Sự chân thực của chi tiết

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 53 - 60)

(Qua một số tác phẩm tiêu biểu)

1.1.3. Sự chân thực của chi tiết

Sở dĩ chủ nghĩa hiện thực có giá trị nhận thức lớn lao là do sự thống hợp về tính chân thực của điển hình và của những chi tiết. Sự chân xác của các chi tiết cũng là khía cạnh quan trọng trong định nghĩa của Engel, bên cạnh vấn đề điển hình về đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực.

Chủ nghĩa lãng mạn luôn tìm tòi chân lý ở lý tưởng và sáng tạo theo nguyên tắc chủ quan hoá. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các chi tiết chân thực ít tỏ ra đắc dụng. Hoàn toàn tương phản với điều ấy, sự chân thực của chi tiết lại là sở hữu đặc quyền và là nguồn vốn giàu có của chủ nghĩa hiện thực. Chính H.Balzac trong Lời nói đầu của tấn trò đời đã khẳng định: “tiểu thuyết sẽ không là gì cả […] nếu nó không chân thật trong chi tiết” và ông cũng phủ nhận sự đồng nhất của cái thật trong nghệ thuật với cái thật của tự nhiên. Để kiến tạo và cấu thành nên một chỉnh thể tác phẩm, nhất là đối với thể loại tiểu thuyết - thể loại của tự do trong ngôn từ và nội dung phản ánh, thì các chi tiết được huy động tối đa. Nguyễn Công Hoan cho rằng: “nó (chi tiết), là cảnh, là người, là ý nghĩa, là tiếng nói, giọng nói, việc làm của nhân vật. Những chi tiết là những hòn gạch xây nên bức tường, nếu bức tường ấy bằng gạch”. Để có “bức tường” hoàn chỉnh và vững chắc thì vai trò của từng viên gạch được chọn lựa và sắp xếp là vấn đề khá quan trọng. Thứ “vật liệu xây dựng” đặc biệt ấy được nhiều các nhà nghiên cứu bổ giải, định nghĩa. Đào Duy Anh kết

luận “chi tiết là những nhánh nhỏ”(1,297) còn Từ điển thuật ngữ văn học lại khẳng định chi tiết là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết phong cảnh môi trường, chân dung, nội thất và các cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói…”(34,51). Nhưng tất cả ý kiến đều có tiếng nói chung về dung lượng và vai trò, ý nghĩa của chi tiết. Trong chủ nghĩa hiện thực thì chi tiết có mối quan hệ hữu cơ với điển hình và nguyên tắc lịch sử - cụ thể. Chi tiết chân thực là những cái có thật hoặc có thể có thật để cấu thành và tô đậm cho hình tượng nghệ thuật. Cái đơn vị nhỏ nhất có thể chia ra được tuỳ theo một tương quan và yêu cầu nhất định này, có sứ mệnh chủ yếu là góp công để tái hiện tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình thêm chân thực và minh xác, trong chủ nghĩa hiện thực. Để Balzac là nhà văn hiện thực phê phán lớn nhất của nước Pháp và của cả Tây Âu nửa đầu thế kỷ XIX và Tấn trò đời đồ sộ phản ánh một cách toàn diện xã hội tư sản, tố cáo mạnh mẽ khách quan xã hội cũng như khơi dậy cả một giai đoạn lịch sử của nước Pháp thì sự vận dụng đa dạng các chi tiết là điều tất yếu. Đi nhiều nơi, tiếp xúc mọi đối tượng lại làm quen với nhiều nghề và am hiểu đủ các mánh khoé nên các chi tiết mà Balzac lựa chọn luôn thật theo đúng nghĩa chân xác, vẹn nguyên của nó.

Để có pho sách khổng lồ 80 bộ thì trước hết Balzac đã sở hữu một bể

chi tiết phong phú và vô cùng đa dạng. Hơn 2000 nhân vật của ông cùng với những cảnh trí và không khí hoạt động riêng hiện lên sinh động, tươi mát và rất sống chính là nhờ sự muôn màu của các chi tiết không hề có sự lặp lại ấy. Bức chân dung chiếm đoạt tâm hồn bằng những tương phản sắc cạnh của Akilima trong Miếng da lừa hiển hiện trước mắt nhờ cây bút cọ vẽ tỉ mỉ của tác giả: “Bộ tóc đen uốn một cách lả lơi, dường như đã chịu những cuộc xung đột của tình yêu và rơi thành mớ nhẹ xuống đôi vai rộng bày ra những viễn cảnh dễ nhìn, dễ ưa; từng cuộn dài màu nâu phủ lên một nửa cái cổ có bề thế mà ánh sáng lướt trên từng lúc để lộ ra những đường vòng đẹp tinh vi, làn da trắng mờ làm nổi bật lên những màu sắc rực rỡ với sắc điệu nồng ấm và rộn ràng; con mắt che dưới những lông mi dài, ném những ánh lửa táo bạo, những tia lửa của tình yêu, miệng son ẩm ướt hé mở, kêu gọi cái hôn…”(10,112). Trái lại, nhiều khi những chi tiết cũng được ông kết dệt để tạo nên sự bất công

của tạo hoá trên diện mạo thô cứng và xấu xí của các tiểu thư. Dotriong trong

Vỡ mộng lại được ông đặc tả về cái mũi. Chỉ một bộ phận rất nhỏ của cơ thể ấy thôi nhưng cũng là cả sự dụng công của nhà văn: “cô Đôtriong là một tiểu thư dài thườn thượt như con chuồn chuồn kim, gầy ốm, mảnh khảnh. Cô có cái miệng khinh người. Từ phía trên mồm thông xuống một cái mũi quá dài, chóp mũi to, bình thường thì vàng nhạt, khi cơm xong thì đỏ lừ: cái mũi ấy có vẻ là một loài thực vật; mệt giữa bộ mặt nhợt nhạt, ngán ngẩm, nó càng làm cho người ta khó hơn bất cứ một bộ mặt nào”(11,251). Có lẽ Balzac đã phải cần mẫn nhặt nhạnh ở nhiều đối tượng nghiên cứu của ông về hình dáng, màu sắc trong từng chi tiết nhỏ nhất của bộ phận hô hấp để tạo nên cái mũi kỳ dị gây ấn tượng mạnh như vật. Để nặn được cái mũi là nguyên nhân gây nên sự tuyệt vọng, khi muốn đem chủ nhân của nó buộc vào lưng một anh chàng nào đó, dù anh chàng đó mê say những tước vị quý tộc, như thế thì chỉ có sức mạnh của từng chi tiết mới đảm bảo được. Bao nhiêu những bức chân dung dù là có vẻ đẹp đắm đuối trong sự quyến rũ mê muội hay dịu hiền, mong manh và chất phác như đoá thuỷ tiên hoặc gai góc, vô duyên đến xác xơ ở mọi lứa tuổi, giới tính điều hiện lên mồn một dưới mắt người đọc nhờ sự khéo léo đan dệt của Balzac. Nhưng những bức chân dung ấy không đơn thuần trong sự chân thực của chúng mà tác giả còn thổi vào đó một linh hồn khiến cho nó lung linh hay ảm đạm trong ý nghĩa tự thân.

Những diện mạo bên ngoài, nhiều khi nhờ cái thần của các chi tiết kiến tạo nên nó, mà đã lột tả, phơi lộ ra hết tính cách và tâm hồn bên trong: “Grandet là một người đàn bà khô đét và gầy guộc, vàng như quả thị, vụng về, chậm chạp, bà thuộc loại phụ nữ trời sinh ra để chịu áp bức. Xương cốt to, mũi to, trán to, mắt to, mới trông bà hao hao giống những quả cây xốp (11,52). Hình ảnh của vị phu nhân Grandet giàu có, xương xẩu, dật dờ đầy an phận và cả đời ốm yếu, nhu nhược được miêu tả trong hệ những chi tiết đó. Hình ảnh của tên thần chết mưu mô, gan góc và bềnh bệch trắng nhợt là chân dung và tính cách của Piepơticlơ trong Vỡ mộng tập2 mà các chi tiết của Balzac đã tự nó phơi bày ra điều ấy: “Pieticlơ dường như có chút mật đắng chảy trong máu. Sắc mặt hắn bềnh bệch, nhợt nhạt kết quả của những ý nghĩa đen tối hầu như luôn luôn nảy nở”(8,265). Chủ nghĩa hiện thực với thế mạnh của sự chân thực trong chi tiết lại được bồi đắp bởi khả năng có thể dông dài,

dân chủ trong ngôn ngữ của tiểu thuyết nên những hình tượng nghệ thuật hiện lên vừa khái quát vừa cụ thể trong từng nét nhỏ, chân dung của các nhân vật, vì thế, hiện ra từng chân tơ kẽ tóc, sống động và đầy cá tính chứ không phải chỉ là chấm phá một màu như tiền văn học thời kỳ trước.

Miêu tả nhân vật, những chi tiết của Balzac còn len lỏi vào sâu tận những cung bậc, biến thái rung động tinh vi của các thiếu nữ. khi họ ngây ngất, đắm say đón nhận thứ mật ngọt lịm của tình đầu đang rưới lên tâm hồn thánh thiện của mình. Đó là Pauline trong Miếng da lừa, là Exte Gôpxech trong Bước thăng trầm của kỹ nữ và là Enge’nie Grandet trong tác phẩm cùng tên… Lý giải đời sống được mô tả là một phương diện cơ bản của nội dung tư tưởng tác phẩm. Xác định nhiệm vụ nghệ thuật, nhà phê bình Nga Secnư- Sepxki khẳng định ngoài việc tái hiện đời sống, nghệ thuật có chức năng khác là thuyết minh cuộc sống. Thuyết minh, trả lời, giải đáp vấn đề là một nội dung của tác phẩm và để làm được điều đó, bắt buộc các nhà văn phải dùng đến hệ thống chi tiết. Hệ thống chi tiết trong tác phẩm văn học để lý giải chủ đề và từ sự phân tích lý giải chủ đề về mặt quan điểm cho thấy chiều sâu của tư tưởng mà tác phẩm đạt được. Những khung cảnh, không gian hiện lên trong tác phẩm Balzac không phải là một chuỗi các sự vật được xếp ngẫu nhiên, chúng phản ánh được không khí của một thời đại và sự chân thực của không gian ấy là kết quả của sự chân thực trong từng chi tiết nhỏ. Những chi tiết kỹ lưỡng này luôn là điểm tựa để các nhà hiện thực chủ nghĩa kiến tạo hình tượng, tái tạo thế giới. Khung cảnh quán trọ mụ Vauquer trong Lão Goriot cũng như những không gian, cảnh vật trong tất cả các tác phẩm của Balzac đều cặn kẽ, tỉ mỉ và rất thật: “mặt trước quán trọ trông ra một mảnh vườn nhỏ, thành thử ngôi nhà đứng cùng với dãy phố Nouvell-Sainte- Genevieve, từ ngoài phố nhìn vào, các bạn thấy ngôi nhà và mảnh vườn, có một bồn đá sỏi, hình lòng chảo, rộng ngót một toa dơ, rồi đến một lối đi phủ cát[…] có một tấm biển đề “Quán Vanquer” với dãy chữ phía dưới: QUÁN TRỌ TRUNG LƯU CỦA NAM GIỚI NỮ GIỚI VÀ MỌI NGƯỜI”(6,19) Chỉ với đoạn văn ngắn mà vô số chi tiết được đặt ra để mô tả cái quán trọ kia. Từ chi tiết tả vị trí, hình dáng, diện tích, màu sắc…đến những dòng chữ trên tấm biển cũng được Balzac cẩn thận ghi chép lại. Đặc biệt cả tên của con phố mà nhà trọ ở gần cũng được ông ghi rõ từng ký tự. Quán trọ hiện lên sừng

sững giữa văn bản và sừng sững diện kiến ngay trước mắt người đọc. Bên cạnh đó, cách miêu tả như vậy cũng tạo một sơ đồ cụ thể, chỉ rõ cách thức tiếp cận sự vật, đi đứng và tiếp cận đối tượng theo cách bóc tách dần từng lớp của sự vật ấy. Đặc biệt hơn, nó toát lên rõ nét hình ảnh chủ quán và trình độ của bà ta. Tấm biển quảng bá cho quán trọ về phạm vi, đối tượng cho thuê quả là nực cười. Đây cũng chính là cách mô tả điển hình với sự tương hợp giữa môi trường và tính cách: “Tóm lại, tất cả con người mụ nói lên tính chất quán trọ cũng như tính chất quán trọ bao hàm con người mụ vậy” (6,23).

Balzac rất coi trọng chi tiết chân thực. Ông muốn tạo ra trong tác phẩm nghệ thuật của mình ảo giác tối đa về cuộc sống thực. Nhưng nhà văn không sa vào bộn bề chi tiết tuy ông khá tỉ mỉ trong các nhánh nhỏ ấy. Ngoài các chi tiết miêu tả đời sống, trong tác phẩm văn học, đặc điểm của ngôn từ dùng để thể hiện các chi tiết ấy cũng rất quan trọng. Đó cũng chính là ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật, cảnh trí, hay những sinh hoạt… sở dĩ trở thành những chi tiết sống động trong cái bản thể chân thực của chúng là do hoạ sĩ, văn sĩ Balzac đã khéo léo trong sự lựa chọn các gam màu để khắc hoạ nên. Sự cụ thể hoá chân dung của nhân vật Lucien De Rubempré trong Vỡ mộng

được tác giả lựa chọn nhiều nghệ thuật để tạo nên nguyên liệu xây các chi tiết của mình. “một vầng trán và một cái mũi Hy Lạp, da trắng mịn như nhung của phụ nữ, cặp mắt đen vì màu xanh đậm, những ánh mắt thân thiết mà lòng trắng mát tươi như mắt trẻ em. Đôi mắt đẹp nằm dưới hàng lông mày như vẽ bằng ngọn bút lông tàu và viền bằng những hàng lông mi dài màu hạt dẻ…”(7,46.47). Một loạt các biện pháp so sánh, một loạt các tính từ và một loạt thủ pháp đối lập tương phản tạo sự cân đối, hài hoà, và cả các điệp từ nữa… được kết đọng lại trong các chi tiết của đoạn văn ngắn ấy. Nhờ thế chân dung của chàng trai làm say mê bao nhiêu nhân vật nữ trong tác phẩm này càng trở nên lung linh trong nét tinh khôi, nguyên sơ của vẻ đẹp cổ đại.

Sự oi bức đến ngột ngạt, o bế trong khung cảnh và nghẹt thở trong phòng khách của mụ Vauquer cũng được các nhãn quan tinh nhạy của tác giả tiếp nhận và sự nổi bật của từng chi tiết cũng do các sức mạnh ngôn từ tạo nên chúng: “thật là đủ mặt các đồ đạc bất hủ, mà mọi nơi người ta đã loại bỏ không thèm dùng, nhưng lại được bày ở đây như một tàn tích của nền văn minh ở nhà thương phế tật. Các bạn sẽ thấy một phong vũ biểu có mô hình

một thầy tu nhô ra mỗi khi trời mưa, những bức tranh kinh tởm trông thấy ăn mất ngon đóng khung gỗ đen đánh vecni chạy chỉ vàng” (6,22). Sự mô tả thực tại khách quan nhưng luôn gắn liền với hình tượng của nghệ thuật cũng là đặc tính của chủ nghĩa hiện thực. Không gian, thời gian của Balzac luôn luôn mang tính xã hội, gắn với cuộc đời và hoạt động của con người. Và cũng là không - thời gian mang tính điều kiện để từ ấy, sự việc diễn ra. Các chi tiết chân thực góp phần xây nên những hoàn cảnh nảy sinh tính cách hoặc khẳng định tính cách. Khu nhà trọ mụ Vauquer là khởi nút của mọi cao trào cốt truyện. Làm minh xác các chi tiết về cái được miêu tả, nghiền ngẫm các chi tiết của bản thân ngôn từ nghệ thuật đó là nhiệm vụ chính yếu của tác giả trong việc lựa chọn và sử dụng một cách chân thực các chi tiết của mình. Như vậy, ngôn từ nghệ thuật của Balzac bên cạnh phần nào đã được mỹ hoá thì độc giả khi đọc văn bản để tìm ra ý nghĩa của câu văn, thì luôn phải kiểm nghiệm bằng việc đặt vào sự đối sánh trong mối quan hệ với sự thật của đời sống. Nhiệm vụ của các nhà ngữ nghĩa học lúc này là phải tìm tính rõ ràng, logic của từ. Điều này là sự khác biệt hoàn toàn với ngôn ngữ nghệ thuật của F.kafka .

Trong chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX, tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình là sự quy phạm hoá và các chi tiết nghệ thuật tất yếu cũng phải được chọn lựa trong sự tương thích điển hình hoá ấy. Balzac cũng tìm kiếm và vứt bỏ hết chi tiết này đến chi tiết khác trong đời sống nhân vật, chọn lựa từ vô vàn các quan hệ và chi tiết để có thể lọc lấy những chi tiết tốt nhất hữu khả biểu hiện trọn vẹn và hoàn chỉnh cho sự lý giải tính cách nhân vật và định hướng cho mặt tư tưởng, bộc lộ thái độ cảm xúc với chúng. Tình yêu con đến mê muội, mù quáng của lão Goriot được thể hiện lên tận cùng của đỉnh cao trong những giây phút cuối đời của lão. Cái thi thể mềm nhũn, bất động của lão bỗng rên rỉ chằm chặp đòi giữ lại cái dây chuyền đeo ở ngực, cái dây chuyền có ảnh của hai đứa con lão và chỉ cần chi tiết: “Khi trái tim đeo ảnh chạm vào ngực, ông cụ bật ra một tiếng hự kéo dài, biểu lộ một vẻ thoải mái trông đáng sợ” (6,60) thì tình phụ tử thiêng liêng khiến cho những người chứng kiến kinh ngạc trước cái tia sáng ghê gớm của một sức mạnh tình cảm sống sót khi tư tưởng đã chết, của Goriot, đã được điển hình hoá… Trước giây phút tử biệt sinh ly, con người mới biểu hiện trọn vẹn khát vọng của

Một phần của tài liệu Mô hình phản ánh nghệ thuật khái quát nhất của HBalzac và của FKafka (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w