Đặc điểm phân hóa và tỉa thưa giữa các cây của rừng trồng Tếch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 86 - 89)

3 9 Giả thuyết bị bác bỏ

4.7. Đặc điểm phân hóa và tỉa thưa giữa các cây của rừng trồng Tếch

Ngay trong những lâm phần thuần loài đều tuổi dưới ảnh hưởng của đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên các cây gỗ khác nhau về chiều cao, dạng thân, dạng tán, v.v.. người ta nói cây rừng bị phân hoá. Sinh trưởng và phát triển không đồng đều của cây gỗ là nguồn gốc của sự phân hoá giữa chúng. Sự phân hoá cây rừng thể hiện ở sự khác biệt của nhiều dấu hiệu về hình dạng bên ngoài và cấu trúc bên trong. Sự khác biệt càng lớn thì sự phân hoá càng mạnh. Có thể sử dụng nhiều đại lượng đơn lẻ và tổng hợp thể hiện sự khác nhau về nếp sống và cường độ sinh trưởng giữa các cây rừng để làm chỉ tiêu phản ánh cường độ phân hoá cây rừng. Hiện nay đối với rừng trồng thuần loài đều tuổi khi nghiên cứu quy luật phân hoá cây rừng người ta thường dùng các chỉ tiêu phản ánh sự khác biệt về tăng trưởng của chúng. Để đánh giá cường độ phân hoá cây rừng có thể sử dụng hệ số biến động của đường kính và chiều cao, tỷ lệ các cây gỗ ở các cấp khác nhau, v.v.. sự phân hoá càng mạnh thì hệ số biến động đường kính, chiều cao của chúng càng lớn, tỷ lệ các cây gỗ cấp thấp càng cao trong lâm phần. Trong khuôn khổ của đề tài, để đánh giá về mức độ phân hoá và tỉa thưa của lâm phần Tếch tại Yên Châu, tác giả sử dụng hệ số đường kính Kd của B.D. Dinkin (1978) [26, tr.52]. Kết quảđược tính toán riêng cho từng lâm phần và chung cho từng tuổi.

Biểu 4.19: Phân bố số cây theo cấp sinh trưởng và tuổi A (cây) Cấp sinh trưởng N (cây/ha) % I 35 3.47 II 125 12.38 III 580 57.43 IV 155 15.35 V 115 11.39 13 Tổng 1010 100.00 I 24 2.57 II 156 17.03 III 509 55.45 IV 133 14.46 V 96 10.50 14 Tổng 918 100.00

I 34 4.12 II 157 18.90 II 157 18.90 III 417 50.17 IV 103 12.37 V 120 14.43 15 Tổng 831 100.00 I 26 2.91 II 161 18.10 III 473 53.10 IV 121 13.61 V 109 12.29 16 Tổng 891 100.00

Sự phân hoá và tỉa thưa của những lâm phần Tếch ở giai đoạn tuổi từ 13 – 16 được đánh giá thông qua phân loại 5 cấp sinh trưởng (I – V) theo thứ tự giảm sức sống hay mức độ sinh trưởng. Theo quy luật, những cây thuộc cấp sinh trưởng kém (cấp IV và V) là những cây sẽ bị đào thải. Còn lại là những cây thuộc từ cấp trung bình đến tốt (III – I) sẽ phát triển và lớn dần, chiếm lĩnh tầng trên của rừng. Việc phân loại này được tính toán bằng hàm (if) trong Excel. Kết quả phân loại ở bảng....cho thấy:

Ở những lâm phần Tếch tuổi 13, mật độ trung bình là 1010 cây/ha. Trong đó, số cây thuộc cấp sinh trưởng từ trung bình đến tốt là 740 cây/ha chiếm 73,27%, còn lại 270 cây/ha chiếm 26,73% là cây sinh trưởng kém, có nguy cơ bị đào thải.

Ở những lâm phần Tếch tuổi 14, mật độ trung bình 918 cây/ha, trong đó cây sinh trưởng từ trung bình đến tốt là 689 cây, chiếm 75%, còn lại 229 cây chiếm 25% là cây có phẩm chất kém, sinh trưởng yếu.

Lâm phần Tếch ở tuổi 15, mật độ trung bình 831 cây/ha, mật độ thưa nhất trong 4 tuổi nghiên cứu. Trong đó, đó cây sinh trưởng từ trung bình đến tốt là 609 cây, chiếm 73%, còn lại 231 cây chiếm 27% là cây có phẩm chất kém, sinh trưởng yếu.

Đối với lâm phần Tếch ở tuổi 16, mật độ trung bình 891 cây/ha. Trong đó, cây sinh trưởng từ trung bình đến tốt là 660 cây, chiếm 74%, còn lại 231 cây chiếm 26% là cây có phẩm chất kém, sinh trưởng yếu.

cho đến khi thu hoạch, số lượng cây giảm dần khi cây lớn lên. Sự giảm bớt số lượng cây trong quần thụ là quá trình cạnh tranh không gian sinh trưởng và đào thải tự nhiên của các cá thể trong quần thụ. Những cây khoẻ mạnh, sinh trưởng tốt sẽ vượt lên trên chiếm lĩnh tầng cao của tán rừng, hình thành tầng trội, tầng đồng trội và tầng rừng chính. Những cây sinh trưởng xấu sẽ bị chèn ép, ngày càng trở lên yếu ớt, bị tụt xuống tầng dưới tán và dần dần bị đào thải. Quá trình này diễn ra một cách tự nhiên nếu không có những tác động của con người. Hoạt động tỉa thưa có nhiệm vụ chọn lọc, loại bỏ những cây sinh trưởng xấu, ít có giá trị và nuôi dưỡng những cây sinh trưởng tốt. Để tuyển chọn đúng những cây nuôi dưỡng và những cây nên loại bỏ thì việc nghiên cứu sự phân hoá và đào thải tự nhiên của lâm phần là hết sức cần thiết.

Từ kết quả nghiên cứu trong bảng 4.19, nhằm giúp cung cấp hình ảnh trực quan về mức độ sinh trưởng rừng Tếch theo tuổi, tác giả tiến hành vẽ biểu đồ như sau: 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 I II III IV V cấp sinh trưởng % số cây/cấp 13 14 15 16

Hình 4.16. Phân cấp sinh trưởng rừng Tếch theo tuổi

Nhìn vào biểu đồ cho thấy, tỷ lệ % cây ở cấp I trong 4 tuổi là tương đối đồng nhất, dao động từ 24- 35%, tỷ lệ phần trăm cây ở cấp II có xu hướng tăng lên theo tuổi, ngược lại cây ở cấp trung bình III, IV lại giảm dần xuống theo tuổi. Đồng thời với nó, là sự tăng lên % số cây xấu, sinh trưởng kém theo tuổi (tăng lên của các cây

cấp V khi tuổi rừng tăng). Tỷ lệ cây ở cấp trung bình khá (cấp III) chiếm số lượng cao nhất trong tất cả các tuổi, tỷ lệ cấp (I, II) rất ít. Rõ ràng, nếu để quá trình tỉa thưa rừng diễn ra tự nhiên, hay sự tác động không hợp lý của con người trong thời gian dài, thì số lượng cây tốt sẽ dần giảm đi, cây xấu tích tụ ngày càng nhiều hơn khi tuổi rừng tăng lên. Quá trình này nếu kéo dài sẽảnh hưởng không tốt đến chất lượng và năng suất của rừng. Kết quả này một lần nữa khẳng định lại các kết quả nghiên cứu phần trên: Các lâm phần Tếch tại địa bàn nghiên cứu đã có sự tác động của con người theo hướng khai thác chọn thô, sự tác động mang tính cục bộ làm cho đối tượng nghiên cứu bị phá vỡ tính quy luật. Theo tuổi, mật độ lúc tăng, lúc giảm. Tuy nhiên tổng số lượng cây từ trung bình đến tốt ở tất cả các tuổi là khá đồng nhất, dao động từ 73 -75%, còn lại từ 25 – 27% ở mức yếu. Trong thời gian tới, cần có biện pháp tác động vào đối tượng cây yếu này nhằm giúp mở tán rừng, tạo không gian sống, không gian dinh dưỡng đầy đủ cho những cây sinh trưởng tốt phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy tại Mai Sơn- Sơn La (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)