Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Châu 1 Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 35 - 36)

3.2.1. Dân số và lao động

Theo thống kê đến 0 giờ ngày 1/4/2009, trên địa bàn huyện Yên Châu có tổng số 68.710 nhân khẩu. Trong đó: Nam 34.384 người, chiếm 50,04%; Nữ 34.326 người, chiếm 49,96%; Mật độ dân số 79 người/km2. Đại bộ phận dân số sống ở nông thôn, sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngành nghề chậm phát triển. Có 15.168 hộ dân, gồm 6 dân tộc:

Trên địa bàn huyện có 6 dân tộc anh em trong đó dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 53,6%; dân tộc kinh 19,2%; dân tộc Mông 12,7%; dân tộc Sinh Mun chiếm 8,9%; dân tộc Khơ Mú 0,4% và dân tộc Mường 0,2% phần lớn các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, sống phân tán, rải rác, tốc độ gia tăng dân số cao và bình quân toàn huyện là 1,48%. Sự gia tăng dân số kéo theo nhiều sức ép, việc làm, đời sống, y tế, văn hoá, giáo dục, trật tự xã hội...

Lực lượng lao động: Có trên 33.000 lao động, trong đó khu vực nông nghiệp có trên 31.000 lao động. Hàng năm bổ sung khoảng 800 – 900 lao động trẻ. Một lao động nông nghiệp đảm nhận khoảng 5.000m2 đất canh tác. Như vậy một lao động nông nghiệp cơ bản có đủ đất để sản xuất nếu như bố trí cây trồng mùa vụ hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng ruộng đất (hiện nay hệ số sử dụng ruộng đất đạt 1,1 – 1,2 lần). Với mức bình quân đất canh tác và mức tăng tự nhiên dân số 1,7% như hiện nay huyện Yên Châu có điều kiện phát triển kinh tế nói chung và phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp nói riêng để nâng cao đời sống nhân dân khu vực nông nghiệp nông thôn. Vì vậy cần có định hướng và giải pháp thiết thực nhằm đưa sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao hơn, tăng thu nhập, ổn định đời sống người dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)