kế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)