KẾT LUẬN TỒN TẠI KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 91 - 92)

3 9 Giả thuyết bị bác bỏ

KẾT LUẬN TỒN TẠI KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu có thể rút ra những kết luận chính sau đây: (1) Lâm phần Tếch nghiên cứu có tuổi từ 13 – 16, so với thời điểm trồng rừng, tỷ lệ số cây trung bình còn sống là 62,94%. Lâm phần hoàn toàn chưa được áp dụng các biện pháp tỉa thưa chăm sóc mà chỉ có hoạt động khai thác gỗ to mang tính đơn lẻ, không liên tục.

(2) Sinh trưởng đường kính thân trung bình tăng theo tuổi, đường kính trung bình thấp (13,26 – 14,6cm), và có xu hướng giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi. Có sự biến động mạnh giữa các lâm phần trong cùng một tuổi (20,36 – 23,27%) do ảnh hưởng tác động của con người là chủ yếu. Phân bố N/D1.3 tuân theo quy luật hàm Weibull chiếm 84,62%, trong đó phần đa 23/33 ôtc có dạng lệch trái (70%) và nhiều lâm phần xuất hiện nhiều đỉnh giảm dần hình răng cưa. Đường kính cây dao động từ 6 – 34cm, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở cỡ từ 12 – 14cm (60%) số cây, cho thấy hiện tượng ứđọng cây ở cấp đường kính nhỏ. Nhiều cỡ kính bị khuyết cây gây ảnh hưởng đến tính liên tục của rừng. Quy luật phân bốđường kính thân chịu ảnh hưởng thực sự bởi các nhân tố (A, N, q) mà đặc biệt là tuổi cây (vì lầm chưa được tỉa thưa).

(3) Sinh trưởng chiều cao thân cây trung bình tăng theo tuổi, biến động không đáng kể giữa các tuổi (11,46 – 12,45m), chiều cao trung bình rừng thấp. Có xu hướng giảm dần từ chân đồi lên đỉnh đồi. Phần đa các cây tập trung ở cỡ chiều cao nhỏ 9 – 11m (chiếm 75%) số cây lâm phần. Các lâm phần xảy ra hiện tượng khuyết cây ở cỡ chiều cao 14-15m. Phân bố N/Hvn tuân theo quy luật hàm Weibull chiếm 64,1% (25/39 lâm phần), trong đó phần đa (16/25) chiếm 64% lâm phần có dạng lệch trái.

(4) Sinh trưởng đường kính tán cây trung bình dao động không đáng kể (3,93 – 4,29m) và tăng dần theo tuổi.Giữa các cây trong cùng một lâm phần và giữa các lâm phần nghiên cứu trong cùng một tuổi có sự biến động mạnh vềđường kính tán, các cây sinh trưởng bị lệch tán chiếm tỷ lệ cao (70%). Song đường kính tán trung bình chung của các tuổi vẫn đảm bảo tính quy luật và có xu hướng tăng dần từ chân

đồi lên đỉnh đồi. Phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt) tuân theo quy luật hàm Weibull chiếm 66,67% (26/33 lâm phần). Trong đó, phần đa các lâm phần (23/26) chiếm 88,46% có dạng lệch trái. Đỉnh cực đại chủ yếu nằm ở cỡ kính 3 -4m. Lâm phần đang có hiện tượng giao tán.

(5) Giữa các nhân tố điều tra trên thân cây (D1.3, Hvn, Hdc, Dt) luôn tồn tại mối quan hệ chặt đến rất chặt. Mối quan hệ này có thể được biểu diễn bằng nhiều dạng phương trình khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào hệ số tương quan, sự tồn tại các tham số trong tổng thể và tính đơn giản của phương trình thì các phương trình được lựa chọn là: (4.29); (4.30); (4.41)

Hvn = 24.40 -2.49D1.3 + 0.11D1.32 Dt = -1.44+0.40D1.3

Hdc = -13.97+ 8.11lnD1.3

(6) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cấu trúc (A, N, q) đến đặc điểm hình thái thân cây (tỷ lệ Hg/Dg; Hdc/Hg; St/g) cho thấy trong tổng thể chúng thực sự tồn tại mối quan hệ và có ảnh hưởng tác động. Trong đó, đặc biệt là chỉ tiêu mật độ, còn chỉ tiêu tuổi và độ giao tán bước đầu có ảnh hưởng.

(7) Nghiên cứu đặc điểm phân hoá và tỉa thưa giữa các cây của rừng Tếch cho thấy: Tỷ lệ cây trung bình đến tốt (I – III) ở tất cả các tuổi là tương đối đồng nhất, dao động từ 73 – 75%. Tuy nhiên, số lượng cây tập trung chủ yếu ở cấp trung bình khá (cấp III) (trên 50%) vì thế, cần có biện pháp tác động hợp lý để nâng số lượng này lên thành cấp tốt và giảm cấp (IV, V) đi.

(8) Tổng hợp kết quả nghiên cứu tiến hành đề xuất một số biện pháp chăm sóc rừng thông qua tỉa thưa mật độ (tỉa cây và tỉa cành); Xây dựng một số bảng tra để điều tra nhanh các nhân tố Hvn, Hdc, Dt, v.v.. thông qua các cỡ đường kính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)