Nhân quả và sự tương hợp điển hình

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 44 - 49)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

2.1.1. Nhân quả và sự tương hợp điển hình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì điển hình là “hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả sinh động, hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất của con người và đời sống”(34,98.99). Điển hình chính là phép cộng giữa khái quát hóa và cá biệt hoá. Kết quả này là sự hài hoà, xuyên thấm, trong tính thống nhất của nó. Vì vậy, khi bắt gặp những điển hình người ta vừa ngạc nhiên về sự độc đáo, mới lạ vừa vỡ lẽ trong những ý tưởng quen thuộc. Đối với Balzac khái niệm điển hình không phải là cái có sẵn và hoàn thiện ngay từ khi ông làm quen với nghiệp văn. Nó là kết quả của cả quá trình nung nấu suy nghĩ, tìm tòi, thể nghiệm và sự thành công tỉ lệ thuận với tuổi đời của sáng tác. Các nhà khoa học đều minh hoạ những khái quát của họ bằng cách miêu tả các hiện tượng riêng lẻ thể hiện các thuộc tính, chủng loại của cuộc sống qua các biểu hiện cá biệt của nó còn những nhân vật điển hình của Balzac được xây dựng công phu và trong sự biện chứng. Ông lựa chọn ở nhiều đối tượng khác nhau thuộc cùng một tầng lớp, một thế hệ những nét nổi bật nhất và nhân vật điển hình tồn hiện trong sự tổng hợp hoá ấy. Người nghệ sỹ phải cần mẫn lựa chọn, tìm ra những mảnh nhỏ chân lý rải rác giữa vô vàn cái ngẫu nhiên. Nhưng để cho nhân vật có thể sống trong tác phẩm cũng như trong lòng người đọc thì điển hình hoá bao giờ cũng phải gắn chặt với cá tính hoá. Balzac đã không tách rời cá tính hoá với điển hình hoá. Với cái nhìn tinh vi trong tư duy logic tổng hợp, ông phân tích và hợp nhất, chọn lựa và loại bỏ giữa cái phổ biến và cái đặc thù, giữa cái tất yếu và ngẫu nhiên…Quá trình hoài thai của ông lúc nào cũng đặt trong mối quan hệ biện chứng, hữu cơ. Vì vậy, những đứa con tinh thần mang tên điển hình của nhà văn ra đời luôn như là “người lạ quen biết”. Đó là những

Grandet keo bần đến kinh khủng, là tình phụ tử đến kỳ quái của lão Goriot và sự ham mê danh vọng đến nỗi mang cả thể xác lẫn linh hồn ra đấu giá của Raxtignac… Điều đáng nói hơn cả đó là thế giới nhân vật đông đúc của Balzac, ở đại diện nào, cho dù là dựa trên tiêu chí nghề nghiệp hay xúc cảm hoặc tham vọng về tiền tài, địa vị mà phân loại, cũng có những điển hình bất hủ...

Khét tiếng vì tôn thờ đồng tiền và vắt cổ chày ra nước là lão Grandet trong Enge’nie grandet (1833). Vở bi hài kịch đó là kiệt tác đầu tiên của ông. Balzac đã khắc hoạ nhân vật này để tiêu biểu cho một hạng người trong xã hội tư sản lúc bấy giờ. Hình ảnh mê tiền đến mù quáng của Grandet được phơi mở ngay cả trong những mối quan hệ máu mủ ruột rà của lão. Đối với Grandet, vợ lão chỉ tồn tại trong tâm trí lão như một cái vốn. Chỉ là một gã thợ đóng thùng khố rách áo ôm, lão sa vào chĩnh gạo khi cưới được người vợ giàu có. Len lỏi và mưu mô trong chủ nghĩa cơ hội, Grandet giàu lên nhanh chóng nhưng lão lại keo kiệt đến tận cùng. Grandet thương yêu vợ và say mê tiền đến nỗi vợ lão ốm sắp chết nhưng lão chỉ canh cánh một nỗi đó là phải bỏ từng đồng ra thuốc thang cho vợ. Để đảm bảo sự niêm phong tiền bạc của mình Grandet đã có sở thích rất đặc biệt trong việc ngắm dung nhan thê tử, khi vợ lão đang leo lét như đèn trong gió trước cơn bạo bệnh: “bà thuộc dòng dõi Bectenlie, nghĩa là một người khoẻ chịu. Nước da bà kể cũng hơi vàng một tí đấy, nhưng tôi thích màu vàng” (11,179). Mặc cho gia quyến lo lắng, con gái van xin lão cũng không rỉ tiền chữa bệnh cho vợ, sau đó, không hiểu ma đưa lối, quỷ dẫn đường thế nào mà Grandet lại hào phóng bỏ tiền ra chăm sóc vợ chu đáo đến khi bà hồi sức. Thì ra căn nguyên của sự đột biến ấy chỉ là lí do đơn giản đến ghê người: lão sợ vợ chết thì phải tốn tiền mua quan tài…

Trong mối quan hệ với cốt nhục là nữ tử duy nhất - Enge’nie grandet, thì lão tuyên bố rằng “đã là buôn bán thì không cha con gì cả” rồi thậm chí lão có lúc đã coi con như kẻ thù, nó sẽ “lột da”, “giết”, “ăn thịt” lão bằng việc thừa hưởng tài sản của mẹ nó. Như con mãnh thú tàn ác, Grandet còn nhốt rồi bỏ đói đứa con đứt ruột đẻ ra chỉ vì cô gái nhân hậu ấy đã giúp đỡ cậu em họ bất hạnh số tiền ít ỏi, duy nhất của mình.

Với cái chết đau đớn của em trai, lão dửng dưng và lạnh lùng như kẻ không tim, rồi không hề khó khăn, lúng túng mà lại rất thản nhiên báo tin cho cháu về việc cha nó tự tử.

Si mê và tôn thờ vàng bạc đã ngấm vào máu, vào huyết quản của Grandet. Sự keo kiệt là hệ quả của điều ấy trong lão. Balzac đã đẩy hình tư- ợng điển hình này đến cao trào lúc lão ngoi ngóp trong cơn hấp hối. Khi cha sứ đến làm lễ rửa tội, cặp mắt đã chết đờ từ lâu của Grandet bỗng sáng lên lúc cây thánh giá, đôi đèn…lấp lánh mùi bạc đầy khêu gợi và khiêu khích trước hơi thở cuối cùng đầy khát thèm của lão. Thậm trí lời trăng trối thiêng liêng nhất của lão cũng rất đặc biệt: “lời nói cuối cùng ấy, ông Grandet chứng minh rằng đạo thiên chúa phải là đạo của những người keo kiệt” (11,241). Grandet điển hình đã bước từ trang sách ra và trở thành nguyên mẫu trong mọi so sánh đời thường, khi nhắc tới sự ham mê tiền bạc và cùng tận của keo bần nơi con người…

Lão Goriot thì tình cha con và tình phụ tử được điển hình hoá trong sự hoen ố đến tận cội rễ. Goriot khi vợ chết, lão dồn tất cả khối lượng tình yêu mơ ước, tham vọng vào hai đứa con gái. Lão đã tự nhận mình là tử thi phi giá trị vì linh hồn đã được sai khiến luôn quẩn quanh bên hai đứa con. Goriot nhoẻn miệng trong nụ cười của con, rơi lệ khi con khóc và lão còn mua chuộc tình cảm của con bằng số tiền cuối cùng của mình. Khi gần nhắm mắt xuôi tay, lão chỉ đau đáu một niềm hoài vọng được nhìn thấy con mà lão thần t- ượng chúng như những vị thuốc kỳ diệu nhất: “giá tôi chỉ nắm được bàn tay chúng trong tay thì tôi thì tôi sẽ chẳng biết gì là đau nữa”(6,47)

Đối lập, tương phản hoàn toàn với tình yêu con đến mù quáng của Goriot, Balzac cũng đã điển hình hoá sự vô tâm phũ phàng với trái tim đã bị vật hoá của những đứa con lão Goriot. Chúng lớn lên, xinh đẹp và đài các là nhờ dẫm trên mồ hôi xương máu của cha và cũng lại sẵn sàng dẫm lên xác cha để đi dự lễ hội. Hình ảnh những chiếc xe không người đi đưa tang hoá trang cho sự hữu diện của những đứa con gái bất hiếu trong tác phẩm có sức nặng tố cáo ghê gớm. Hiệu quả nghệ thuật của nó chính là do ngòi bút điển hình sinh động của tác giả. Còn hàng loạt, hàng loạt những điển hình khác lấp lánh trong các trang viết của ông.

Xây dựng những điển hình, Balzac luôn đặt trong sự tương ứng và phù hợp với hoàn cảnh điển hình. Đó cũng là quy luật nhân - quả mà chủ nghĩa thực chứng, với nội dung nhấn mạnh yêu cầu về tính rõ ràng cũng như tính chặt chẽ và hợp logic của các mệnh đề, do chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX luôn chọn làm tiền đề, cơ sở. Với xu hướng khái quát hoá triết học của mình, Balzac luôn lần tìm những nguyên nhân khai sinh ra kết quả tức là tìm ra hoàn cảnh đã đẻ ra những dục vọng nhân trong sáng tác của mình. Đó cũng chính là lý do mà ông gọi phần hai của Tấn trò đời Khảo cứu triết học. Nhưng có sự khác biệt với các nhà thực chứng chủ nghĩa, Balzac dò tìm căn do - hậu kết của sự vật là để nhằm khảo sát sự tương quan, tương hợp tất yếu của chúng và từ ấy khái quát lên những quy luật trong bản chất của sự vật. Ông đã viết trong bức thư gửi cho Lorơ: “anh sẽ lớn hơn mọi người, đó là anh không chỉ bằng lòng mô tả, anh vạch ra những nguyên nhân và kết quả […] anh sẽ chỉ ra những quy luật chi phối sự hưng thịnh của họ…”. Balzac đã vượt qua lịch sử để xé toạc thủ đoạn làm giàu của Grandet và sự mê cuồng, sùng bái đồng tiền của lão cũng như những hạng người điển hình cho giai cấp tư sản.Trong giai đoạn tích luỹ sơ khai, Grandet giàu lên nhanh chóng bởi vì hắn buôn bán tài sản đấu giá của quân đội cộng hoà với những cánh đồng nho rẻ mạt. Có được lợi thế ấy và lão đã khôn ngoan bám sát vào đất nước trong thời điểm đồng tiền ngự trị vị trí quán quân lúc bấy giờ. Tuy nhiên, lòng hám vàng ấy không phải là bản chất bẩm sinh của Grandet mà đó chính là sản phẩm của việc làm giàu của hắn, của thời đại hắn sống. Lịch sử tạo của cải của hắn gắn chặt với thực tế nước Pháp những năm sau cách mạng 1789. Grandet vốn xuất thân là thợ thủ công. Hắn từ tầng lớp dưới ngoi lên hàng ngũ giai cấp tư sản. Các học giả tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm trên các biểu hiện điển hình của các quy luật đời sống và các nghệ sỹ luôn say mê với các đại diện lớn nhất, rõ rệt nhất cho một môi trường xã hội hay thời đại nào đó.

Xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình còn thể hiện ở sự thay đổi, biến chuyển tính cách nhân vật phù hợp với sự biến chuyển của thực tế khách quan. Ngay với nhân vật Saclơ trong Enge’nie Grandet cũng có sự thay đổi tính cách. Từ cậu thanh niên còn đang sống trong sự bao bọc trong nhung lụa, tâm hồn của Saclơ chưa hề bị ánh sáng kim tiền làm vẩn đục, chưa bị tiêu diệt bởi những nọc độc của xã hội nhưng cái chết của người cha đã

đánh thức suy nghĩ của Saclơ. Khát vọng làm giàu hiện lên trong Saclơ một cách đột ngột mãnh liệt với ý nguyện cháy bỏng là trả hết nợ cho bố. Nhưng khi sang Ấn Độ, lao vào hoạt động kinh doanh để làm giàu thì tính cách của Saclơ hoàn toàn biến đổi. Saclơ chính là hiện thân của chủ nghĩa tư bản hàng hoá khi hắn làm việc có tính chất “hiện đại” hơn Grandet: buôn người và tổ yến, tiêu tiền thoải mái cho những đêm trác táng chứ không chẻ sợi tóc làm t- ư, khắc khổ như Grandet. Đặc biệt là khi đã sở hữu tài sản lớn, hắn đánh rơi luôn lời thề hứa với bà chị họ ngây thơ rồi ý nguyện trả nợ cho bố cũng tan biến. Chính Balzac cũng từng nói: “các sử gia của trái tim con người muốn làm cho cái thật giống như thật thì phải vạch ra tất cả những gốc rễ của trái cây”(21,138). Balzac ràng buộc nhân vật của ông vào bao nhiêu mối quan hệ phức tạp, hay cho chúng cọ xát, va chạm với cuộc sống khiến chúng vừa được tôi luyện và tính cách con người được nổi bật. Lucien Ruybempé trong Vỡ mộng được ông quăng vào đủ mối quan hệ: giữa người thân, người yêu, tình nhân và đa dạng mạng lưới quan hệ khác với đủ thành phần khi hắn lên Paris. Sự hợp tác, xã giao của hắn còn mở rộng khi bắt tay cả với Đảng bảo hoàng, Đảng tự do… Như vậy, trong những mối quan hệ, tính cá nhân đã bị xoá dần để thay thế bằng các tập đoàn xã hội. Và thủ đoạn cũng như các tham vọng của hắn cùng đồng thuận với sự thăng tiến ấy.

Nhân vật JangVanJang của V.HuyGo (Những người khốn khổ) đã lột xác từ phạm nhân vượt ngục thành ông già nhân đức, tốt bụng đó là sự lý tưởng hoá của tác động chủ quan nhà văn, chứ tác giả chưa chú ý đến tác động của môi trường xã hội xung quanh nhân vật đó. Cùng một xuất phát điểm là nơi tù ngục ấy nhưng nhân vật Vautrin của Balzac sau khi thực hiện một loạt tội ác, hắn trở thành tên trùm mật thám của chính quyền tư sản và là người của pháp luật. Sự chuyển biến này hoàn toàn hợp logic, hợp với quy luật trong sự phát triển tự thân của nhân vật và xã hội, một xã hội mà khoảng cách giữa pháp luật và vi phạm pháp luật có khi chỉ là số không. Balzac đã dùng ống kính hiển vi cỡ lớn để soi thẳng, chiếu mạnh từng đường đi nước bước sự biến đổi nơi các nhân vật mà ông điển hình hoá.

“Điển hình là một trong những đặc trưng cơ bản của sáng tác Balzac và là một trong những đóng góp chủ yếu của ông về phương diện lý luận. Ông là người đầu tiên đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về điển hình” (66,200). Ông cũng luôn có ý thức cắm sâu nhân vật của mình vào hoàn cảnh nhất định để

nó tự đào luyện. Tác giả coi dù là lực lượng tự nhiên hay xã hội thì chúng cũng vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại, biện chứng và hữu cơ. Nhà văn đích thực thì phải biết bắt mạch được điều ấy và khơi đào tính quy luật, nhằm thấu hiểu được bản chất ẩn sâu trong hiện tượng...

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w